Vụ học sinh lớp 1 phải mua 25 quyển sách: 'Còn đâu tuổi thơ'
Nhiều bậc phụ huynh, chuyên gia bày tỏ lo ngại khi thông tin học sinh lớp 1 ở một trường tiểu học tại TP HCM phải mua bộ sách gồm 25 quyển sách với giá 807 nghìn đồng.

Bộ sách giáo khoa, bài tập cho học sinh lớp 1 khiến nhiều phụ huynh cảm thấy hoang mang.
Câu chuyện học sinh lớp 1 phải mua 25 quyển sách giáo khoa và bài tập có giá 807 nghìn đồng xảy ra tại một Trường tiểu học ở TP HCM, đang được nhiều phụ huynh quan tâm.
Phản ánh đến báo chí, một số phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1 của ngôi trường trên cho biết: Từ giữa tháng 7, trường mầm non của các con làm hồ sơ cho trẻ vào lớp 1, báo tiền mua sách giáo khoa là 807.000 đồng.
Khi nộp hồ sơ nhập học ở Trường tiểu học, giáo viên mầm non đóng luôn tiền mua sách theo danh mục trường tiểu học đã gửi. Phụ huynh chỉ được thông báo khi mọi chuyện đã hoàn tất.
Tuy nhiên, trả lời báo chí, Hiệu trưởng nhà trường nói rằng: Không yêu cầu, bắt ép phụ huynh phải mua toàn bộ sách giáo khoa, bài tập, bổ trợ trong danh mục. Và rằng có thể phụ huynh hiểu nhầm thông báo của trường hoặc giáo viên không thông tin đầy đủ đến phụ huynh.
"Trường đính kèm để phụ huynh mua sách ngoài thị trường nên mua đúng loại sử dụng. Nếu không tự mua, phụ huynh có thể đăng ký sách cần mua hộ. Chúng tôi không kinh doanh, buôn bán", vị Hiệu trưởng khẳng định.
Theo tìm hiểu, quy định của Bộ GD&ĐT, các trường học không được bắt buộc học sinh mua sách tham khảo, sách bổ trợ. Mọi tổ chức, cá nhân không được ép buộc học sinh phải mua tài liệu tham khảo.
Theo Bộ GD&ĐT, Bộ SGK lớp 1 mới theo Chương trình giáo dục phổ thông mới (từ năm học 2020 - 2021) 8 cuốn bắt buộc và một môn tự chọn, bao gồm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên - xã hội, Giáo dục thể chất, Hoạt động Trải nghiệm, Âm nhạc, Mỹ thuật và sách Tiếng Anh tự chọn...
Dẫu vậy, việc một học sinh lớp 1 phải mua đến 25 loại sách giáo khoa, bài tập khiến nhiều người cảm thấy hoang mang bởi cho rằng lứa tuổi các cháu còn nhỏ chỉ nên học những kiến thức cơ bản như Toán, Tiếng Việt, Mỹ Thuật và Tiếng Anh.
Trao đổi với PV, một chuyên gia cũng là cựu thầy giáo ở Hà Nội cho rằng: Hiện nay chương trình giáo dục của chúng ta quá nặng về mặt lý thuyết. Trong khi đó, cấp tiểu học là lứa tuổi cần được phát triển trí tuệ lẫn vận động nên "nhồi" quá nhiều sách vở khiến các cháu gần như không có thời gian để chơi.
"25 loại sách chỉ là ở nhà trường, có thể về nhà các cháu còn phải học đàn, học nhạc... Còn đâu thời gian rảnh rỗi. Chứng kiến những học sinh giờ phải mang theo ba lô nặng đến cả chục cân người lớn chúng ta có cảm thấy có lỗi không?
Liệu các cháu còn nhỏ đã đầy đủ nhận thức để học được tất cả những điều ở sách vở đó? Hay người ta vẽ ra để móc túi các phụ huynh?", Vị chuyên gia đặt câu hỏi đồng thời cho rằng Bộ GD&ĐT, các nhà trường, thầy cô cần quan tâm hơn đến vấn đề này.
Câu chuyện học sinh lớp 1 nói riêng, học sinh tiểu học nói chung đang phải học quá nhiều sách vở vốn là vấn đề đã gây tranh cãi từ lâu. Tuy nhiên, những năm qua lời giải cho vấn đề này vẫn luôn là câu hỏi hóc búa cho cả xã hội.
Từng chia sẻ về vấn đề này, GS. Phạm Minh Hạc (nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) cho rằng: Học sinh bây giờ không sung sướng dù điều kiện vật chất hơn thế hệ trước rất nhiều.
Cũng theo GS Hạc: Việc học nhiều cũng có điểm tốt, chẳng hạn học sinh ở lứa tuổi phổ thông đã lớn, cần phải học nhiều, phát huy tinh thần hiếu học say mê học tập, chứ không được lười học, học là phải thi để học sinh phấn đấu. Nhưng điều này lại là ngược lại với lứa tuổi nhỏ. Ở nước ta, chuyện học sinh cấp 1 “cõng” trên lưng hàng chục cuốn sách vở đến trường “đã thành cơm bữa”, đây quả thực là chuyện đau lòng.
“Ở Thụy Điển họ chỉ áp dụng 2 bộ sách giáo khoa, 1 bộ để ở nhà và 1 bộ để ở trường, học sinh đi học chỉ mang chai nước, không phải mang sách vở.
