Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Doanh nghiệp hết sức khó khăn, mệt mỏi về vấn đề đất đai
Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà, các doanh nghiệp đang hết sức khó khăn, mệt mỏi về vấn đề đất đai. Do đó, các góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần cụ thể, tìm được giải pháp tốt nhất nhằm hài hòa lợi ích giữa các bên.
Cần góp ý cụ thể
Hiện Bộ TN&MT đang lấy ý kiến rộng rãi các đối tượng chịu sự tác động của Luật Đất đai (sửa đổi) nhằm tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chuẩn bị trình Chính phủ và Quốc hội trong kỳ họp tháng 10/2022 theo kế hoạch.
Tại hội thảo góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ TN&MTphối hợp tổ chức, chiều 4/8 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết, mục tiêu sửa đổi Luật Đất đai lần này nhằm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng về quản lý và sử dụng đất đai. Do đó, những vấn đề lịch sử để lại phải giải quyết được trong lần này.

Bộ trưởng BộTN&MTTrần Hồng Hà cho rằng, việc góp ý sửa đổi Luật Đất đai trên tinh thần bảo vệ tốt hơn quyền lợi cho dân, đảm bảo công bẳng giữa các đối tượng.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà bày tỏ mong muốn được nghe ý kiến các chuyên gia, hiệp hội, doanh nghiệp để trả lời thật tốt các câu hỏi làm thế nào để giá đất sát giá thị trường, làm sao để chuyển trọng tâm từ quản lý bằng các công cụ hành chính sang sử dụng hiệu quả các công cụ kinh tế? Làm thế nào để để đấu thầu trở thành công cụ tốt trong phát huy nguồn lực đất đai. Thu hồi đất cần được tiến hành thế nào để đảm bảo công bằng cho mọi đối tượng? Tất cả nhằm mục đích đảm bảo hài hoà lợi ích ba bên: Nhà nước, người dân và doanh nghiệp (DN).
Trên tinh thần bảo vệ tốt hơn quyền lợi cho dân, đảm bảo công bẳng giữa các đối tượng, Bộ trưởng Trần Hồng Hà mong muốn các đại biểu nếu thấy bất cứ quy đinh nào chưa tốt tại dự thảo thì hãy góp ý. Tuy nhiên, cần góp ý cụ thể vào từng điều, khoản cụ thể.
Các DN đang hết sức khó khăn, rất mệt mỏi với vấn đề đất đai, nhưng khi đã lắng nghe nhau thì sẽ tìm ra được giải pháp tốt nhất có thể.
Nhu cầu sửa đổi Luật Đất đai rất lớn
Đại diện cộng đồng DN, ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch VCCI khẳng định, sau 8 năm thực thi Luật Đất đai năm 2013, với sự thay đổi rất nhanh của cuộc sống, luật này đã bộc lộ những vướng mắc, bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung kịp thời.
Qua phản ánh của cộng đồng DN, VCCI nhận thấy có một số vướng mắc cần tháo gỡ. Trong đó, thủ tục hành chính (TTHC) về đất đai và những thủ tục liên quan rất phức tạp, đang tạo ra chi phí lớn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của DN.
Theo kết quả khảo sát hàng năm của VCCI đối với các DN trên toàn quốc, quy trình TTHC trong lĩnh vực đất đai hiện vẫn là một trong những lĩnh vực gây nhiều khó khăn nhất cho DN. Sự phức tạp của TTHC trong lĩnh vực đất đai đã cản trở DN tiếp cận đất đai bên cạnh các quy định khác như quy hoạch đất đai ở địa phương chưa phù hợp, giá đất tăng nhanh.

