Vì sao EU không thể trừng phạt ngành công nghiệp hạt nhân của Nga?
Công ty nhà nước Rosatom của Nga là “nhà sản xuất duy nhất trên thế giới” có thể bảo dưỡng những đơn vị tổ hợp nhiên liệu VVER trong những nhà máy điện hạt nhân ở châu Âu.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh EU ở Brussels, ông Volodymr Zelenskyy - Tổng thống Ukraine, đã kêu gọi EU thực hiện một vòng trừng phạt cứng rắn mới để chống lại Nga, bằng cách nhắm vào ngành công nghiệp hạt nhân của quốc gia này. Nhưng nội bộ EU thì lại không nghĩ như vậy.
Thật vậy, đối với làn sóng trừng phạt thứ 10 của EU, ông Zelenskyy kêu gọi châu Âu phải ra tay triệt để, đánh vào ngành công nghiệp hạt nhân của Nga và Rosatom - công ty độc quyền nhà nước hùng mạnh, chuyên về kiểm soát năng lượng hạt nhân dân sự và kho vũ khí hạt nhân của Nga.
Trên thực tế, nhiều chính trị gia đã không ngừng kêu gọi bổ sung tên những người điều hành Rosatom vào danh sách đen dài hạn của EU, cũng như trừng phạt trực tiếp vào ngành công nghiệp hạt nhân của Nga. Nhưng cho đến nay, yêu cầu vẫn chưa được thực hiện. Theo phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu (EC), nguyên nhân việc này xuất phát từ sự bất đồng quan điểm chính trị, làm kéo dài quá trình thảo luận, trả lại kết quả “nhẹ tay hơn”.
Theo nhận định của bà Maria Shagina - Thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), nhắm vào ngành công nghiệp hạt nhân của Nga sẽ là một trong những “biện pháp mạnh nhất” mà EU thực hiện được trong thời điểm này. Bà cho biết: “Trừng phạt Rosatom sẽ không tạo được tác động lớn vào nền kinh tế của Nga. Dù vậy, mục tiêu của chính sách là đe dọa chính phủ của Putin. Rosatom tự định vị mình là một công ty hạt nhân dân sự, nhưng lại không vạch làn phân định rõ ràng giữa việc phục vụ quân sự và dân sự. Rosatom cũng sẵn sàng thúc đẩy phát triển và sản xuất chip điện tử cho Nga, làm tăng thêm áp lực bị rơi vào tầm ngắm”.
Theo ông Mycle Schneider - nhà phân tích chính sách hạt nhân, EU không lệ thuộc vào uranium làm giàu của Nga nhiều như với dầu thô hay khí đốt. Trên thực tế, ngành hạt nhân EU lệ thuộc vào Nga ở một điểm khác.
Tính đến nay, có 5 quốc gia thành viên EU vận hành 19 lò phản ứng hạt nhân do Nga sản xuất (mẫu lò VVER theo nhiều thế hệ): 6 ở Cộng hòa Séc, 5 ở Slovakia, 4 ở Hungary, 2 ở Phần Lan và 2 ở Bulgaria. Cả Ukraine cũng vận hành một số lò phản ứng có xuất xứ từ Nga.
Như vậy, theo ông Schneider, Rosatom là “nhà sản xuất duy nhất trên thế giới” có thể bảo dưỡng những đơn vị tổ hợp nhiên liệu VVER trong những nhà máy này.
Đối mặt trước tình huống này, EU đã thực hiện nhiều nỗ lực để loại bỏ dần sự hiện diện của Nga khỏi ngành công nghiệp hạt nhân trong nước: Hai công ty phương Tây là Westinghouse (Mỹ) và Framatome (Pháp) đang cố gắng thay thế Nga làm nhà cung cấp tổ hợp nhiên liệu VVER mới, nhưng họ không thể bắt kịp tiến độ nhu cầu, hay đáp ứng được mọi mẫu tổ hợp hiện có. Phần Lan cũng lấy cớ “Nga xâm lược Ukraine” để hủy bỏ dự án hợp tác xây dựng nhà máy hạt nhân trên bán đảo Hanhikivi.
Mặt khác, theo Báo cáo ngành công nghiệp hạt nhân toàn cầu, điện hạt nhân - sản xuất từ nhà máy do Nga xây dựng, chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu điện của nhiều nước châu Âu. Ví dụ: 32,8% đối với Phần Lan, hay 52,3% đối với Slovakia.
Đã vậy, lò phản ứng Mochovce-3 của Slovakia - cũng đang sử dụng tổ hợp nhiên liệu VVER, đã đi vào hoạt động vào đầu tháng 4, làm sâu sắc thêm mối liên hệ giữa nước này với năng lượng hạt nhân. Và vào năm 2022, Hungary cũng đã cấp giấy phép xây dựng mở rộng nhà máy điện hạt nhân Paks, với hai lò phản ứng thuộc loại VVER mới nhất do Nga sản xuất, nâng tổng số lò phản ứng VVER trong nước lên 6 lò.
