Tưởng niệm những nghĩa sĩ và đồng bào tử vong trong sự kiện Thất thủ Kinh đô Huế

Thứ ba, 14/07/2020, 05:38 AM

Lễ tế Âm hồn tưởng niệm 135 năm ngày Thất thủ Kinh đô Huế được diễn ra trang trọng.

Lễ tế Âm hồn tưởng niệm 135 năm ngày Thất thủ Kinh đô Huế.

Lễ tế Âm hồn tưởng niệm 135 năm ngày Thất thủ Kinh đô Huế.

Sáng ngày 13/7 (nhằm ngày 23/5 Âm lịch), tại Đàn Âm hồn (73 Ông Ích Khiêm, TP Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ tế Âm hồn tưởng niệm những nghĩa sĩ và đồng bào đã tử vong trong sự kiện Thất thủ Kinh đô Huế 135 năm về trước.

Lễ tế diễn ra với nhiều nghi thức như lễ quán tẩy (rửa tay), lễ thượng hương (dâng hương), lễ hiến tước (dâng rượu)...

Lễ tế do ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế làm chủ tế lễ.

Lễ tế do ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế làm chủ tế lễ.

Theo sử sách, rạng sáng ngày 23/5 năm Ất Dậu (5/7/1885), Thượng thư Bộ Binh Tôn Thất Thuyết chỉ huy binh lính nhà Nguyễn tấn công bất ngờ vào các nơi đóng quân của Pháp là đồn Mang Cá và Tòa Khâm bên sông Hương.

Do chiến đấu với vũ khí thô sơ, cuộc tấn công đã bị quân Pháp đàn áp, hàng nghìn người gồm quan lại, binh lính, dân thường... đã chết do trúng đạn hoặc bị giẫm đạp khi chạy loạn, nằm chết la liệt trên các con đường trong và ngoài thành.

Lễ diễn ra trang trọng.

Lễ diễn ra trang trọng.

Để thờ tự, cúng tế vong linh các quan viên, binh lính, đồng bào tử nạn trong biến cố thất thủ kinh đô Huế, đàn Âm Hồn được lập vào năm 1894, dưới triều vua Thành Thái. 

Lễ tế đề cao giá trị nhân văn, nhằm tưởng nhớ đến những người đã ngã xuống trong biến cố lịch sử “thất thủ Kinh đô” năm 1885.

Lễ tế Âm Hồn trong bối cảnh hiện nay với ý nghĩa đề cao nghĩa cử cao đẹp trong nhận thức, hành động cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Lễ tế Âm Hồn.

Lễ tế Âm Hồn.

Truyền thống quý báu đó là cội nguồn sức mạnh đoàn kết tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung, nhân dân Thừa Thiên Huế nói riêng. 

Tháng 5/2018, lần đầu tiên lễ tế Âm hồn được diễn ra đúng với nghi lễ của triều đình trên mảnh đất di tích lịch sử này.

Lễ phẩm gồm đủ tam sanh, giấy tiền, vàng mã và các lễ vật khác.

Lễ phẩm gồm đủ tam sanh, giấy tiền, vàng mã và các lễ vật khác.

Di tích đàn Âm Hồn đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận là di tích cấp tỉnh vào ngày 15/12/2013.

Bài liên quan