Cần giảm bớt thủ tục để "hút" du khách quốc tế đến Việt Nam
Theo phản ánh của các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, mục tiêu đón 5 triệu lượt khách quốc tế tới Việt Nam trong năm nay còn rất nhiều thách thức. Để phục hồi khách quốc tế, cần thực hiện nhiều giải pháp, trong đó phải giảm bớt thủ tục, đơn giản hóa thị thực điện tử và thị thực tại cửa khẩu...
Nhận diện những khó khăn chính
Số liệu thống kê từ Tổng cục Du lịch cho thấy, tổng lượng khách du lịch nội địa trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 60,8 triệu lượt, gấp 1,3 lần so với mức trước đại dịch của 6 tháng năm 2019. Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn này, Việt Nam chỉ mới đón được hơn 600 nghìn lượt khách quốc tế, tương đương 7% mức trước đại dịch của 6 tháng năm 2019.
Qua tổng hợp ý kiến và phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, Ban Nghiên cứu và Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV - thuộc Hội đồng cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) cho biết, lượng khách quốc tế đến Việt Nam thấp là do gặp phải cả khó khăn khách quan và chủ quan. Mục tiêu đón trên 5 triệu lượt khách quốc tế tới Việt Nam trong năm 2022, vì thế, còn rất nhiều thách thức.
Những khó khăn chủ yếu đã được nhận diện. Cụ thể, thời điểm mở cửa (15/3/2022) rơi vào cuối mùa cao điểm của du lịch inbound (thường từ tháng 10 đến tháng hết 3 hàng năm) đồng thời có sự biến động rất lớn ở một số thị trường khách truyền thống và mục tiêu do cuộc chiến Nga - Ukraine, do lạm phát ở cả Mỹ và nhiều nước Châu Âu, hoặc do các chính sách thắt chặt với COVID-19 từ Trung Quốc, Nhật Bản… Do vậy, hiệu ứng thu hút khách quốc tế còn rất hạn chế.
Khâu truyền thông, xúc tiến, quảng bá chính sách mở cửa du lịch tới các thị trường khách mục tiêu cũng còn hạn chế. Chính phủ tuyên bố mở cửa du lịch quốc tế chính thức từ ngày 15/3/2022, đi kèm từng bước nới lỏng về quy định y tế đối với du khách nhập cảnh vào Việt Nam sau đó. Tuy nhiên, các hoạt động truyền thông và xúc tiến cho du lịch Việt Nam ở nước ngoài vẫn đang chủ yếu do các doanh nghiệp tư nhân thực hiện một cách riêng lẻ, phụ thuộc vào năng lực và mối liên hệ của từng doanh nghiệp, chưa hội tụ được đồng thời nguồn lực và nỗ lực công - tư cho các thị trường khách mục tiêu.
Chính sách thị thực nói chung dù đã được tuyên bố cởi mở như trước dịch COVID-19 tuy nhiên những ưu đãi về miễn thị thực chưa đáp ứng được các xu hướng du lịch sau dịch. Ví dụ khách quốc tế ít đi lại di chuyển, có xu hướng ở dài ngày tại một quốc gia trong khi thời gian miễn thị thực của Việt Nam chỉ tối đa là 15 ngày, chưa cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, các vấn đề như thị thực nhận tại cửa khẩu vẫn phải cần giấy “chấp thuận visa”, cần nhiều loại giấy tờ thủ tục phức tạp hơn so với trước COVID-19. Thị thực điện tử (e-visa) cũng chưa có cơ chế xác nhận ngày trả lời kết quả tự động trên trang web và chưa giải thích lý do vì sao hồ sơ bị từ chối. Điều này khiến du khách nhập cảnh vào Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn không đáng có.
Tại Hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp diễn ra mới đây, ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch HĐQT Vietravel cũng nhận định, chỉ tiêu 5 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2022 là rất khó khả thi do thị trường nguồn của chúng ta chưa mở cửa. Thị trường Đông Bắc Á chiếm trên 50% du khách đến Việt Nam hiện nay là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… vẫn chưa sẵn sàng mở cửa.
Do đó với 18 triệu lượt khách chúng ta tính năm 2019 thì năm nay với trên 60% lượng khách về đây, khả năng phấn đấu đặt ra 5 triệu lượt khách vẫn còn cao. So với Singapore đặt ra 2,34 triệu, Thái Lan đặt ra 5,6 triệu, Malaysia đặt ra 3,4 triệu thì rõ ràng chúng ta đặt mục tiêu 5 triệu là rất cao trong bối cảnh thị trường đang rất khó khăn, đặc biệt sau dịch còn những khó khăn về địa chính trị cũng như xăng dầu, và sự hỗn loạn, đứt gẫy trong chuỗi cung ứng dịch vụ của ngành du lịch.
Tháo gỡ các điểm nghẽn
Từ việc nhận diện những khó khăn, thách trên, trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ nhằm mục đích hỗ trợ ngành du lịch nhanh chóng phục hồi, đặc biệt phục hồi lượng khách quốc tế tới Việt Nam, Ban IV đề xuất Chính phủ chỉ đạo Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch (Tổng cục Du lịch), các đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài, Bộ Thông tin & Truyền thông tiếp tục phối hợp chặt chẽ và tăng cường hợp tác công tư để lên kế hoạch đồng bộ đẩy mạnh truyền thông quốc tế và tiếp thị du lịch ra quốc tế. Đặc biệt tìm cơ chế phát huy mạnh mẽ vai trò của các Văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam tại một số nước.
