7/10 công ty tài chính đã bị cơ quan chức năng kiểm tra
Sáng ngày 20/4, tại tọa đàm Tín dụng tiêu dùng "Cho vay và thu hồi nợ đúng pháp luật", ông Nguyễn Hoàng Minh, Trưởng đại diện Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tại TP HCM cho biết, vừa qua đã nhận được báo cáo của 10 hội viên, trong đó có 7 hội viên báo cáo đã bị cơ quan chức năng kiểm tra, hiện chưa có kết luận.
Mới đây, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tại TP HCM đã nhận được báo cáo của 10/12 hội viên. Qua tổng hợp các báo cáo thực trạng hoạt động, nhận thấy các hội viên đã thực hiện và tuân thủ khá đúng về lĩnh vực cho vay tiêu dùng.
Các quy định hiện tại gồm Thông tư 43 và Thông tư 18 ban hành (quy định chi tiết về quy trình cho vay, lãi suất, văn hóa thu hồi nợ…) được các công ty thực hiện khá nghiêm túc.
Tuy nhiên, 7/10 công ty tài chính báo cáo đã bị cơ quan chức năng kiểm tra, hiện chưa có kết luận. Cả nước hiện có 16 công ty được NHNN cấp phép trong khi các App không được cấp phép rất nhiều gây ảnh hưởng những công ty chính thống khiến họ bị đánh đồng, bị ngộ nhận, bị ảnh hưởng thương hiệu. Thậm chí, công ty tài chính tiêu dùng hợp pháp, được cấp phép quản lý đang bị đánh đồng với tín dụng đen.
Hoạt động cho vay và thu hồi nợ quý I tăng trưởng thấp, có công ty tài chính sụt giảm cả cho vay và thu hồi nợ. Trong khi trước đó, giai đoan 2016-2022, các công ty tài chính phát triển rất tốt, tăng trưởng 19-20%, chiếm 14-15% tổng dư nợ chung, cao hơn tăng trưởng chung nhưng quý I/2023 ngược lại.
Khó khăn tiếp theo là đội ngũ nhân sự chính thống nghỉ việc nhiều, khó tuyển dụng do rủi ro nghề nghiệp, định kiến xã hội. Ngoài ra, do khách hàng vay tiêu dùng dưới chuẩn, chây ỳ trả nợ, khi nhân viên tài chính nhắc, họ còn đe dọa ngược lại.
Ông Nguyễn Hoàng Minh cũng cho biết: "Để thị trường cho vay tiêu dùng tăng trưởng trở lại, hạn chế tín dụng đen, chúng tôi đề xuất ngoài những giải pháp của NHNN chi nhánh TP HCM đã đề cập, cần tăng cường giải pháp tuyên truyền tránh để khách hàng gây ngộ nhận công ty tài chính tiêu dùng hợp pháp và công ty trái pháp luật".
Theo đó, NHNN cần công bố danh sách các doanh nghiệp tín dụng tiêu dùng được cấp phép, có quản lý cần được công bố để người dân có nhìn nhận tốt hơn. Cần truyền thông thêm nghĩa vụ người đi vay, rủi ro trả nợ không đúng hạn, người dân có niềm tin hơn.
Các công ty tài chính nên tiếp tục quảng bá hình ảnh - công ty chính thống hợp pháp. Đồng thời, cần đưa ra nhiều sản phẩm phong phú, hữu ích cho khách hàng. Cho công nhân công nghiệp vay trả góp, mở rộng mạng lưới, góp phần vùng sâu xa. Đặc biệt, phải cải tiến văn hóa thu hồi nợ.
Bên cạnh đó, Hiệp hội sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến cho vay tiêu dùng để có kiến nghị phù hợp, tăng cường đào tạo cán bộ, tổ chức hội thảo, tìm kiếm giải pháp tốt cho thị trường tài chính tiêu dùng trong thời gian tới. Cuối cùng, Hiệp hội xin đăng ký làm việc với Công an TP HCM xung quanh hoạt động tín dụng tiêu dùng.
Cùng chủ đề
Công ty tài chính cảnh báo khách hàng trước các 'bẫy' vay tiền qua app
FE CREDIT thưởng nóng 3 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam
Công ty tài chính kiểm soát chặt chẽ rủi ro nợ xấu sau dịch
Công ty tài chính nhanh chóng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân sau đại dịch
Công ty Tài Chính Bưu Điện (PTF) bổ nhiệm Tổng Giám đốc
Một số điểm sáng kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2024
12/12/2024, 14:24Trí tuệ nhân tạo xanh: Giải pháp công nghệ bền vững của tương lai
12/12/2024, 11:42Dự báo thời tiết 12/12: Mưa và rét buốt, miền Bắc 'trở mình' chóng mặt
12/12/2024, 11:42Thực hành ESG tại doanh nghiệp đi đầu về phát triển bền vững - Vinamilk
10/12/2024, 15:53Ngân hàng đồng loạt đưa ra nhiều gói tín dụng xanh hấp dẫn về lãi suất
10/12/2024, 11:2019 tập đoàn, tổng công ty sẽ được giao cho bộ, ngành quản lý
09/12/2024, 07:00Kinh tế năm 2024 có thể tăng trưởng cao hơn mức 7%
09/12/2024, 06:59Sàn Temu dừng hoạt động tại Việt Nam, quyền lợi người dùng có được bảo đảm?
Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số khuyến cáo người dùng không nên hoang mang nếu đã đặt hàng ở Temu trước đó, bởi nếu quá thời hạn mà chưa giao hàng, sàn Temu phải có nghĩa vụ chuyển trả lại tiền cho người mua.
Nghệ An: Ghi nhận 1.948 doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2024
Tính đến ngày 20/11/2024, toàn tỉnh Nghệ An đã ghi nhận 1.948 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 3,89% so với cùng kỳ năm trước.Nghệ An hiện có hơn 39.000 doanh nghiệp đăng ký, trong đó trên 16.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Tính đến ngày 20/11/2024, toàn tỉnh đã ghi nhận 1.948 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 3,89% so với cùng kỳ năm trước, với tổng vốn đăng ký đạt 20.483 tỷ đồng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khó khăn kinh tế, số lượng doanh nghiệp giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động trong năm 2024 đã tăng đáng kể. Cụ thể, có 302 doanh nghiệp tự nguyện giải thể (tăng 35,29%), 1.483 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động (tăng 8,6%) và 715 doanh nghiệp hoạt động trở lại, giảm 19,4% so với năm trước. Một góc của TP.Vinh. Ảnh: Bna Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh không đạt kế hoạch đề ra hoặc chỉ tăng trưởng thấp. Các ngành như: Sản xuất bia đạt 78,38% kế hoạch (tăng 2,56%), thức ăn gia súc 78,26% kế hoạch (tăng 5,57%), quần áo may sẵn 79,17% kế hoạch (tăng 0,6%). Trong khi đó, sản xuất sợi chỉ đạt 52,94% kế hoạch (giảm 8,68%), xi măng 75,83% kế hoạch (giảm 2,06%), và phân bón chỉ đạt 50,15% kế hoạch (giảm 8,82%). Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2024 đạt 23.751 tỷ đồng, tăng 10,4% so với năm 2023. Trong đó, thu nội địa ước đạt 22.000 tỷ đồng (tăng 9,6%) và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 1.650 tỷ đồng (tăng 29,1%). Mặc dù thu ngân sách tăng trưởng, nhưng cơ cấu thu chưa thực sự bền vững. Thu từ tiền sử dụng đất vẫn chiếm tỷ trọng lớn (39,4%), trong khi thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ chiếm 32,5%. Tình trạng nợ thuế đã được cải thiện, nhưng vẫn còn ở mức cao. Tính đến ngày 31/10/2024, tổng nợ thuế là 3.129 tỷ đồng, giảm 2.586 tỷ đồng so với năm 2023.
Xuất khẩu thuỷ sản sắp chạm mốc 10 tỷ USD
Tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong 11 tháng đã qua của năm 2024 tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2023 (tương ứng gần 9,2 tỷ USD).
Tiện ích mới từ Vietjet và Vikki: Mua ngoại tệ nhanh, nhận quà hấp dẫn
Vietjet hợp tác cùng Vikki, ứng dụng ngân hàng số từ HDBank, ra mắt dịch vụ “Mua ngoại tệ trực tuyến” dành riêng cho hành khách bay quốc tế cùng Vietjet.
Vietjet chào mừng chuyến bay đầu tiên giữa Kuala Lumpur (Malaysia) và Hà Nội
Chào mừng chuyến bay đầu tiên kết nối thủ đô Hà Nội với thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia), Vietjet mang đến thêm nhiều cơ hội di chuyển dễ dàng cho người dân và du khách giữa hai trung tâm hành chính, văn hóa của hai quốc gia.
Thành phố Vinh mở rộng, tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence tại Cửa Lò được săn đón
Việc mở rộng địa giới TP. Vinh được giới chuyên gia đánh giá sẽ giúp thị trường bất động sản chuyển mình mạnh mẽ. Đặc biệt, trong bối cảnh nguồn cung căn hộ cao cấp tại Cửa Lò vẫn còn hạn chế, tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence nhận được sự quan tâm đặc biệt của người mua ở thực và nhà đầu tư.
Ngân hàng Nhà nước nới room cho các tổ chức tín dụng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa thông báo điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 đối với các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc cụ thể, đảm bảo công khai, minh bạch.
Đồng Nai vào cuộc chấn chỉnh thị trường bất động sản
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh bất động sản, ngăn đầu cơ, thổi giá, và tăng cường kiểm soát biến động giá đất.
Tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 với các ngân hàng
Ngày 28/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thông báo điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 đối với các tổ chức tín dụng.