Thứ hai, 07/08/2023, 07:29 AM
  • Click để copy

Cần thêm hành lang pháp lý để giảm thiểu ô nhiễm nhựa

Các chuyên gia pháp lý cho rằng, dù Việt Nam đã có rất nhiều quy định, chế tài và các biện pháp để giảm thiểu rác thải nhựa. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm nhựa vẫn trở nên cấp bách.

Thách thức từ ô nhiễm nhựa

Việt Nam là một quốc gia được đánh giá là có trách nhiệm đối với các vấn đề bảo vệ môi trường toàn cầu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều năm qua, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa đang trở thành một trong những vấn đề bức thiết hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam phải đối mặt.

Vào tháng 8/2020, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Chỉ thị số 33/CT-TTg về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa.

Rác thải nhựa đang xâm lấn đại dương. Ảnh minh họa.

Rác thải nhựa đang xâm lấn đại dương. Ảnh minh họa.

Theo đó, Chỉ thị khẳng định, ô nhiễm nhựa đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà các quốc gia đang phải đối mặt. Mỗi năm, lượng chất thải nhựa do con người thải ra trên phạm vi toàn cầu đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt Trái đất. Trong đó, 13 triệu tấn chất thải nhựa được đổ ra đại dương. Việc lạm dụng sử dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi nilon khó phân huỷ, sản phẩm nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường, vấn đề ô nhiễm nhựa, đặc biệt là ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề thật sự đáng báo động, đã, đang và sẽ gây thiệt hại to lớn cho môi trường sinh thái.

Tại Việt Nam, một thống kê từ Bộ TN&MT cho thấy, lượng rác thải nhựa của chúng ta tăng theo từng năm. Điều đáng báo động là mỗi năm Việt Nam xả ra biển khoảng gần 0,3 đến hơn 0,7 triệu tấn. Nếu xét ở khía cạnh nhỏ hơn, một gia đình Việt sử dụng khoảng 1kg túi nilon/tháng, 12kg/năm. Thực tế cho thấy, việc phân loại, thu hồi rác thải nhựa tại Việt Nam vẫn chưa thực hiện tốt. Các sản phẩm nhựa dùng 1 lần được thu gom, chôn lấp cùng với các loại rác thải sinh hoạt khác.

Trao đổi với Phóng viên, PGS.TS Lưu Đức Hải - Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam khẳng định, ô nhiễm nhựa là vấn đề toàn cầu, rác thải nhựa đang làm thay đổi môi trường sống và các quá trình tự nhiên, làm giảm khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của hệ sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế cũng như khả năng sản xuất và phúc lợi xã hội.

PGS.TS Lưu Đức Hải, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam.

PGS.TS Lưu Đức Hải, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam.

"Nhựa được dùng để sản xuất nhiều mặt hàng, sản phẩm sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, rác thải nhựa mất rất nhiều thời gian để phân hủy (hàng trăm đến hàng ngàn năm). Rác thải nhựa gây ra cái chết cho nhiều sinh vật, các hóa chất phụ gia trong sản phẩm nhựa có thể tác động trực tiếp đến con người và động vật”, PGS.TS Lưu Đức Hải nói.

Hành lang pháp lý ra sao?

Từng trao đổi về vấn đề này, Ths. Dương Thị Phương Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Dịch vụ Tài nguyên Môi trường (Viện Chiến lược, Chính sách và Tài nguyên Môi trường) cho biết, hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý chất thải (QLCT) tiếp tục được hoàn thiện, đặc biệt là sau khi Luật BVMT 2020 được thông qua. Trong đó, các quy định về phân loại rác tại nguồn và thu phí theo khối lượng/thể tích chất thải phát sinh; trách nhiệm thu hồi và tái chế sản phẩm, bao bì thải bỏ; lộ trình cấm sản xuất tiêu dùng sản phẩm nhựa sử dụng một lần và hạn chế chôn lấp trực tiếp... đã góp phần thúc đẩy giảm chất thải nhựa

"Các quy định về QLCT nói chung, tái sử dụng và tái chế nói riêng đã có nhiều đột phá trong Luật BVMT 2020. Tuy nhiên, chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về các loại chất thải nhựa. Chúng ta đã có các chính sách hỗ trợ cho tái chế chất thải, nhưng còn thiếu các hướng dẫn cụ thể để có thể tiếp cận đến các ưu đãi theo quy định của Luật BVMT 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành”, Ths.Phương Anh nói.

