Dự án Saigon Panorama 'treo' 2 thập kỷ: Có bị thu hồi theo Luật Đất đai 2024?
UBND quận Bình Thạnh (TP.HCM) vẫn đang đợi kết quả thanh tra từ Đoàn thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường về Dự án Saigon Panorama, thuộc lô 13-14 đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh (TP.HCM) của chủ đầu tư Công ty Cổ phần Đầu tư Vinh Phát.
Thông tin đến Tạp chí Người Xây dựng tại Văn bản số 2801/UBND-QLĐT đề ngày 11/7/2024, UBND quận Bình Thạnh (TP.HCM) cho biết: Ngày 8/7/2003, UBND Thành phố có Quyết định số 2720/QĐ-UB về việc thu hồi và giao đất cho Công ty Thanh niên xung phòng Thành phố HCM để đầu tư xây dựng Khu nhà ở cao tầng lô 13-14 (giai đoạn 2) tại Phường 22, quận Bình Thạnh.
Ngày 12/2/2007, UBND Thành phố có Văn bản số 919/UBND-ĐT chấp thuận chủ trương cho phép Công ty TNHHH nông sản Vinh Phát (nay là Công ty CP Đầu tư Vinh Phát) thay thế Công ty Thanh niên xung phòng làm chủ đầu tư dự án Khu nhà ở cao tầng lô 13-14 (giai đoạn 2).
Ngày 02/4/2007, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 1365/QĐ-UBND về việc điều chỉnh bổ sung Quyết định 2720/QĐ-UB ngày 18/7/2003, nội dung điều chỉnh bổ sung: “Giao phần diện tích đất thu hồi cho Công ty TNHH nông sản Vinh Phát để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại khu đất”. Cho đến nay, UBND quận Bình Thạnh chưa nhận được văn bản pháp lý liên quan việc Nhà nước giao đất cho Công ty Vinh Phát để thực hiện dự án xây dựng khu nhà ở.
Dự án lô 13-14 (giai đoạn 2) có Quyết định số 6111/QĐ-UBND-QLĐT ngày 30/9/2010 của UBND quận Bình Thạnh về duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500 Khu phức hợp cao tầng văn phòng, thương mại – dịch vụ và căn hộ Phường 22 và Giấy phép quy hoạch số 59/GPQH ngày 23/7/2018 của Sở Quy hoạch – Kiến trúc xác định chức năng công trình Khu phức hợp cao tầng Văn phòng, thương mại dịch vụ và căn hộ chung cư.
Hiện nay, theo UBND quận Bình Thạnh, khu đất dự án tại lô 13-14 (giai đoạn 2) đã được UBND Quận phối hợp với Công ty Vinh Phát hoàn tất công tác bồi thường, tái định cư và giải phóng mặt bằng theo chỉ đạo của UBND Thành phố, hiện là đất trống, được rào chắn quản lý, không có phát sinh hành vi về pháp luật đất đai.
UBND quận Bình Thạnh chưa nhận được kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đối với Dự án Saigon Panorama.Trước đó, vào ngày 20/6/2024, trao đổi với phóng viên Tạp chí Người Xây dựng, đại diện Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM cho biết, UBND TP.HCM vừa thành lập đoàn thanh tra để thanh tra toàn bộ dự án Saigon Panorama thuộc lô 13-14 đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh (TP.HCM) của chủ đầu tư Công ty Cổ phần Đầu tư Vinh Phát. Cũng theo Sở Quy hoạch Kiến trúc, giai đoạn 1 (Khu 1) của dự án thì pháp lý vẫn là của Công ty Thanh niên Xung phong, giai đoạn 2 (Khu 2) đã “đổi chủ” sang Công ty Vinh Phát.
