Đạo diễn chương trình lên tiếng về những chiếc nón Huế 'bị cắm sừng'
Mặc dù Festival Nghề truyền thống Huế năm 2019 đã bế mạc, nhưng dư âm của sự kiện này vẫn còn đang rất nóng với sự xuất hiện của hình ảnh chữ “HUE” trên chiếc nón lá.
Trong hai ngày gần đây, dư luận trong và ngoài tỉnh Thừa Thiên Huế đang bàn luận xôn xao trên mạng xã hội về hình ảnh đoàn người mặc áo dài tím đi qua cây cầu Trường Tiền. Trên đầu có đội chiếc nón lá gắn thêm chữ “HUE”.
Đều này khiến dư luận đặt câu hỏi, hình ảnh người phụ nữ mặc áo dài tím, đội nón lá lại đi trên cây cầu Trường Tiền lịch sử thì đích thị chính là Huế. Tại sao lại thêm chữ “HUE” trên nón lá trông rất phản cảm, mất đi sự nên thơ?
Đồng thời, nhiều người cũng có ý kiến phản đối ý tưởng này, bởi họ cho rằng, người phụ nữ Huế đã bị cắm lên những chiếc sừng.
Theo tìm hiểu, đó là hình ảnh xuất hiện trong sự kiện lễ tế tổ bách nghệ – lễ rước tôn vinh nghệ nhân, thợ thủ công và nghề thủ công truyền thống Việt Nam diễn ra vào chiều tối 29/4 trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2019 do UBND TP Huế (Thừa Thiên Huế) tổ chức.
Chưa dừng lại ở đó, đến tối 1/5, người dân còn tiếp tục bắt gặp hình ảnh này trên sân khấu của lễ bế mạc Festival nghề truyền thống Huế 2019.
Theo bà Phạm Quỳnh Dao - Trưởng Phòng Văn hóa thông tin TP Huế, Phó Ban Tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế 2019, ý tưởng này là của đạo diễn chương trình, nhà thiết kế Minh Hạnh. Trên chiếc nón lá có gắn chữ, có ánh sáng nhằm làm cho Huế rực rỡ, lung linh trong những ngày hội Festival.
Trao đổi với báo chí, bà Hạnh thừa nhận rằng, đó là ý tưởng của bà. Tại lễ tế tổ bách nghệ – lễ rước tôn vinh nghệ nhân, thợ thủ công và nghề thủ công truyền thống Việt Nam có khoảng 40 chiếc nón được gắn chữ "HUE", còn tại lễ khai mạc (tối 26/4), bế mạc (1/5) của Festival, mỗi chương trình có 100 chiếc nón xuất hiện trên sân khấu.
Bà Hạnh cho biết, đây là công nghệ đèn Led được sử dụng rộng rãi trong nghệ thuật biểu diễn. Chữ "HUE" được làm bằng chất liệu format, màu tím, xung quanh trang trí đèn led và được gắn lên trên chiếc nón; quanh vành nón lớn nhất cũng được trang trí bằng công nghệ này.
Bà Hạnh còn cho hay, thiết kế như vậy để muốn hình ảnh Huế lung linh trong những ngày hội về đêm.
Trả lời về việc nhiều người cho rằng, người phụ nữ Huế đã bị cắm lên những chiếc sừng, nhà thiết kế Minh Hạnh phân tích, đó không phải cái sừng, vì chữ "HUE" có kích cỡ to, rõ ràng, không phải một tạo hình mang tính biểu trưng, không trừu tượng.
Bà Hạnh chia sẻ: "Không hiểu vì sao nhiều người nhìn ra đó là cái sừng, chuyện này hơi lạ. Cái gì mới cũng cảm thấy lạ, tạo hình làm sao là cái sừng được".
Bà Hạnh cũng nói thêm: "Tại sao họ không hiểu đó là một vương miện cho Huế? Người ta nói vậy thì xúc phạm luôn Huế rồi và tự làm cho Huế thấp kém đi. Nhưng người ta nghĩ thế thì mình cũng phải lắng nghe".
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thành - Chủ tịch UBND TP Huế, Trưởng ban tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế cho biết, người thiết kế các trang phục áo dài này là nhà thiết kế Minh Hạnh. Vào ngày mai, ban tổ chức sẽ họp để đánh giá lại sự việc.
Nữ sinh trường Báo thướt tha áo dài bước đi dưới bóng cờ trong 'Ngày Thống Nhất'Với tà áo dài trắng, cô nữ sinh trường Báo thướt tha đi dưới hàng cờ rực rỡ trong ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. |
Thướt tha hàng trăm bộ áo dài trên con đường di sảnTại lễ hội Áo dài năm nay, đông đảo người xem được chiêm ngưỡng hàng trăm bộ áo dài đến từ 16 bộ sưu tập của 17 nhà thiết kế tên tuổi. |
Bị 8 thanh niên vác hung khí truy sát, hai thiếu niên chạy xe máy đâm vào dải phân cách thương vong ở Long AnBị một nhóm thanh niên truy sát, hai thiếu niên đi trên xe máy tháo chạy, không may trên đường đi hai người này thương vong do để phương tiện tông vào dải phân cách. |
Hàng trăm nữ sinh trường THPT ở TP HCM mặc áo dài, leo thang... để tập huấn PCCCThoát nạn bằng thang, sử dụng các loại bình chữa cháy, ứng phó khi xảy ra cháy bình gas, cách thoát nạn bằng thang… là các kỹ năng cơ bản mà học sinh được học trong buổi tập huấn. |