Dưới góc nhìn pháp lý, Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng luật sư Tinh Thông Luật cho biết, hành lang pháp lý để hướng đến việc hạn chế ô nhiễm nhựa của Việt Nam đã có. Tuy nhiên, vấn đề thực thi chưa thực sự hiệu quả.

Luật sư Bình dẫn chứng, ngày 7/7/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 45 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Điều 25 của Nghị định này có nhấn mạnh đến quy định mức xử lý đối với hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường.

Theo đó, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố; thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt vào ao hồ, kênh rạch, sông, suối, biển. “Tuy nhiên, quy định là như vậy nhưng trong thực tế, tình trạng ném rác thải nhựa như nilon, chai nhựa ra môi trường tràn lan. Vậy chúng ta đã xử lý được bao nhiêu vụ việc. Tôi cho rằng rất ít. Vì vậy, tôi cho rằng, chúng ta cần có thêm hành lang pháp lý, chế tài xử phạt cụ thể hơn, mạnh hơn để đánh vào ý thức của người dân trong việc ứng xử với đồ nhựa, rác thải nhựa”, Luật sư Bình nhấn mạnh.

Thủ tướng chỉ đạo khẩn vụ tai nạn lao động khiến 10 người thương vong tại Yên Bái

Thủ tướng chỉ đạo khẩn vụ tai nạn lao động khiến 10 người thương vong tại Yên Bái

23/04/2024 11:12

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện về vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.

Năm 2024 đảm bảo có đủ trạm dừng nghỉ trên cao tốc

Năm 2024 đảm bảo có đủ trạm dừng nghỉ trên cao tốc

23/04/2024 11:08

Các trạm dừng nghỉ trên cao tốc đang được Bộ Giao thông Vận tải tích cực triển khai, đảm bảo trong năm nay, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đều có trạm dừng nghỉ phục vụ người dân.

Hà Nội triển khai cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID

Hà Nội triển khai cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID

22/04/2024 11:15

Từ ngày 22/4, Sở Tư pháp Hà Nội triển khai thí điểm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID cho các trường hợp công dân Việt Nam có tài khoản định danh điện tử mức độ 2.

Nội Bài và Đà Nẵng lọt top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Nội Bài và Đà Nẵng lọt top 100 sân bay tốt nhất thế giới

19/04/2024 14:23

Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Nội Bài và Đà Nẵng được tổ chức Skytrax bình chọn nằm trong top 100 sân bay tốt nhất thế giới năm 2024.

Phát triển nhà ở xã hội: Vốn vay chưa quan trọng bằng quỹ đất

Phát triển nhà ở xã hội: Vốn vay chưa quan trọng bằng quỹ đất

19/04/2024 14:10

Nhà ở xã hội được coi là “cứu cánh” cho mơ ước có nhà của rất nhiều người. Tuy nhiên, để phát triển nhà ở xã hội, còn một số khó khăn, vướng mắc... Trong đó, vấn đề quan trọng là phải có đất...

Từ 1/7, người dân sẽ sử dụng căn cước điện tử

Từ 1/7, người dân sẽ sử dụng căn cước điện tử

18/04/2024 06:33

Từ 1/7, mỗi công dân sẽ được cấp một căn cước điện tử để làm thủ tục hành chính, dịch vụ công và các giao dịch khác, thay vì phải mang theo thẻ căn cước bản cứng.

Khơi thông kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp

Khơi thông kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp

15/04/2024 10:49

Làm thế nào để thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) thực sự trở thành kênh hút vốn cho doanh nghiệp và hấp dẫn, thu hút nhà đầu tư ngoại?

Bị cáo Trương Mỹ Lan có thoát án tử hình?

Bị cáo Trương Mỹ Lan có thoát án tử hình?

11/04/2024 11:34

Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc dùng các thủ đoạn, biến SCB thành công cụ tài chính của mình, gây thiệt hại hơn 677.000 tỷ đồng. Trong phần luận tội, cơ quan công tố đề nghị tử hình bà Lan.

Quý I/2024, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành tăng trưởng ấn tượng

Quý I/2024, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành tăng trưởng ấn tượng

11/04/2024 11:31

Hoạt động dịch vụ, du lịch quý I/2024 sôi động và tăng trưởng ấn tượng với doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành đạt 189 nghìn tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 174,9 nghìn tỷ đồng, tăng 13,4%; du lịch lữ hành ước đạt 14,1 nghìn tỷ đồng, tăng 46,3%.