Theo thông tin mà Sở Quy hoạch – Kiến trúc cung cấp, dự án Saigon Panorama có diện tích khu vực quy hoạch tại khu 2 (giai đoạn 2) là 14.429,9m2, gồm lô A diện tích 2.660m2 và lô B diện tích 11.769,9m2. Về cơ cấu sử dụng đất, dự án có 6.493m2 đất xây dựng công trình, tỷ lệ 45% (văn phòng – lô A là 1.197m2, căn hộ kết hợp thương mại – dịch vụ - lô B là 5.296m2); đất sân vườn, giao thông nội bộ là 4.714m2; đất cây xanh, công viên là 2.180m2; Mật độ xây dựng chung (trên diện tích 14.429m2) là 45%; chung cư cao 37 tầng, văn phòng 33 tầng, thương mại dịch vụ 6 tầng; tổng diện tích sàn xây dựng (chưa kể tầng hầm, lửng, sân thượng vầ tầng kỹ thuật) khoảng 118.300m2…
Vào tháng 6/2023, Sở Kế hoạch-Đầu tư TPHCM đã có Văn bản số 6824/SKHĐT-KTĐN báo cáo UBND TPHCM về tình hình xử lý dự án đầu tư có sử dụng đất để chuẩn bị cho cuộc họp Tổ Công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư trên địa bàn.
Theo đó, tại Khu phức hợp cao tầng, thương mại dịch vụ và căn hộ tại phường 22, quận Bình Thạnh - Saigon Panorama của Công ty Cổ phần Đầu tư Vinh Phát, Văn phòng UBND TP.HCM có văn bản gửi Thanh tra Thành phố về dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở cao tầng Lô 13-14 (giai đoạn 2), phường 22, quận Bình Thạnh.
Ngày 22/3/2023, Thanh tra thành phố đã tổ chức cuộc họp với đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng, Ban Tiếp công dân Thành phố, UBND quận Bình Thạnh về xử lý đơn của công dân liên quan. Sau khi tổng hợp ý kiến của các cơ quan, Thanh tra Thành phố đã tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố, UBND Thành phố đã có văn bản báo cáo Thanh tra Chính phủ về dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở cao tầng Lô 13-14 giai đoạn 2, phường 22, quận Bình Thạnh.
Thành lập từ năm 1992, Công ty Cổ phần Đầu tư Vinh Phát (Vinh Phat Investment Corporation) của doanh nhân Trần Ngọc Trung là một trong những doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu Việt Nam. Về bất động sản, Vinh Phát hiện đang đầu tư các dự án như: Dự án khu dân cư Bình Điền Panorama, địa chỉ: E5/1 Nguyễn Hữu Trí, Tân Túc, Bình Chánh, TP.HCM, diện tích 2,2 ha; Khu căn hộ Cao cấp Sài Gòn Panorama (Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TP.HCM), diện tích 1,5ha; Dự án Lumera Beach đường Trần Hưng Đạo, xã Dương Tơ, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, diện tích 5,7ha; Khu đô thị Bắc Dương Đông 67 ha ở Phú Quốc (Kiên Giang); Nhà máy Vinh Phát Wilmar ở TP.Long Xuyên, Tỉnh An Giang, diện tích 6ha.
Theo thông tin từ Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, vào ngày 25/1/2024, Vinh Phát có ký Hợp đồng thuê tài chính số B240120102 với Công ty Cho thuê Tài chính TNHH MTV Quốc tế CHAILEASE với tài sản cho thuê tài chính là lò hơi tầng sôi đốt đa nhiên liệu công suất 6.000kg/h (Hiệu: BK-TS-6.000/10kg/cm2).
Trước đó, ngày 27/09/2023, Vinh Phát cũng ký Hợp đồng thuê tài chính số B230925502 với CHAILEASE với tài sản cho thuê tài chính là nồi hơi nước với công suất hơi nước trên 15 tấn (Hiệu: COMBIPAC CPFD-160/10.54kg/cm2 (g) Husk).
Ngày 13/04/2023, Vinh Phát cũng ký Hợp đồng giao dịch bảo đảm số MGA-000420-2023 với Ngân hàng BPCE IOM Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh với tài sản đảm bảo là “Hàng tồn kho (bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, hàng hoá thuộc mặt hàng lúa gạo...) và Khoản phải thu theo Hợp Đồng Thế Chấp số MGA-000420-2023 ngày 13/04/2023”…
Từ 1/8/2024, dự án 'án binh bất động’ sẽ bị thu hồi đất, miễn bồi hoànLuật Đất đai số 31/2024/QH15 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp bất thường lần thứ năm thông qua ngày 18/01/2024.