Giao Bộ Ngoại giao, Bộ Công an nghiên cứu, đề xuất phương án cải thiện chính sách thị thực, thị thực điện tử theo hướng mở rộng thêm danh sách miễn thị thực cho các thị trường tiềm năng như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Canada, Úc, New Zealand, Thụy Sĩ, Bỉ, Hà Lan... Giải pháp này nhằm đa dạng hóa thị trường, không để bị lệ thuộc vào một vài thị trường truyền thống, nhất là các thị trường chi phối trong khu vực nhưng du khách chưa sẵn sàng đi du lịch trở lại như Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Tăng thời gian miễn thị thực cho các thị trường xa như thị trường châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý và các nước Bắc Âu) từ 15 ngày lên 30 ngày. Áp dụng thị thực xuất-nhập cảnh nhiều lần và có giá trị miễn nhiều ngày hơn nhằm thu hút và giữ chân khách ở lại Việt Nam lâu hơn, qua đó tăng doanh thu cho ngành du lịch.
Đặc biệt, cần giảm bớt giấy tờ và thủ tục với các doanh nghiệp lữ hành hoặc trực tiếp với du khách, đơn giản hóa thị thực điện tử và thị thực tại cửa khẩu để phát huy hiệu quả hơn nữa các hình thức thị thực này.
Ngoài ra, đối với các cải cách tới đây liên quan tới hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, đề xuất Chính phủ tăng cường các chương trình đối thoại, chia sẻ công - tư để doanh nghiệp nhận thức được tác dụng, hiệu quả và gia tăng sự ủng hộ, niềm tin với nỗ lực của ngành.
TIN LIÊN QUAN
Cùng chủ đề
Khách quốc tế dồn dập đến Nha Trang dịp lễ 2/9
Gần 10 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2024
Gần 2 vạn lượt khách vào Lăng viếng Bác trong sáng 30/4
Hơn 143.000 lượt khách du lịch đến Bà Rịa - Vũng Tàu trong ngày thứ hai nghỉ lễ
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng gần 30 lần trong quý I/2023
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2023: Đêm khai mạc hứa hẹn nhiều bất ngờ
03/06/2023, 07:13Trải nghiệm Tết truyền thống trong phố cổ Hà Nội
04/01/2023, 21:55'Thắp lên ngọn lửa' - Chào năm mới Quý Mão 2023
04/01/2023, 16:25VCCA TỔ CHỨC TRIỂN LÃM ĐIÊU KHẮC “TRUNG ĐIỂM” TẠI NAM HỘI AN
11/11/2022, 15:31“Hà Nội Flow” mở màn chuỗi hoạt động tại Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội
07/11/2022, 09:27Tưng bừng chào đón du khách bay Vietjet từ Ahmedabad (Ấn Độ) đến với Việt Nam
Người dân và du khách sẽ lần đầu tiên có cơ hội bay thẳng từ Việt Nam đến với Ahmedabad, thành phố lớn nhất bang Gujarat, miền Tây Ấn Độ với hai đường bay từ Hà Nội, TP.HCM của Vietjet, với 4 chuyến khứ hồi vào các ngày thứ Ba, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ Nhật hàng tuần.
Phát triển du lịch Thủ đô thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Sáng 20-9, Đoàn kiểm tra số 01 của Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố làm Trưởng đoàn đã làm việc với Sở Du lịch về kết quả xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Du lịch Hà Nội đón 13,87 triệu lượt khách kể từ đầu năm
Ngày 19/9, Sở Du lịch Hà Nội thông tin, trong nửa đầu tháng 9, ngành du lịch Hà Nội đã đón khoảng 1,48 triệu lượt khách. Trong đó khách du lịch quốc tế ước đón 184.000 lượt khách, tăng 18% so với tháng 8/2022; khách du lịch nội địa ước đón 1,3 triệu lượt khách.
Hà Nội vinh dự nhận giải thưởng Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu Châu Á năm 2022
Năm nay, thành phố Hà Nội vinh dự được giải thưởng Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á năm 2022, do World Travel Awards trao tặng.
Du lịch Hà Nội ''bùng nổ'' dịp nghỉ lễ 2-9
Trong 4 ngày nghỉ lễ 2-9, lượng du khách đổ về Hà Nội - trái tim của cả nước - khá đông, cho thấy sự “bùng nổ” của du lịch Thủ đô. Nhiều khu, điểm du lịch trong tình trạng quá tải. Dù vậy, hoạt động tham quan, vui chơi ngày lễ vẫn diễn ra an toàn, vui tươi.
Du lịch Việt Nam đã đón hơn 1,44 triệu lượt khách quốc tế
Tổng cục Thống kê cho biết khách quốc tế đến Việt Nam tháng 8 đạt 486.400 lượt người, tăng 38% so với tháng 7, và gấp 52,3 lần so với cùng kỳ năm 2021 do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục.
Cần giảm bớt thủ tục để 'hút' du khách quốc tế đến Việt Nam
Theo phản ánh của các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, mục tiêu đón 5 triệu lượt khách quốc tế tới Việt Nam trong năm nay còn rất nhiều thách thức. Để phục hồi khách quốc tế, cần thực hiện nhiều giải pháp, trong đó phải giảm bớt thủ tục, đơn giản hóa thị thực điện tử và thị thực tại cửa khẩu...
Xu hướng du lịch không rác thải nhựa trên thế giới
Rác thải nhựa đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Hạn chế, giảm thiểu rác thải nhựa để bảo vệ môi trường, trả lại vẻ đẹp tự nhiên cho những điểm du lịch đang trở thành thông điệp được du khách hưởng ứng.
Du lịch Hà Nội đã vượt mục tiêu đón khách nội địa năm 2022
Chỉ sau gần 4 tháng mở cửa, Hà Nội đã đón khoảng 10,62 triệu lượt du khách, trong đó khách nội địa ước đạt 10,2 triệu lượt, vượt mục tiêu đón 7 - 8 triệu lượt khách nội địa đặt ra trong kế hoạch năm 2022.