Tưng bừng lễ hội thổi cơm thi làng Thị Cấm
Hoàng Giang
Cứ ngày mùng 8 Tết hàng năm, làng Thị Cấm lại diễn ra lễ hội thổi cơm thi. Một phong tục độc đáo mỗi dịp xuân về, để cầu chúc cho dân làng một năm mới no đủ, hạnh phúc, mọi nhà bình an.
Theo các bô lão trong làng, lễ hội thổi cơm thi nhằm tưởng nhớ công ơn của tướng quân Phan Tây Nhạc. Tương truyền ông là tướng quân của vua Hùng thứ 18, từng đóng quân ở làng Thị Cấm. Ông thường tổ chức cho quân lính thi thổi cơm, sau khi ông mất dân làng đã tôn ông làm thành hoàng làng và hàng năm vào ngày mùng 8 Tết thường mở hội thổi cơm thi để nhắc nhở con cháu tưởng nhớ đến công ơn xưa. Trước 11 giờ trưa, 4 đội thi phải hoàn tất những công việc chuẩn bị để bước vào cuộc tranh tài với 3 phần thi là kéo lửa, chạy lấy nước và giã thóc thành gạo nấu cơm. Mỗi đội thi cử ra một thiếu niên tham gia thi chạy đến bờ sông Nhuệ lấy nước về nấu cơm, tuy nhiên để đảm bảo chất lượng nguồn nước, ban tổ chức thường lấy nước đã được đun sôi để nấu cơm. (Các thiếu niên thi chạy lấy nước về nấu cơm). Sau khi có hiệu lệnh của BTC, thành viên mỗi đội sẽ bắt đầu cuộc thi. Người thì chẻ các thanh tre làm đóm... Người thì bện bùi nhùi rơm và giã gạo. Để kéo ra lửa, người ta lấy hai thanh dang kẹp vào bùi nhùi, dùng hai thanh tre ốp một mảnh trên và một mảnh dưới, giữ chắc hai đầu rồi hai người kéo co cho cật dang cọ sát vào cật tre nhiều lần. Những phụ nữ này khéo léo sàng sảy thóc đến khi nào gạo trắng và nhặt sạn sạch sẽ thì lấy một lượng vừa đủ bỏ vào nồi đất để nấu. Nấu cơm bằng niêu rất khó, nên thành viên mỗi đội phải cố gắng điều tiết lửa bốc vừa phải. Sau khoảng thời gian thổi trên bếp với ngọn lửa bốc cao, các nồi cơm nhanh chóng được vùi kỹ vào đống rơm đang cháy để ủ cho đến lúc chín. Lúc này ban tổ chức thường là các cụ cao niên trong làng sẽ tìm ra 4 nồi cơm, nếu nồi nào cơm chín dẻo và trắng, không có hạt sống sẽ được trao giải và 4 niêu cơm sẽ xới để cúng thành hoàng làng. Hội thi kéo lửa thổi cơm kết thúc cũng là lúc dân làng cùng nhau dọn dẹp, trả lại không gian tôn nghiêm cho đình làng Thị Cấm. Nhật Bản có một lễ hội rước "của quý" rất độc đáo mang tên Kanamara Matsuri hay còn gọi là “Lễ hội của dương vật thép”, “Lễ hội phồn thực Shinto”, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.
Miền Bắc có hàng ngàn lễ hội trong một năm, tập trung nhiều nhất vào mùa xuân. Xin giới thiệu với bạn đọc 13 lễ hội lớn, đặc sắc nhất.
Mỗi quốc gia có nhiều lễ hội khác nhau. Có những lễ hội thú vị, ai cũng có thể tham gia được nhưng cũng có những lễ hội kỳ lạ. Sau đây là những lễ hội kỳ quặc nhất thế giới theo tổng hợp của trang Travelmagma.