Tỷ giá sẽ “hạ nhiệt” cuối năm?
Tỷ giá đã bắt đầu “hạ nhiệt” từ đầu tháng 6/2024, sau hàng loạt biện pháp can thiệp mạnh của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Mặc dù vậy, vẫn còn những biến số cho câu chuyện tỷ giá nửa cuối năm 2024.
Các yếu tố tác động
Với các biện pháp can thiệp của NHNN gồm bán hơn 4 tỷ USD dự trữ ngoại hối để tăng cung; nâng lãi suất trên thị trường mở và nâng lãi suất liên ngân hàng qua phát hành tín phiếu, cho vay cầm cố giấy tờ có giá, điều tiết bơm - hút, giảm khoảng cách chênh lệch lãi suất VND-USD..., tỷ giá kể từ đầu tháng 6 đã có tín hiệu “hạ nhiệt”.
Tỷ giá trung tâm do NHNN công bố áp dụng tại ngày 12/6 chỉ còn 24.254 VND/USD; giao dịch tỷ giá bán ra tại Vietcombank tiếp tục niêm yết tại 25.466 VND/USD, tiếp tục dao động trong vùng giá 25.452 - 25.466 VND/USD kể từ ngày 7/6 (tăng nhẹ so với tuần đầu tháng 6). Theo đó, VND mất giá trong biên độ 4,3 - 4,6% tính từ đầu năm nay.
Các yếu tố thuận cho tỷ giá là cùng với hiệu quả từ chính sách can thiệp của NHNN, thị trường vàng hiện tạm thời có dấu hiệu bình ổn, bớt tác động lên tỷ giá và kỳ vọng lạm phát tương lai.
“Mặc dù FED giữ nguyên lãi suất trong tuần này, song các kỳ vọng FED sẽ có 2 đợt hạ lãi suất vào tháng 9 và tháng 12 cũng tăng mạnh, thay vì chỉ 1 lần trước đó. Đối với các nền kinh tế Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, sự ít lệ thuộc chính sách lãi suất vào các quyết định của FED đã thể hiện rõ trong những năm gần đây” ông Enrico Tanuwidjaja, chuyên gia kinh tế ASEAN tại UOB, nhấn mạnh.
Với Việt Nam, phải nói thêm rằng, việc “dũng cảm” ngược cơn gió quyết định hạ lãi suất - nới lỏng tiền tệ từ tháng 3/2023 trong khi FED tăng mạnh lãi suất, đã cho thấy nỗ lực “tự chủ” chính sách lãi suất của NHNN. Song do VND vẫn neo định giá vào USD, cùng với đó, nền kinh tế có độ mở rộng, nên chính sách của FED vẫn sẽ tác động đến các dòng vốn đầu tư ở Việt Nam và ảnh hưởng đáng kể đến tỷ giá.
Những rủi ro cần lưu ý
Dù vậy, bối cảnh vĩ mô lại đã và đang xuất hiện những biến số mới. Trong khi ECB và BoC đã chính thức điều chỉnh hạ lãi suất chủ chốt, khẳng định “cơn sốt” lạm phát đã được đẩy lùi, thì với kinh tế Mỹ, mặc dù chỉ số CPI đang được giới đầu tư kỳ vọng tiếp tục thuận chiều theo lộ trình giảm dần về gần mục tiêu 2% (tuy còn xa), song giá cước vận tải đang tăng đột biến rất có thể lại thay đổi mọi thứ.
Thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam ghi nhận tính từ đầu tháng 6/2024, giá vận chuyển hàng hoá container bằng đường biển đi các nước châu Âu, Mỹ đang có xu hướng tăng mạnh. Chỉ số container thế giới tăng 12% lên 4.716 USD/container 40 feet trong 1 tuần qua. Chỉ số container thế giới của Drewry (WCI) tăng 12% lên 4.716 USD/container 40 feet từ ngày 30/5 tới ngày 6/6 và tăng 181% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chi phí vận tải biển tăng vọt là tín hiệu báo trước sự gia tăng lạm phát trên toàn cầu trong đại dịch Covid-19. Và khi chi phí vận tải biển giảm, cũng là sự báo hiệu của lạm phát qua đỉnh. Nay sự trở lại của giá cước vận tải tăng đột biến, với căng thẳng được cho còn hơn cả trong đại dịch Covid-19, khiến lo ngại lạm phát giá cước sẽ đẩy giá hàng hóa leo thang.
Một chuyên gia cho rằng đây là yếu tố cần theo dõi bởi nó sẽ không chỉ tác động đến CPI, mà đến còn đến quyết định chi tiêu - thể hiện qua PCE - chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân phản ánh cả những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng, một thước đo lạm phát ưa thích của FED.
Bên cạnh đó, giá vàng cũng là một ẩn số trong dự báo nửa cuối năm 2024. Nếu giá vàng thực tăng lên 2.500 - 3.000 USD/oz như một số định chế dự báo, sẽ khiến “dư địa” hạ tỷ giá VND/USD hẹp đi.
Dù vậy, với kỳ vọng NHNN sẽ tiếp tục giữ vững định hướng chính sách điều hành tiền tệ linh hoạt, trên nền tảng xuất khẩu tích cực, FDI tiếp tục tăng trưởng, kiều hối ổn định, cán cân thanh toán (BOF) tiếp tục thặng dư... các chuyên gia cho rằng tỷ giá sẽ ổn định (nhưng không cố định) và có thể nằm trong biên độ mất giá theo kiểm soát của NHNN (dưới 5%).
