Xây tòa nhà 1 thập kỷ chưa xong vẫn được giao làm 'siêu dự án': DOJI quyết im lặng, mặc dư luận hoài nghi?
Xây tòa nhà 19 tầng với chiều cao 63,6m giữa Trung tâm Thủ đô đã gần 1 thập kỷ vẫn chưa xong, khiến nhiều người nghi ngờ về năng lực của Công ty cổ phần Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI khi thực hiện siêu dự án ở Vân Đồn.
Liên quan đến vụ việc Công ty cổ phần Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI (gọi tắt là Tập đoàn DOJI) xây tòa nhà Trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp, tại số 5 Lê Duẩn, gần 10 năm chưa xong nhưng đang "mơ" làm "siêu dự án" tại Vân Đồn (Quảng Ninh), nhận được nhiều quan tâm từ dư luận.
Từ việc Tập đoàn DOJI xây dựng một công trình 19 tầng ở ngay giữa Trung tâm Thủ đô Hà Nội đã gần 1 thập kỷ vẫn còn ngổn ngang khiến nhiều người đặt nhiều hoài nghi về năng lực của DOJI.
Nhiều câu hỏi được đặt ra rằng: Tập đoàn DOJI có thể thực hiện tốt được "siêu dự án" có quy mô 200ha hay không? Tại sao việc xây dựng tòa nhà Trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp ở Lê Duẩn lại kéo dài đến gần 1 thập kỷ chưa xong? Liệu rằng phía chính quyền Quảng Ninh có biết việc này không và việc giao cho DOJI làm ý tưởng quy hoạch "siêu dự án" dựa trên cơ sở nào?
Việc khu đất "vàng" ở giữa Trung tâm Thủ đô "bỏ phí" nhiều năm chưa được khai thác ai là người chịu trách nhiệm? Bộ mặt Thủ đô tại khu vực này còn ngổn ngang đến bao giờ khi công trình xây dựng kéo dài 10 năm vẫn chưa xong? Có phải doanh nghiệp muốn làm gì trên khu đất đó cũng được? Muốn xây dựng trong thời gian bao lâu cũng không sao...?
Để giải đáp những hoài nghi ấy, PV đã liên hệ và đặt câu hỏi với lãnh đạo của Tập đoàn DOJI. Thế nhưng sau hơn 2 tuần gửi câu hỏi theo yêu cầu của người được lãnh đạo DOJI phân công thông tin về vụ việc, đến nay phía Tập đoàn DOJI vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Trước đó như đã phản ánh, thông tin từ lãnh đạo Tổ Quản lý trật tự xây dựng đô thị phường Điện Biên cung cấp cho biết, công trình tòa nhà Trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp, tại số 5 Lê Duẩn đã được điều chỉnh giấy phép xây dựng so với giấy phép được cấp lần đầu năm 2010.
Cụ thể, dự án này có đến 3 lần được cấp giấy tờ liên quan đến xây dựng do 3 Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đứng tên, gồm: Giấy phép xây dựng ban đầu được cấp vào năm 2010, giấy phép xây dựng điều chỉnh được cấp năm 2014 và tờ phụ lục bổ sung được cấp năm 2017.
Tổng số tầng của công trình sau 3 lần điều chỉnh là 16 tầng nổi, 3 tầng hầm (19 tầng), trong đó lần cấp phép đầu tiên dự án này chỉ có 9 tầng nổi và 3 tầng hầm.
Đáng lưu ý, theo bản phụ lục giấy phép điều chỉnh thì tổng chiều cao công trình tính này tính từ vỉa hè là 63,6m (chiều cao ban đầu là hơn 33m), gần tương đương với chiều cao công trình tòa 8B Lê Trực (8B Lê Trực xây 19 tầng với chiều cao 69m, thực tế giấy phép chỉ có 53m. Sau đó, 8B Lê Trực bị yêu cầu cắt ngọn - PV).
Ghi nhận của PV cho thấy, dù được khởi công từ năm 2010 nhưng đến thời điểm hiện tại công trình này vẫn ngổn ngang như một đại công trường giữa lòng Thủ đô.
Mặc dù phía bên ngoài tòa nhà được quây tôn kím mít nhưng phía trên cao còn ngổn ngang những hạng mục chưa hoàn thiện. Sắt thép, giàn giáo lơ lửng chót vót trên không trung khiến nhiều người đi đường có cảm giác sợ hãi.
Phía bên dưới tòa nhà, xi măng, vật liệu xây dựng còn chất ngổn ngang. Bên trong không có nhiều công nhân. Quan sát bên ngoài không ai biết đến bao giờ công trình này mới được hoàn thiện đưa vào vận hành.
Chúng tôi tiếp tục thông tin về vụ việc này.
Dân hùn tiền thuê xe chở đất chặn dòng kênh ô nhiễmSở TN-MT Quảng Ngãi vào cuộc truy tìm nguyên nhân kênh Tư Nghĩa ô nhiễm khiến người dân bức xúc tới mức phải thuê xe chở đất để lấp kênh. |
Gian lận thi cử ở Hà Giang: Phó Chủ tịch tỉnh bị 'xem xét trách nhiệm'Ông Trần Đức Quý - Phó Chủ tịch tỉnh Hà Giang với vai trò là Trưởng Ban chỉ đạo kỳ thi THPT Quốc gia 2018 tại Hà Giang đang bị xem xét trách nhiệm khi xảy ra vụ gian lận thi cử. |
Người dân Hà Nội thảnh thơi chụp ảnh, câu cá bên sông Tô LịchSau khi nước sông Tô Lịch được cải tạo, người dân đã bắt đầu đến đây câu cá, chụp ảnh một cách thoải mái không lo mùi hôi thối và sự ô nhiễm. |