Thứ năm, 08/08/2024, 09:54 AM
  • Click để copy

Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương có nhiều vi phạm trong công tác bảo vệ môi trường

Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định, trong quá trình hoạt động, Bênh viện đa khoa tỉnh Bình Dương đã để xảy ra nhiều vi phạm trong công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên nước.

Mới đây, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Kết luận thanh tra về việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương.

Theo Kết luận thanh tra số 20/KT-TTr ngày 22/07/2024, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định, Bệnh viện đã khoa tỉnh Bình Dương (Bệnh viện) đã thực hiện các thủ tục về môi trường theo quy định, cụ thể: Được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; Được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép khai thác nước dưới đất, sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại, đã lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ; Đã thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ năm 2020, 2021, 2022; Sử dụng biên bản và bộ chứng từ chất thải nguy hại khi chuyển giao chất thải, đã công khai thông tin môi trường, đã ban hành kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố theo quy định.

 Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương bị phạt 370 triệu đồng vì có các hành vi vi phạm trong linh vực bảo vệ môi trường và tài nguyên nước.

 Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương bị phạt 370 triệu đồng vì có các hành vi vi phạm trong linh vực bảo vệ môi trường và tài nguyên nước.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng chỉ rõ nhiều vi phạm còn tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên nước của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương. Cụ thể: Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương thực hiện không đúng một trong các nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, như: Hệ thống thu gom, thoát nước mưa và nước thải không được tách biệt; nước thải sau hố thu gom và tách rác chảy tràn vào hệ thống thoát nước mưa bên cạnh bể điều hòa (khu vực bể điều hòa theo quy trình của hệ thống xử lý nước thải trước đây) và chảy về bể thu nước mưa (bên cạnh bể chứa nước thải sau khử trùng).

Nước từ bể thu nước mưa đang chảy liên thông qua bể chứa nước thải sau khử trùng, tất cả từ đó theo đường cống thu gom nước thải sau xử lý thoát ra điểm đấu nổi ngầm với tuyến thu gom nước thải của thành phố Thủ Dầu Một trên Đại lộ Bình Dương; Trước khu vực kho lưu giữ chất thải, có 01 rãnh hở không có mái che thu gom nước rửa sàn kho và nước mưa, sau đó dẫn vào hệ thống thu gom nước mưa bên cạnh nhà kho và tiếp tục được dẫn về khu vực của hệ thống xử lý nước thải, hệ thống cống thu gom này đã đầy, nghẽn và nước tràn lên khu vực sau nhà kho.

Không lưu giữ riêng chất thải rắn công nghiệp thông thường đã được phân loại: Tại kho lưu giữ chất thải nguy hại không lây nhiễm đang chứa các vỏ thùng giấy carton.

Thực hiện không đúng, không đầy đủ nội dung về quan trắc nước thải, cụ thể: Năm 2023, Bệnh viện quan trắc chất lượng nước thải không đúng tần suất giám sát theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt tại Quyết định 510/QĐ-BTNMT ngày 28/02/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (năm 2023, Bệnh viện không thực hiện quan trắc chất lượng nước thải quý I, II, III).

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường không đúng theo mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường được quy định tại Phụ lục VI Thông tư số 25/2019/TT- BTNMT ngày 31/12/2019, cụ thể: Không báo cáo tổng khối lượng phát sinh chất thải rắn thông thường có thể tái chế năm 2020, 2021; không báo cáo tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong năm 2021.

Không thực hiện báo cáo hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước năm 2020 cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Hành vi này đã hết thời hiệu xử phạt theo quy định tại Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/03/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản (được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ).

Không quan trắc từ 75% các thông số phải quan trắc, giám sát chất lượng nước ngầm, cụ thể: Năm 2020, Bệnh viện không thực hiện việc quan trắc chất lượng nước dưới đất đối với 25/32 thông số theo QCVN 09- MT:2015/BTNMT (đã thực hiện quan trắc 07 thông số gồm: pH, độ cứng, NO3, PO4³, SO42, Ecoli, tổng Coliform) và hành vi này đã hết thời hiệu xử phạt theo quy định.

Khai thác, sử dụng tài nguyên nước vượt quá lưu lượng quy định trong giấy phép, cụ thể: Theo nhật ký khai thác nước dưới đất năm 2020, 2021 do Bệnh viện cung cấp (đến ngày 25/04/2021) thể hiện Bệnh viện khai thác vượt lưu lượng được cấp giấy phép (theo giấy phép 650 m³/ngày đêm). Và hành vi này đã hết thời hiệu xử phạt theo quy định. Cơ quan thanh tra cũng xác định, việc khai thác nước ngầm vượt công suất chỉ phục vụ cho hoạt động của Bệnh viện, do đó không đủ cơ sở để tính số lợi bất hợp pháp có được khi thực hiện hành vi vi phạm.

Không thực hiện trám lấp giếng không sử dụng đối với trường hợp phải cấp giấy phép khai thác nước dưới đất theo quy định.

