Thứ sáu, 21/03/2025, 15:30 PM
  • Click để copy

Ý nghĩa của thỏa thuận ngừng bắn đối với Ukraine và Nga

Việc tạm ngừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng giữa Ukraine và Nga sẽ tác động đến chiến lược quan trọng của cả hai bên trong nỗ lực làm suy yếu đối phương. Đây cũng sẽ là một bước đi đáng kể hướng tới giảm leo thang xung đột.

Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga công bố cho thấy một vụ hỏa hoạn tại một cơ sở lưu trữ dầu ở Bryansk, Nga, vào năm ngoái. Ảnh Reuters

Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga công bố cho thấy một vụ hỏa hoạn tại một cơ sở lưu trữ dầu ở Bryansk, Nga, vào năm ngoái. Ảnh Reuters

Nga tuyên bố sẵn sàng đồng ý một lệnh ngừng bắn nhằm chấm dứt các cuộc tấn công vào hạ tầng năng lượng của hai nước. Kiev đã để ngỏ khả năng chấp nhận đề xuất này nhưng chưa đưa ra quyết định chính thức. Nếu đạt được lệnh ngừng bắn, đây sẽ là bước tiến lớn đầu tiên hướng tới giảm căng thẳng kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra hơn 3 năm trước.

Tuy nhiên, hôm thứ Tư, chỉ một ngày sau khi thông tin về đề xuất này được công bố, Ukraine và Nga tiếp tục cáo buộc lẫn nhau tấn công vào cơ sở năng lượng của họ. Điều này cho thấy sự thiếu tin tưởng giữa hai bên, cũng như khả năng đạt được thỏa thuận là rất mong manh.

Chiến lược đằng sau các cuộc tấn công

Tấn công vào hạ tầng năng lượng là một phần quan trọng trong chiến lược làm suy yếu đối phương của cả hai nước. Nga liên tục nhắm vào lưới điện của Ukraine nhằm gây khó khăn cho đời sống dân thường và từ đó làm suy yếu khả năng quân sự của nước này. Trong khi đó, Ukraine tấn công các cơ sở dầu khí của Nga để cắt giảm nguồn thu của Moscow – nguồn tài chính quan trọng cho quân đội Nga.

Nga bắt đầu tấn công hạ tầng năng lượng của Ukraine từ tháng 10/2022, đồng thời coi hệ thống năng lượng của Kiev là mục tiêu trọng yếu.

Về phía Ukraine, từ đầu năm 2024, nước này liên tục tấn công các cơ sở năng lượng của Nga nhằm gây tổn thất trực tiếp cho nền kinh tế và làm gián đoạn nguồn cung nhiên liệu cho quân đội Moscow. Theo giới chuyên gia, Kiev có hai mục tiêu chính: Giảm nguồn thu từ dầu mỏ của Nga và gây áp lực tâm lý bằng cách tạo ra các vụ cháy lớn tại những cơ sở hạ tầng quan trọng của nước này.

Theo các chuyên gia, các cuộc tấn công của Nga vào lưới điện Ukraine không chỉ nhằm làm suy yếu nền kinh tế và nỗ lực quân sự của nước này, mà còn có mục tiêu khiến cuộc sống của người dân Ukraine trở nên vô cùng khó khăn – đẩy họ vào cảnh giá rét và bóng tối, từ đó làm lung lay ý chí kháng cự.

Volodymyr Kudrytskyi, cựu lãnh đạo Ukrenergo – đơn vị vận hành lưới điện quốc gia Ukraine, cho biết Nga liên tục thay đổi mục tiêu và chiến thuật để làm suy giảm khả năng phòng thủ của Ukraine.

Moscow đã tiến hành các đợt tấn công bằng máy bay không người lái tầm xa và tên lửa đạn đạo nhằm áp đảo hệ thống phòng không của Kiev. Khi Ukraine tăng cường bảo vệ các trạm biến áp chính bằng boong-ke bê tông, Nga chuyển sang tấn công trực tiếp vào các nhà máy nhiệt điện và các trạm biến áp ít được bảo vệ hơn, bao gồm cả những trạm kết nối với nhà máy điện hạt nhân.

Ảnh hưởng đối với Nga

Trong năm qua, máy bay không người lái (UAV) của Ukraine đã bay sâu vào lãnh thổ Nga, tấn công các nhà máy lọc dầu, kho chứa, đường ống và trạm bơm. Những cuộc tấn công này đã làm gián đoạn dòng chảy dầu qua các cảng xuất khẩu của Nga và đường ống Druzhba – tuyến cung cấp dầu thô cho một số nước châu Âu. Điều này dẫn tới nguy cơ cắt giảm nguồn thu từ xuất khẩu năng lượng của Moscow.

