Xây tòa nhà 10 năm chưa xong, DOJI vẫn được giao quy hoạch 'siêu dự án' ở Vân Đồn

Thứ sáu, 24/05/2019, 11:38 AM

Làm tòa nhà số 5 Lê Duẩn (Hà Nội) 10 năm vẫn còn ngổn ngang thế nhưng mới đây Công ty CP Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI (gọi tắt là Tập đoàn DOJI) vẫn được UBND tỉnh Quảng Ninh giao quy hoạch "siêu dự án" ở Vân Đồn.

Tòa nhà của Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI tại số 5 Lê Duẩn (Hà Nội), xây dựng 10 năm vẫn chưa xong.
Tòa nhà của Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI tại số 5 Lê Duẩn (Hà Nội), xây dựng 10 năm vẫn chưa xong.

Theo tìm hiểu, Dự án Trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp tại số 5 Lê Duẩn, do Công ty CP Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI (gọi tắt là Tập đoàn DOJI) và Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) hợp tác đầu tư.

Dự án "Trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp" số 5 Lê Duẩn được khởi công xây dựng vào ngày 30/7/2010. Theo DOJI, dự án "đất vàng" Lê Duẩn này được giới thiệu là công trình có phong cách kiến trúc rất đặc biệt và mang nét đặc trưng của Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI. Công trình lấy ý tưởng là một viên Ruby đặt trên một chiếc nhẫn kim cương, biểu tượng cho sức mạnh, bền vững và sự vĩnh cửu.

Thời điểm được UBND TP chấp thuận đầu tư, theo Giấy phép xây dựng (GPXD), dự án có chiều cao 33m, gồm 9 tầng nổi và 3 tầng hầm được xây dựng trên khu đất rộng 1.624m2. Đơn vị thi công dự án là Tổng công ty Đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị (UDIC).

Khi được khởi công xây dựng, công trình dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 8/2012. Tuy nhiên, khi xây thô đến tầng thứ 9 thì dự án đột ngột dừng thi công và chậm tiến độ nhiều năm khiến giới đầu tư vô cùng bất ngờ.

Dù dự án khởi công “hoành tráng” nhưng nhiều năm qua thi công lại vô cùng “ì ạch”, dự án đất vàng nằm im lìm, bất động nhiều năm không một bóng công nhân giữa ngã tư Nguyễn Thái Học – Lê Duẩn.

Đến năm 2017, dự án được tái khởi động, thi công trở lại khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Bất ngờ hơn, tòa nhà đã tăng quy mô chiều cao công trình lên đến 19 tầng. 

Tập đoàn DOJI xây tòa nhà 10 năm chưa xong vẫn được giao quy hoạch 'siêu dự án' ở Vân Đồn
Nhiều xi măng, vật liệu xây dựng ngổn ngang dưới chân công trình.

Ghi nhận của PV vào sáng 24/5, cho thấy toàn bộ công trình vẫn được quây tôn phía ngoài. Ở phía trong có một số công nhân làm việc. Chân công trình có nhiều bao xi măng, vật liệu xây dựng chất đống, còn phía trên tòa nhà thì vẫn còn ngổn ngang khá nhiều chi tiết chưa được hoàn thiện. Cổng dự án thì bị che khuất bởi một tấm pano chúc mừng năm mới.

tap-doan-doji-xay-toa-nha-10-nam-chua-xong-van-duoc-giao-quy-hoach-sieu-du-an-o-van-don
Tòa nhà xây dựng 10 năm vẫn chưa xong của DOJI.

Công trình cũng bị nhiều người dân xung quanh phản ánh về việc chậm trễ gây ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống người dân tại khu vực.

Thế nhưng, khi chưa đi hết bất ngờ này thì nhiều người dân lại đón nhận một bất ngờ khác. Đó là việc Tập đoàn DOJI đã được UBND tỉnh Quảng Ninh giao triển khai nghiên cứu quy hoạch tỷ lệ 1/500 Dự án Khu đô thị tại phân khu 2 và 3, Khu đô thị Cái Rồng (huyện Vân Đồn) với quy mô diện tích trên 200 ha.

Đến ngày 9/5 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Ninh đã họp, nghe Tập đoàn DOJI báo cáo ý tưởng về dự án này.