Theo Chủ tịch VCCI, Luật Đất đai năm 2013 đã bộc lộ những vướng mắc, bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung kịp thời.
Hơn 53% DN tham gia khảo sát năm 2021 của VCCI cho biết, những khó khăn trong TTHC về đất đai khiến các DN trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh của mình.
Trong khi đó, quy định, trình tự, thủ tục của luật đất đai và các quy định liên quan chưa thống nhất với nhau, tạo ra những điểm nghẽn, gây khó cho DN, gây ra những rủi ro pháp lý cho các cơ quan thực thi.
Thêm vào đó, khối lượng văn bản hướng dẫn thi hành luật đất đai rất lớn, mức độ thay đổi của các văn bản rất nhanh gây bất lợi cho DN.
Ngoài ra, nhiều vụ việc đất đai tiềm ẩn các vấn đề về hiệu quả kinh tế, bất ổn xã hội tác động lớn đến tình hình an ninh trật tự cũng như nhiều dự án đầu tư chậm triển khai đã khiến nhiều khu đất bị bỏ hoang, gây lãng phí. Việc giải phóng mặt bằng chậm, những tranh chấp, khiếu kiện về đất đai còn nhiều. Những vụ việc tham nhũng, tiêu cực liên quan đến đất đai vẫn không ít.
"Những vấn đề này cho thấy rằng nhu cầu sửa đổi Luật Đất đai là rất lớn. Việc sửa đổi không chỉ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tồn tại trong thực tiễn, giảm rủi ro pháp lý cho các cơ quan quản lý, các DN khi thực hiện các hoạt động; mà còn góp phần khơi thông nguồn lực phát triển, thúc đẩy các hoạt động đầu tư kinh doanh. Qua đó thúc đẩy phát triển, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân", ông Phạm Tấn Công nhấn mạnh.
Tuy vậy, theo Chủ tịch VCCI, giải quyết được những vướng mắc, bất cập của Luật Đất đai là thách thức không hề nhỏ cho cơ quan chủ trì soạn thảo.
TIN LIÊN QUAN
Cùng chủ đề
ĐBQH: Tiếp tục đánh giá để hoàn thiện các phương pháp xác định giá đất
Sửa đổi Luật Đất đai: Gỡ vướng mắc trong khai thác và sử dụng nguồn lực đất đai
Hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trước ngày 1/4
Gỡ “nút thắt” Luật đất đai nhìn từ chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Bỏ khung giá đất tạo bước đột phá trong sử dựng và quản lý đất đai

Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Vinamilk
27/11/2023, 10:56
Giá xăng dầu hôm nay 26/11: Kết thúc tuần giảm
27/11/2023, 05:42
Những ngân hàng nào không hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31?
27/11/2023, 05:42
Vì sao doanh thu khởi sắc, hãng bay vẫn 'đau đầu' vì bài toán lợi nhuận?
25/11/2023, 09:05
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Giảm nhẹ so với phiên giao dịch trước đó
24/11/2023, 09:05
Excedo ký kết với nhiều đối tác chiến lược trong và ngoài nước
23/11/2023, 14:15
Tiền điện sinh hoạt thay đổi thế nào khi rút ngắn còn 5 bậc?
23/11/2023, 10:07
Giá xăng dầu hôm nay 23/11: Quay đầu giảm mạnh
23/11/2023, 10:05Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm cây xăng nếu không áp dụng hóa đơn điện tử
Thủ tướng yêu cầu triển khai ngay các giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả để giám sát chặt chẽ, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử.
Dự báo giá điện tăng thêm 4,5% có thể khiến ngành thép mất 23% lợi nhuận
Trong báo cáo mới cập nhật, Mirae Asset cho rằng một số ngành sản xuất sử dụng nhiều điện có thể ảnh hưởng tiêu cực như xi măng, hóa chất, thép và giấy.
Giá xăng dầu hôm nay (17/11): Dầu thô giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng
Giá dầu thế giới hôm nay (17/11) giảm xuống mức thấp nhất trong bốn tháng khi các nhà đầu tư lo lắng về nhu cầu dầu toàn cầu sau số liệu yếu kém từ Mỹ và châu Á.
Tin tức kinh tế ngày 15/11: Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến tích cực
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến tích cực; Việt Nam là nước xuất khẩu quế số 1 thế giới; Việt Nam thuộc nhóm 5 nước xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất vào Walmart… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 15/11.
Dùng 76 tài khoản thao túng chứng khoán, 1 cá nhân bị xử phạt 1,5 tỷ đồng
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt 1 cá nhân 1,5 tỷ đồng và cấm giao dịch trong 2 năm vì hành vi thao túng chứng khoán.
Thị trường nội địa là bệ đỡ cho doanh nghiệp.
Quay lại mở rộng thị trường trong nước đang là một hướng đi của các DN sản xuất, xuất khẩu.
Đình chỉ giao dịch cổ phiếu SJF của Sao Thái Dương từ ngày 13/11
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM vừa có quyết định về việc chuyển cổ phiếu của Công ty Cổ phần Đầu tư Sao Thái Dương (SJF - sàn HOSE) từ diện hạn chế giao dịch sang diện đình chỉ giao dịch kể từ ngày 13/11/2023. Nguyên nhân do công ty tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch.
Dự án lấp vùng đệm Vịnh Hạ Long: Bộ TN&MT đề nghị làm rõ đánh giá tác động môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vừa có công văn đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh xem xét kỹ lưỡng nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM của dự án khu đô thị 10B.
Làm sao để đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ mà không thao túng tiền tệ?
Đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ là điều cần thiết để thúc đẩy ngoại thương của Việt Nam. Nhưng chúng ta cần có chính sách điều chỉnh tỷ giá phù hợp, tránh lọt vào danh sách thao túng tiền tệ của Mỹ.