Còn chúng ta liên tục đổi mới, giảm tải nhưng vẫn chưa làm được. Học sinh tiểu học còn nhỏ vẫn còn nặng chuyện bài vở, đi học đã vất vả rồi về nhà phụ huynh lại giao thêm bài tập, hay bắt đi học thêm. Điều này càng làm cho trẻ không hứng thú học tập, sinh ra chán học” - GS Hạc chia sẻ thêm.
Lo lắng cho thế hệ tương lai đánh mất tuổi thơ vì học quá nhiều từ ngay cấp tiểu học, TS Nguyễn Tùng Lâm - chủ tịch Hội khoa học Tâm lý - Giáo dục Hà Nội cho rằng: Phụ huynh hay giáo viên đều cần phải lưu ý tới nguyên tắc không được ép buộc trẻ.
Việc bắt trẻ học quá nhiều sẽ trở thành nỗi ám ảnh, sợ sệt đối với trẻ. Khi bắt trẻ học quá nhiều, có thể một số trẻ sẽ theo kịp nhưng về mặt phát triển tâm lý thì việc này gây áp lực đối với trẻ.
TIN LIÊN QUAN
Cùng chủ đề
In hơn 1 triệu tài liệu chỉnh sửa sách Tiếng Việt 1, bộ Cánh Diều
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói 'sách giáo khoa lớp 1 đắt hơn vì chất lượng tốt'
Sách Tiếng Việt 1: Chuyên gia đề xuất lập Hội đồng thẩm định mới
Học sinh THPT khó hiểu nội dung trong SGK Tiếng Việt 1, nhiều phụ huynh “phát cáu” khi dạy con học bài
Thủ tướng chỉ đạo giảm giá thịt lợn, điện, nước, sách giáo khoa

Bình Dương: Người đàn ông tử vong trong quán cà phê chòi
27/02/2021, 11:21
Tin mới vụ Giám đốc Công an An Giang chỉ đạo xử lý xe biển xanh lấn làn
27/02/2021, 11:21
Tử vi ngày 28/2/2021 của 12 con giáp chi tiết nhất
27/02/2021, 11:21
Clip đánh rơi 59 triệu đồng trên đường, bị nhặt sạch trong 30 giây?
27/02/2021, 06:39
Dự báo thời tiết 27/2: Gió mùa Đông Bắc đã về, Hà Nội trời rét
27/02/2021, 06:37
Hải Phòng tạm dừng các chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại cửa ngõ
27/02/2021, 06:24
Hải Dương: Bệnh viện dã chiến số 3 tiếp nhận bệnh nhân đầu tiên
26/02/2021, 19:19
Bình Dương: Cho phép mở cửa các cơ sở kinh doanh thương mại trở lại
26/02/2021, 19:19
Hà Nội chưa chốt ngày cho học sinh trở lại trường
26/02/2021, 19:16Thiên tai năm 2020 dồn dập dị thường, cần lưu ý gì về thời tiết năm 2021
Năm 2021 được dự báo sẽ là năm chuyển pha ENSO, từ hình thái La Nina sang trung tính. Tuy nhiên các chuyên gia lưu ý, điều đó không "bảo chứng" cho việc năm nay không xuất hiện những hiện tượng thời tiết, thiên tai dị thường.
Hà Nội yêu cầu chuẩn bị điều kiện sẵn sàng cho học sinh đi học lại
Các nhà trường được yêu cầu phối hợp với cơ quan y tế địa phương và phụ huynh học sinh tổ chức vệ sinh, khử khuẩn trường, lớp học... trước ngày 1/3.
Thủ tướng ra Nghị quyết về đối tượng ưu tiên tiêm Vắc xin Covid-19
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 21/NQ-CP về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19, quy định đối tượng và địa bàn ưu tiên.
Chủ quán massage điều nhân viên đi bán dâm
Chủ cơ sở massage này đã đăng bài lên mạng internet tìm khách có nhu cầu "Massage tại nhà".
Những lĩnh vực nào được hoạt động trở lại từ 1/3 ở TP. Hồ Chí Minh
Thành phố tiếp tục tạm dừng hoạt động một số lĩnh vực như; vũ trường, quán bar, karaoke, pub, beer club, các cơ sở hoặt động thể thao trong không gian kín (gym, fitness, billiards, yoga, ...) trong khi nhiều lĩnh vực được hoạt động trở lại từ 1/3.
Hải Dương: Nữ cán bộ y tế tử vong vì TNGT khi đi chống dịch Covid-19
Trên đường thực hiện nhiệm vụ trực chốt kiểm soát COVID-19, nữ cán bộ Trạm Y tế xã Văn Tố (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) đã bị TNGT và tử vong sau đó.
'Né' đo nồng độ cồn, ô tô đâm 2 xe đạp điện khiến 1 học sinh rơi sông tử vong
Vụ tai nạn giao thông ô tô lao vào 2 xe đạp điện khiến 4 học sinh thương vong, trong đó có 1 học sinh lớp 7 rơi xuống sông tử vong xảy ra ở Quảng Trị.
Tử vi ngày 27/2/2021 của 12 con giáp chi tiết nhất
Tử vi ngày 27/2/2021 của 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi... có gì đặc biệt. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Thấy đo nồng độ cồn, lái xe ô tô bỏ chạy đâm học sinh rơi xuống sông tử vong
Bốn học sinh ở huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đi xe đạp điện trên cầu bất ngờ bị ô tô chạy ngược chiều đâm phải. Tai nạn khiến 3 em bị thương, một em tử vong.