Ông Jang Young Jin- Giám đốc bộ phận Nguồn vốn và Giao dịch toàn cầu- Ngân hàng Shinhan Việt Nam nhận định, trong 5 tháng đầu 2024, dù xuất siêu khoảng 8 tỷ USD, nhưng tỷ giá vẫn chịu áp lực do thặng dư chủ yếu đến từ khu vực FDI, trong khi khu vực trong nước vẫn nhập siêu khoảng 10 tỷ USD. Tỷ giá VND/USD hiện tại đang bị ảnh hưởng trong ngắn hạn bởi ba yếu tố chính: sức mạnh liên tục của đồng USD trên toàn cầu, chu kỳ nhập khẩu nguyên liệu thô và chu kỳ chuyển lợi nhuận về nước của các công ty nước ngoài.
“Tỷ giá được dự báo sẽ đạt đỉnh vào đầu quý III/2024 và giảm sau đó, do đồng USD hạ nhiệt cùng với việc FED có thể xem xét lại việc duy trì chính sách lãi suất cao khi lạm phát giảm bớt. Ngoài ra, thị trường ngoại hối sẽ được hỗ trợ bởi dòng vốn từ xuất khẩu, FDI và sự phục hồi kinh tế vào cuối năm”, ông Yang Young Jin khẳng định.
Nghệ An: Ghi nhận 1.948 doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2024
04/12/2024, 06:15Xuất khẩu thuỷ sản sắp chạm mốc 10 tỷ USD
04/12/2024, 06:14Tiện ích mới từ Vietjet và Vikki: Mua ngoại tệ nhanh, nhận quà hấp dẫn
03/12/2024, 10:15Ngân hàng Nhà nước nới room cho các tổ chức tín dụng
30/11/2024, 14:02Đồng Nai vào cuộc chấn chỉnh thị trường bất động sản
30/11/2024, 13:59Tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 với các ngân hàng
29/11/2024, 10:06Chính phủ đề xuất Quốc hội tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng
29/11/2024, 10:03Tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.
Vinamilk: Một thương hiệu quốc gia 'đặc biệt' và 'khác biệt'
Tính từ lần đầu tiên được vinh danh Thương hiệu Quốc gia năm 2010 đến nay, Vinamilk đã phát triển số thị trường xuất khẩu của mình từ 42 lên đến 62 quốc gia.
MIK Group 'kiến tạo' mô hình căn hộ chuẩn quốc tế tại The Continental
Là phân khu đầu tiên thuộc dự án Imperia Signature Cổ Loa – dòng sản phẩm cao cấp của thương hiệu Imperia do MIK Group phát triển, The Continental đại diện cho chuẩn mực sống toàn cầu với mô hình căn hộ Global-Residences lần đầu xuất hiện tại Việt Nam.
“Cha chung” đã có người khóc
“Cha chung không ai khóc”, câu thành ngữ quen thuộc này chỉ sự thờ ơ, vô trách nhiệm đối với công việc chung. Nó xuất phát từ tâm lý “đèn nhà ai nhà ấy rạng”, “ôm rơm rặm bụng” từ thời làm ăn manh mún, tự cấp tự túc. Tiếc rằng, tư tưởng cố hữu này vẫn còn bám riết đời sống hôm nay.
Đề xuất miễn thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng tín chỉ carbon lần đầu
Bộ Tài chính đề xuất nghiên cứu miễn thuế thu nhập cá nhân với chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải, tín chỉ carbon lần đầu sau khi phát hành.
Trong nửa đầu tháng 11 xuất khẩu gạo Việt Nam đã vượt 8 triệu tấn
Trong nửa đầu tháng 11, Việt Nam đã xuất khẩu thêm 293.484 tấn gạo, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước tính đến ngày 15/11 lên 8,05 triệu tấn, tương đương 5,05 tỉ đô la Mỹ.
Xuất khẩu thủy sản mang về hơn 8,3 tỷ USD
Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sau 10 tháng năm 2024 cán mốc 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngang nhiên xây dựng sân Pickleball trên đất nông nghiệp: TP Hà Nội quyết liệt xử lý, TP Thủ Đức lừng khừng!
Thửa đất chuyên trồng lúa và ao nuôi trồng thủy sản nhưng chủ đầu tư đã ngang nhiên chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp để xây dựng sân thể dục, thể thao (Pickleball), với các công trình kiên cố, có mái che, khung thép… rộng gần 600m2. Mặc dù, Thanh tra xây dựng TP. Thủ Đức (TP. HCM) đã phát hiện từ rất sớm và có nhiều văn bản cảnh báo, yêu cầu UBND phường ngăn chặn nhưng sau đó công trình vẫn hoàn thiện và đang hoạt động rầm rộ.
Thanh tra Bộ Xây dựng đề nghị làm rõ tiêu chuẩn PCCC tại Phòng khám Drip Hydration báo kết quả giải quyết
Liên quan đến phản ánh Phòng khám đa khoa Drip Hydration tại địa chỉ 24 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM không đảm bảo quy định về phòng cháy, chữa cháy, Thanh tra Bộ Xây dựng đã có phiếu chuyển đơn đến Công an TP.HCM và Sở Y tế TP.HCM để xem xét giải quyết.