Nhiều người băng khoăn đặt câu hỏi rằng, liệu việc một đơn vi xây dựng tòa nhà 10 năm không xong thì có đủ năng lực để làm một "siêu dự án" tại khu vực trọng điểm như Vân Đồn? Và rằng, UBND tỉnh Quảng Ninh dựa vào đâu để lựa chọn DOJI là đối tác cho việc quy hoạch này? Việc công trình từ 9 tầng nâng lên 19 tầng liệu có đảm bảo độ an toàn?

tap-doan-doji-xay-toa-nha-10-nam-chua-xong-van-duoc-giao-quy-hoach-sieu-du-an-o-van-don
Phối cảnh ý tưởng quy hoạch phân khu 2 và 3, Khu đô thị Cái Rồng. (Ảnh: Báo Quảng Ninh).
Đại diện Tập đoàn Doji trình bày ý tưởng quy hoạch. (Ảnh: Báo Quảng Ninh).
Đại diện Tập đoàn DOJI trình bày ý tưởng quy hoạch. (Ảnh: Báo Quảng Ninh).

Mới đây, báo chí đưa tin về việc Công ty CP Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI (gọi tắt là Tập đoàn DOJI) vừa báo cáo về ý tưởng quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị tại phân khu 2, 3 thuộc Khu đô thị Cái Rồng, Khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh).

Theo tin từ báo Quảng Ninh cho biết: Ngày 9/5, UBND tỉnh đã họp, nghe Tập đoàn DOJI báo cáo ý tưởng quy hoạch tỷ lệ 1/500 Dự án Khu đô thị tại phân khu 2 và 3, Khu đô thị Cái Rồng (huyện Vân Đồn).

Ý tưởng quy hoạch phân khu 2 và 3 thuộc Khu đô thị Cái Rồng được UBND tỉnh giao cho Tập đoàn Doji triển khai nghiên cứu trên diện tích gần 200ha.

Theo đề xuất, ý tưởng quy hoạch sẽ chia thành 5 khu với tính chất là nhà ở, khu dịch vụ du lịch kết hợp có đường giao thông kết nối riêng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, cảng du thuyền và dịch vụ công cộng…

Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, quy hoạch được Tập đoàn Doji đưa ra đảm bảo các nguyên tắc kết nối giao thông theo hiện trạng, đảm bảo môi trường sinh thái tự nhiên, tạo ra các sản phẩm dịch vụ du lịch…

Trước báo cáo của Tập đoàn DOJI, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Thắng cho biết, ý tưởng quy hoạch đơn vị tư vấn vẫn chưa đánh giá hết được các cơ sở hạ tầng, hiện trạng không gian khu vực để đưa ra luận cứ khi xây dựng đề án. Theo ý tưởng đề xuất, tỷ lệ đất dịch vụ công còn thấp, do đó chưa tối ưu được tổ chức không gian cộng đồng.

Bên cạnh đó, theo ông Thắng, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Vân Đồn đã được Thủ tướng phê duyệt nhưng đến nay chưa có điều chỉnh quy hoạch chi tiết, chưa cụ thể được các phân khu chức năng. Do đó, ý tưởng quy hoạch này cần được tiếp tục bổ sung, định hướng lâu dài, ưu tiên phát triển dịch vụ, du lịch, đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, chủ đầu tư và người dân.

 

Ông Bùi Kiến Thành: Vốn FDI tăng nhưng phải xem nhà đầu tư có ngụ ý gì về chủ quyền không?

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, sự dịch chuyển dòng vốn Trung Quốc sang Việt Nam đòi hỏi Việt Nam phải có sự sàng lọc, lựa chọn với tiêu chí rõ ràng.

 

Hà Nội: Mặt bằng bãi xe ngầm công viên Thống Nhất 'bị bỏ hoang'

Vị trí xây dựng bãi xe ngầm công viên Thống Nhất nằm trong không gian ngầm tại khu đất số 295 Lê Duẩn, Q. Hai Bà Trưng có diện tích 10.331,2 m2 do trung tâm giao dịch đất đai và phát triển quỹ đất Hà Nội thuộc Sở TN&MT quản lý.

 

Bãi xe ngầm công viên Thống Nhất giờ ra sao?

Hơn 3 năm kể từ khi Thường trực Thành ủy Hà Nội vừa đồng ý chủ trương cho xây dựng bãi đỗ xe ngầm công viên Thống Nhất nhưng đến nay dự án “giậm chân tại chỗ”.