Theo Reuters, các cuộc tấn công đã khiến công suất lọc dầu của Nga giảm khoảng 10% vào thời điểm căng thẳng leo thang. Tuy nhiên, các tập đoàn dầu khí Nga đã nhanh chóng khắc phục một số thiệt hại. Mikhail Krutikhin, một chuyên gia năng lượng người Nga, nhận định thiệt hại đối với các nhà máy lọc dầu Nga “chưa bao giờ ở mức nghiêm trọng”.

Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, ông Krutikhin cho biết Nga luôn có thể điều hướng dòng chảy dầu thô sang các nhà máy lọc dầu khác, do nước này có rất nhiều cơ sở lọc dầu.

Trong một số trường hợp, các nhà máy phải khai thác nhiên liệu máy bay với hàm lượng lưu huỳnh cao hơn. “Điều này nhằm giúp máy bay chiến đấu vẫn có thể hoạt động”, ông Krutikhin nói. Dù vậy, ông cũng cảnh báo rằng về lâu dài, các cuộc tấn công có thể gây ra tổn thất lớn, vì một số bộ phận trong nhà máy lọc dầu có thể mất nhiều năm để sản xuất và lắp đặt.

Sergey Vakulenko, chuyên gia năng lượng thuộc Viện Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, cho biết các công ty dầu khí Nga đã phải chi khoảng 1 tỷ USD để sửa chữa thiệt hại do các cuộc tấn công của Ukraine gây ra.

Ảnh hưởng đối với Ukraine

Từ cuối năm 2022, Moscow liên tục sử dụng máy bay không người lái (UAV) và tên lửa để tấn công các trạm biến áp phân phối điện, nhà máy điện, và gần đây là cả các cơ sở khí đốt của nước này.

Theo ước tính của Kiev, thiệt hại đối với ngành năng lượng của nước này đã lên tới ít nhất 14,6 tỷ USD. Nhiều nhà máy thủy điện và nhiệt điện đã bị phá hủy hoàn toàn.

Tính đến cuối năm ngoái, tổng công suất phát điện của Ukraine chỉ còn khoảng 22 gigawatt, chưa bằng một nửa so với mức trước xung đột, theo báo cáo của tổ chức nghiên cứu năng lượng Ukraine DiXi Group.

Tình trạng thiếu điện buộc Ukraine phải thực hiện các đợt cắt điện luân phiên trên toàn quốc để giảm áp lực lên lưới điện. Có những ngày, một số khu vực ở Kiev chỉ có điện trong khoảng 4 giờ. Người dân phải thắp nến trong nhà và dùng đèn pin điện thoại để đi lại trên những con phố tối om.

Hệ thống cấp nước cũng nhiều lần bị gián đoạn, khiến cuộc sống người dân càng thêm khổ sở. Trong mùa đông đầu tiên của cuộc chiến, nhiều người dân Kiev phải xếp hàng dài tại các giếng nước, vất vả mang những thùng nước lớn về căn hộ lạnh giá mà không có hệ thống sưởi.

Dù vậy, Nga vẫn chưa thể khiến hệ thống năng lượng của Ukraine sụp đổ hoàn toàn. Ukraine vẫn trụ vững nhờ vào hệ thống phòng không do phương Tây cung cấp, giúp đánh chặn ngày càng nhiều tên lửa Nga, cùng với nỗ lực không ngừng nghỉ của các kỹ sư trong việc sửa chữa thiết bị quan trọng và tinh thần tiết kiệm năng lượng của người dân.

Ngoài ra, Ukraine còn dựa vào 3 nhà máy điện hạt nhân vẫn đang hoạt động, chiếm tới một nửa nhu cầu điện của cả nước vào một số thời điểm. Nga tránh tấn công các cơ sở này nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra thảm họa hạt nhân.

Ai hưởng lợi nhiều hơn?

Theo giới chuyên gia, rất khó để xác định bên nào sẽ hưởng lợi nhiều hơn nếu hai nước đạt được thỏa thuận ngừng tấn công vào hạ tầng năng lượng của nhau.

Ông Volodymyr Kudrytskyi nhận định, một lệnh ngừng bắn sẽ giúp Ukraine có thêm thời gian để sửa chữa các trạm biến áp và nhà máy điện mà không lo bị tấn công tiếp.