Trong bối cảnh này, Budapest cho biết sẽ không ngần ngại sử dụng quyền phủ quyết để cản trở EU thực hiện bất kỳ đòn tấn công nào nhằm vào lĩnh vực hạt nhân của Nga.
Ông Viktor Orbán - Thủ tướng Hungary, cho biết: “Chúng tôi sẽ không cho phép EU đưa năng lượng hạt nhân vào gói trừng phạt”.

La Nina trở lại, cảnh báo gì cho kinh tế và môi trường?
05/05/2025, 10:47
Băng tan và mực nước biển dâng gây thách thức lớn cho hành tinh
25/04/2025, 12:04
LG và Samsung kiện chính sách quản lý chất thải điện tử mới của Ấn Độ
22/04/2025, 10:09
Trung Quốc: Không có bên nào thắng trong thương chiến
10/04/2025, 15:22
Cảnh báo nóng lên toàn cầu: Trái Đất đang phát sốt?
09/04/2025, 11:58
Mỹ áp thuế 104%, Trung Quốc tuyên bố 'chiến đấu đến cùng'
09/04/2025, 11:56
Chứng khoán châu Á lao dốc
07/04/2025, 17:06
Các nước phản ứng với thuế quan mới của Mỹ ra sao?
03/04/2025, 15:55
Trung Quốc phát hiện 2 mỏ vàng tổng trữ lượng 2.000 tấn
02/04/2025, 10:55
Nguyên nhân nào gây ra động đất ở Myanmar và Thái Lan?
31/03/2025, 11:58Hầm tận thế - Tương lai xanh của nhân loại
Hầm hạt giống toàn cầu, hay còn gọi là hầm chống tận thế, là kho lưu trữ hạt giống lớn nhất thế giới được xây dựng để chống lại nguy cơ đe dọa đa dạng sinh học toàn cầu. Với mô hình như một ngân hàng ký gửi hạt giống, hầm tận thế đang được nhiều quốc gia “chọn mặt gửi vàng” nhằm bảo tồn những hạt giống quý cho tương lai.
Các tập đoàn dầu khí quốc tế tìm kiếm ưu đãi thuế mới dưới thời ông Trump
Tổng thống Trump muốn thúc đẩy phát triển năng lượng hóa thạch, ông phải “trả giá” để các doanh nghiệp giúp ông thực hiện lời hứa này. Một trong những phần thưởng chính là thuế. Hơn một thế kỷ qua, ngành dầu khí đã hưởng lợi từ các quy định thuế đặc biệt, giúp họ tiết kiệm hàng tỷ USD mỗi năm.
Năm 2024 ghi nhận nhiệt độ toàn cầu cao nhất lịch sử
Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc, nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2024 cao hơn 1,55 độ C so với mức nhiệt ghi nhận trong thời kỳ tiền Cách mạng Công nghiệp (1850-1900) và vượt qua mức tăng kỷ lục của năm 2023.
Ý nghĩa của thỏa thuận ngừng bắn đối với Ukraine và Nga
Việc tạm ngừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng giữa Ukraine và Nga sẽ tác động đến chiến lược quan trọng của cả hai bên trong nỗ lực làm suy yếu đối phương. Đây cũng sẽ là một bước đi đáng kể hướng tới giảm leo thang xung đột.
Mỹ lên kế hoạch chế biến khoáng sản ngay tại căn cứ quân sự Lầu Năm Góc
Theo nguồn tin, Tổng thống Trump không có kế hoạch dự trữ khoáng sản quan trọng, không yêu cầu chỉ sử dụng khoáng sản Mỹ mà nhằm mục đích mở rộng quy định cấp phép đạo luật FAST-41 cho các mỏ.
Ukraine đạt thỏa thuận khoáng sản với Hoa Kỳ
Ukraine đã đạt được thỏa thuận về khoáng sản với Hoa Kỳ. Văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong một thông cáo đưa ra sau đó cũng xác nhận thông tin trên.
Điểm nổi bật của thị trường dầu mỏ toàn cầu của OPEC
Báo cáo Thị trường Dầu hàng tháng của OPEC là ấn phẩm hàng tháng của Ban Thư ký OPEC, tập trung vào các diễn biến ngắn hạn trên thị trường dầu toàn cầu liên quan đến nền kinh tế toàn cầu, giá dầu, tiêu thụ dầu, sản xuất dầu, thương mại, sản phẩm dầu và thị trường tàu chở dầu. Dưới đây là những điểm nổi bật trong báo cáo tháng 2:
Cung điện gió gần 1.000 cửa sổ
Hawa Mahal còn gọi là cung điện gió nằm ở thành phố Jaipur (bang Rajasthan, Ấn Độ) với kiến trúc kim tự tháp độc đáo cùng gần 1.000 cửa sổ, có thể tự làm mát như điều hòa.
Mỹ ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với các quốc gia khác, lợi hay hại nhiều hơn?
Việc áp thuế đối ứng trước mắt có thể giúp giảm thâm hụt thương mại, đồng thời gia tăng nguồn thu cho chính phủ Mỹ nhưng kèm theo đó là những rủi ro cho nền kinh tế Mỹ cũng như mối quan hệ với các nước khác.