Từ những vi phạm nêu trên, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lập Biên bản vi phạm hành chính và Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 159/QĐ-XPHC ngày 28/12/2023 xử phạt vi phạm hành chính Bệnh viện về 04 hành vi với tổng số tiền là 370.000.000 đồng.

Ngoài ra, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường còn kiến nghị UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường giám sát chặt chẽ hoạt động của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương; hướng dẫn Bệnh viện thực hiện các thủ tục theo quy định trong quá trình khắc phục các tồn tại nêu trên.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương phải thực hiện việc quan trắc nước thải, trám lấp giếng không sử dụng theo quy định và báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương trước ngày 30/ 08/2024.

Trong quá trình hoạt động, yêu cầu Bệnh viện thực hiện đúng các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cấp; thu gom và xử lý triệt để các loại chất thải phát sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi xả ra ngoài môi trường; thực hiện đúng các quy định về quản lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, chương trình giám sát môi trường định kỳ và vận hành đúng quy trình các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; thực hiện công tác quản lý môi trường theo đúng quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Chính phủ; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Niêm yết công khai Kết luận thanh tra này tại trụ sở trong thời hạn 15 ngày liên tục kể từ ngày nhận được Kết luận thanh tra. Đồng thời, sau khi hoàn thành các nội dung trên, Bệnh viện phải báo cáo kết quả thực hiện về Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30/08/2024.

Chuyên gia: Đây là “thời điểm vàng” để chống lại ô nhiễm không khí

Chuyên gia: Đây là “thời điểm vàng” để chống lại ô nhiễm không khí

14/02/2025 12:37

Ô nhiễm không khí không chỉ gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người mà còn mang đến những tác động tiêu cực đối với nhiều lĩnh vực khác như du lịch và kinh tế.

Chỉ số ô nhiễm không khí ngày 13/2 của Hà Nội ở mức rất xấu

Chỉ số ô nhiễm không khí ngày 13/2 của Hà Nội ở mức rất xấu

13/02/2025 14:02

IQAir cho hay, chỉ số ô nhiễm không khí sáng ngày 13/2 tại khu vực các quận: Tây Hồ, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Long Biên, Hoàn Kiếm... của Hà Nội AQI là trên 200, màu tím- mức rất xấu, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Chất lượng không khí Hà Nội ô nhiễm mức rất xấu

Chất lượng không khí Hà Nội ô nhiễm mức rất xấu

11/02/2025 14:17

Theo IQAir, sáng 11/02 chỉ số ô nhiễm không khí tại nhiều quận, huyện của Hà Nội AQI trên 200, màu tím- mức rất xấu, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Hôm nay (ngày 10/2) Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 4 thế giới

Hôm nay (ngày 10/2) Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 4 thế giới

10/02/2025 10:06

Sáng nay, với chỉ số AQI ở mức 176, chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu đỏ "không lành mạnh", trạm đo ở quận Tây Hồ ghi nhận chỉ số AQI cao nhất, "không lành mạnh" ở mức 191.

Chất lượng không khí tại Hà Nội không tốt cho các nhóm nhạy cảm

Chất lượng không khí tại Hà Nội không tốt cho các nhóm nhạy cảm

09/02/2025 12:31

Theo hệ thống quan trắc không khí IQAir, vào lúc 11h sáng 9/2, chỉ số chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu cam "không tốt cho các nhóm nhạy cảm".

Số ca mắc cúm gia tăng, chưa ghi nhận virus thay đổi về độc lực

Số ca mắc cúm gia tăng, chưa ghi nhận virus thay đổi về độc lực

08/02/2025 21:18

Một số bệnh viện lớn phía Bắc ghi nhận gia tăng ca mắc cúm mùa, trong đó có ca nặng, phải thở ECMO. Bộ Y tế cho biết, các ca mắc cúm hiện tại không thay đổi về độc lực, chủ yếu là cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B, tuy nhiên, người dân không nên chủ quan.

Hôm nay (ngày 7/2) chất lượng không khí Hà Nội ở mức 'Tốt' nhờ không khí lạnh

Hôm nay (ngày 7/2) chất lượng không khí Hà Nội ở mức 'Tốt' nhờ không khí lạnh

07/02/2025 14:20

Theo hệ thống quan trắc không khí IQAir, vào lúc 7h26 sáng nay (ngày 7/2), với chỉ số AQI ở mức 45, không khí của Hà Nội được đánh giá ở mức Tốt.

Hôm nay (ngày 6/2) Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 5 thế giới

Hôm nay (ngày 6/2) Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 5 thế giới

06/02/2025 12:04

Với chỉ số AQI ở mức 182, chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu đỏ "không lành mạnh"; tại trạm đo ở quận Hai Bà Trưng ghi nhận chỉ số AQI cao nhất, màu tím rất không tốt ở mức 215.

Hôm nay (ngày 5/2) chất lượng không khí Hà Nội ở mức không lành mạnh

Hôm nay (ngày 5/2) chất lượng không khí Hà Nội ở mức không lành mạnh

05/02/2025 15:39

Sáng 5/2, Hà Nội đứng thứ 14 trong danh sách các thành phố ô nhiễm nhất thế giới, với chất lượng không khí ở mức màu đỏ.

Xem thêm