Theo đó, từ ngày 1/8/2024, Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực. Một trong những điểm mới của luật này đó là sẽ chặn đứng tình trạng xin dự án rồi ngâm năm này qua tháng nọ, xóa tình trạng lãng phí đất đai khi Nhà nước thu hồi đất
Cụ thể, theo Khoản 8, Điều 81, Luật Đất đai 2024 quy định đất được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao trên thực địa hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án sẽ bị thu hồi.
Trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng, chủ đầu tư được gia hạn sử dụng không quá 24 tháng và phải nộp bổ sung cho Nhà nước khoản tiền tương ứng. Hết thời gian gia hạn, chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi mà không bồi thường.
Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Malaysia tăng trưởng cao
22/11/2024, 06:14Việt Nam tăng trưởng cao hàng đầu châu Á về xuất nhập khẩu
21/11/2024, 06:45Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
20/11/2024, 11:59Kia K5 và Kia Sorento ưu đãi đặc biệt gần nửa tỷ đồng
20/11/2024, 09:51Ngân hàng lại tiếp tục giảm lãi suất cho vay
20/11/2024, 06:25VITAS tổ chức họp báo thông tin về Lễ kỷ niệm 25 thành lập
19/11/2024, 16:50Giá xăng dầu đồng loạt giảm
Giá xăng giảm cao nhất là 292 đồng/lít đối với mặt hàng xăng E5RON92 tại kỳ điều chỉnh ngày 14/11/2024.
Hiệu quả ứng dụng IPM trên cây trồng
Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM) là biện pháp phòng trừ sâu bệnh mới được người dân trên địa bàn tỉnh Sơn La áp dụng, giúp giảm chi phí sản xuất, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sức khỏe người lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng lợi nhuận trên một đơn vị canh tác.
Xây dựng sản phẩm OCOP lê Tai Nung
Những ngày này, nông dân các xã Phiêng Khoài, Yên Sơn, Lóng Phiêng, Chiềng On của huyện Yên Châu phấn khởi bước vào vụ thu hoạch lê. Năm nay, quả lê tiếp tục được mùa, được giá. Cùng với các loại cây ăn quả như chuối, xoài, mận hậu, cây lê được nhiều nông dân các xã vùng cao, biên giới của huyện Yên Châu đưa vào trồng, bước đầu mang lại giá trị kinh tế cao, được thị trường biết đến và đón nhận.
Mộc Châu mở rộng diện tích trồng rau an toàn
Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, những năm gần đây, diện tích trồng rau xanh của huyện Mộc Châu ngày càng được mở rộng, huyện đã hỗ trợ các HTX, người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập.
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm 'siêu xanh, siêu xinh' đến từ Vinamilk
Chỉ trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, hơn 11.000 vỏ hộp sữa đã được mang đến khu vực trải nghiệm của Vinamilk để tái chế; người tham gia nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
Hiệu quả canh tác cây trồng trên đất dốc
Cải tạo đất, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã xây dựng mô hình canh tác áp dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao độ phì nhiêu của đất dốc trồng cây ăn quả. Sau gần 3 năm triển khai, bước đầu giúp bà con nông dân sản xuất theo hướng bền vững.
Hợp tác đưa nông sản vươn xa
Mai Sơn hiện có 204 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, thời gian qua, các hợp tác xã đã phát huy tốt vai trò liên doanh, liên kết, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hình thành các chuỗi liên kết trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Hiệu quả từ mô hình trồng cây xen canh
Trồng cây xen canh, là mô hình sản xuất được nhân dân xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn áp dụng trồng với cây cà phê, nhằm gia tăng giá trị đất canh tác, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng nguồn thu nhập.
Sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản ở Sông Mã
Sông Mã là huyện có vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, với 10.877 ha. Thời điểm này, nhiều loại cây ăn quả bắt đầu vào vụ thu hoạch. Chính quyền địa phương và nông dân đang tích cực triển khai các phương án kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.