Bộ Công Thương bác tin đồn giá xăng tăng lên 100.000 đồng mỗi lít
Bộ Công Thương khẳng định tin giá xăng có thể tăng lên 100.000 đồng mỗi lít chỉ là những thông tin đồn đoán, không có căn cứ trên mạng xã hội.

Ảnh minh họa
Trước thông tin trên các mạng xã hội về việc giá xăng dầu có thể tăng lên đến 100.000 đồng/lít với cách quản lý, điều hành để thiếu xăng dầu như hiện nay, đại diện Bộ Công Thương khẳng định, đây chỉ là những thông tin đồn đoán, không có căn cứ trên mạng xã hội.
Trong trách nhiệm của mình, hiện Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đang có sự phối hợp rà soát, tính toán để điều chỉnh mức chi phí định mức để tính giá cơ sở xăng dầu, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, từ đó đảm bảo cung ứng đủ xăng dầu cho thị trường cũng như đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng liên quan.
Liên quan tới vấn đề này, trả lời báo chí trước đó, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết hiện nay, mức chiết khấu là mức giảm giá của đơn vị bán xăng dầu, có thể là các doanh nghiệp đầu mối, tổng đại lý, đại lý, thương nhân phân phối bán cho các đối tượng khác.
Các quy định hiện hành không có quy định về mức chiết khấu cho kinh doanh xăng dầu và chúng ta đang điều hành giá xăng dầu theo nguyên tắc thị trường nhưng có sự quản lý của nhà nước. Nhà nước không điều chỉnh mức chiết khấu trong kinh doanh xăng dầu, chỉ quản lý giá bán lẻ mặt hàng xăng dầu.
Thứ trưởng cũng cho hay, với Quỹ bình ổn, đây là quỹ tài chính bộ trích lập nhằm bình ổn giá xăng dầu trong nước. Quỹ này hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, không phát sinh cơ chế quản lý tập trung và không có cơ chế tài chính riêng.
Với quỹ này, giá xăng dầu sẽ được điều tiết để bình ổn giá, kiểm soát CPI, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.
Nhiều ý kiến các chuyên gia cũng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, khi thị trường xăng dầu của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn vận hành theo quy luật thị trường, còn có sự điều hành của nhà nước, khi quản lý điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước vẫn thông qua giá cơ sở việc giữ quỹ này vẫn phát huy nhiều tác dụng.
Khi giá xăng dầu thế giới biến động, Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã phát huy vai trò “điều hòa,” góp phần giảm được tần suất và mức điều chỉnh tăng giá bán xăng dầu giảm biên độ biến động của giá; nhằm ổn định giá xăng dầu trong nước trong những tình huống biến động khó dự báo.
Thời gian vừa qua, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu "than" khó khi mức chiết khấu trong kinh doanh xăng dầu thấp. Bộ Công Thương cho biết có 2 lý do. Thứ nhất từ năm 2022 đến nay, thị trường xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp, nguồn cung không ổn định, giá biến động với biên độ lớn, và những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở trong nước.
Lý do thứ hai là từ cuối năm 2021 đến nay, các chi phí kinh doanh xăng dầu tăng, ví dụ chi phí vận tải, vận chuyển, chi phí liên quan đến kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên để kiểm soát lạm phát, hạn chế mức tăng của những chi phí này chưa được Bộ Tài chính, đơn vị phụ trách về các giá của mặt hàng này, công bố điều chỉnh trong giá cơ sở do nhà nước điều hành.
Để bảo đảm duy trì hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp đầu vào buộc phải cắt giảm các khoản chi phí; trong đó có mức chiết khấu cho hệ thống phân phối xăng dầu.

Xuất, nhập khẩu 2 tháng đầu năm đạt hơn 127 tỷ USD
06/03/2025, 15:17
Vietjet công bố đường bay đầu tiên giữa Việt Nam và New Zealand
03/03/2025, 13:44
Các ngân hàng bắt đầu cuộc đua giảm lãi suất
03/03/2025, 10:58
Ba yếu tố chính giúp Việt Nam an toàn trước chính sách thuế quan của Mỹ
03/03/2025, 10:55
Sử dụng vốn hiệu quả để thúc đẩy phát triển nhà giá rẻ, nhà ở xã hội
01/03/2025, 13:2518 tập đoàn, tổng công ty chính thức về Bộ Tài chính
Từ hôm nay (1/3) 18 tập đoàn, công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước sẽ chính thức do Bộ Tài chính quản lý sau khi ủy ban này kết thúc hoạt động.
Thường trực Chính phủ làm việc với DNNN về giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Sáng ngày 27/2, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) với chủ đề “Nhiệm vụ, giải pháp góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững”.
Đô thị bên sông, cơ hội gọi tên The Cosmopolitan
Với bất động sản, từ lâu hạ tầng đã được xem là bệ phóng cho thị trường phát triển, cùng với đó là tốc độ tăng giá khó cưỡng. Đông Anh – Hà Nội đang là một minh chứng khi loạt hạ tầng giao thông được đẩy mạnh cùng định hướng trở thành thành phố trực thuộc Thủ đô đã góp phần tạo tiềm năng cho địa ốc nơi đây.
[INFOGRAPHIC] Vốn 4,2 tỷ USD, thành phố trung hòa carbon của Tập đoàn BRG có gì đặc biệt?
Ngày 10/2, tại Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp, Chủ tịch BRG Nguyễn Thị Nga cam đã kết xây dựng thành phố thông minh Bắc Hà Nội (Smart City), trong đó điểm đặc biệt của thành phố này là thành phố trung hòa carbon đầu tiên trên thế giới.
Bay cùng một nửa thế giới với ưu đãi giảm 83% giá vé từ Vietjet
Mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Vietjet dành tặng 83.000 vé giảm đến 83% bay khắp Việt Nam và quốc tế cho hành khách dễ dàng có những hành trình đáng nhớ cùng người phụ nữ yêu thương của mình.
Giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 6,9% kế hoạch
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, đến hết tháng 2/2025, giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 6,9% kế hoạch, đạt 7,32% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2024.
Bay thẳng Ấn Độ cùng Vietjet để hòa cùng lễ hội nổi tiếng thế giới Holi
Chào mừng lễ hội Holi rực rỡ sắc màu, Vietjet mở đại tiệc khuyến mãi vé bay 0 đồng (*) hạng vé Eco, mang đến cho người dân và du khách cơ hội bay giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và New Delhi, Mumbai, Ahmedabad, Kochi, Hyderabad, Bangalore.
[Infographic] Diễn biến giá vàng tuần qua (17/2 - 23/2)
Trong tuần từ 17 - 23/2, giá vàng thế giới đánh dấu tuần tăng thứ 8 liên tiếp, chốt tuần giao dịch ở mức 2.936 USD/ounce, tăng mạnh 54 USD/ounce so với cuối phiên tuần trước. Tại thị trường trong nước, giá vàng SJC tăng 1,1 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn ghi nhận mức tăng 1,2 triệu đồng/lượng chiều bán ra.
Việt Nam áp thuế chống phá giá thép Trung Quốc, Ấn Độ
Bộ Công Thương có Quyết định 460 về việc áp thuế chống bán phá giá tạm thời với một số sản phẩm thép cán nóng (HRC) có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.