Ngoài ra, Ukraine cũng có thể tranh thủ thời gian để bổ sung kho dự trữ thiết bị thay thế quan trọng, đặc biệt là các máy biến áp có giá trị cao, vốn rất cần thiết để truyền tải điện từ nhà máy đến các hộ dân. Trong thời gian qua, Ukraine đã tiêu hao đáng kể lượng dự trữ này để thay thế các thiết bị bị hư hại.

Về phía Nga, nếu Ukraine ngừng tấn công, người dân Nga sẽ cảm thấy cuộc chiến trở nên xa vời hơn, ít tác động trực tiếp đến cuộc sống thường ngày của họ. Moscow cũng sẽ không còn lo ngại các cuộc tấn công có thể gây tổn hại đến các cơ sở dầu khí quan trọng.

Quan chức Hungary kêu gọi tranh luận về lệnh trừng phạt của EU với Nga

Quan chức Hungary kêu gọi tranh luận về lệnh trừng phạt của EU với Nga

25/01/2025 12:31

Một quan chức cấp cao của Hungary kêu gọi một cuộc tranh luận và đặt nghi vấn về việc gia hạn lệnh trừng phạt của Liên minh Châu Âu đối với dầu mỏ Nga.

Tỷ phú truyền thông Bloomberg sẽ 'gánh' phí khí hậu thay Mỹ

Tỷ phú truyền thông Bloomberg sẽ 'gánh' phí khí hậu thay Mỹ

25/01/2025 12:26

Sau khi Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, tỷ phú truyền thông Bloomberg cho biết sẽ chi trả chi phí này thay cho nước Mỹ.

Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ cháy rừng

Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ cháy rừng

14/01/2025 15:37

Thời gian gần đây, các vụ cháy rừng đã trở thành một thách thức lớn cho nhiều quốc gia trên thế giới. Biến đổi khí hậu, với hiện tượng nhiệt độ toàn cầu tăng cao tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các vụ cháy rừng phát sinh và lan rộng.

Ukraine chấm dứt vận chuyển khí đốt Nga sang EU, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Ukraine chấm dứt vận chuyển khí đốt Nga sang EU, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

03/01/2025 11:37

Việc cung cấp khí đốt từ Nga đến các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) qua Ukraine đã chấm dứt vào thứ Tư tuần này, sau khi nhà điều hành vận chuyển khí đốt của Ukraine, Naftogaz, từ chối gia hạn thỏa thuận vận chuyển 5 năm với Gazprom của Nga.

Liên Hợp Quốc kêu gọi hành động để tránh 'sụp đổ khí hậu'

Liên Hợp Quốc kêu gọi hành động để tránh 'sụp đổ khí hậu'

03/01/2025 11:32

Liên Hợp Quốc đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới đưa ra những hành động khẩn cấp và thực chất trong năm 2025 để tránh "sự sụp đổ khí hậu".

Đang cháy rừng ở Australia, diện tích thiệt hại rộng bằng Singapore

Đang cháy rừng ở Australia, diện tích thiệt hại rộng bằng Singapore

27/12/2024 11:38

Đám cháy lớn nhất hiện đã thiêu rụi 74.000ha rừng tại Công viên quốc gia Grampians, cách Melbourne 240km về phía Tây. Diện tích đất bị cháy rừng thiêu rụi hiện đã bằng đảo quốc Singapore.

CNPC: Trung Quốc đạt đỉnh nhu cầu dầu tinh chế

CNPC: Trung Quốc đạt đỉnh nhu cầu dầu tinh chế

18/12/2024 11:43

Một báo cáo từ CNPC cho thấy, Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, đã chính thức đạt đỉnh.

Bản tin Năng lượng Quốc tế 12/12: Giá dầu WTI cho thấy xu hướng tăng mạnh

Bản tin Năng lượng Quốc tế 12/12: Giá dầu WTI cho thấy xu hướng tăng mạnh

12/12/2024 14:24

PetroTimes xin gửi đến Quý độc giả những tin tức mới nhất trên thị trường Năng lượng Quốc tế.

Ngân hàng Goldman Sachs rút khỏi liên minh Net Zero

Ngân hàng Goldman Sachs rút khỏi liên minh Net Zero

09/12/2024 07:00

Goldman Sachs Group ( GS , Financial ) đã chính thức tách khỏi Net Zero Banking Alliance (NZBA) mà không đưa ra một lý do cụ thể.

Xem thêm