Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 14/9/2023 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phát triển ngành nghề nông thôn hiệu quả, bền vững, tích hợp đa giá trị; bảo đảm tăng trưởng xanh.
Phát triển kinh tế nông thôn gắn với mục tiêu nông nghiệp sinh thái
Mục tiêu chung của Chiến lược là phát triển ngành nghề nông thôn nhằm phát huy tiềm năng của khu vực nông thôn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân; góp phần bảo vệ môi trường, tôn tạo, giữ gìn cảnh quan, phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; phát triển kinh tế nông thôn gắn với mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành nghề nông thôn đạt khoảng 6,0 - 7,0%/năm. Thu nhập bình quân lao động trong các hoạt động ngành nghề nông thôn gấp 2,5 - 3 lần so với năm 2020.
Thu hút được khoảng 5 triệu lao động thường xuyên trong các hoạt động ngành nghề nông thôn. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng ngành nghề nông thôn đạt trên 6,0 tỷ USD/năm.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo khu vực ngành nghề nông thôn là 80% và tỷ lệ được cấp bằng, chứng chỉ đạt 35%.
Hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, ổn định đáp ứng 70% nhu cầu phát triển ngành nghề nông thôn.
Tầm nhìn đến năm 2045, ngành nghề nông thôn tiếp tục là hoạt động mang lại thu nhập, tạo việc làm cho lao động ở nông thôn, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế quốc dân; phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng phát triển bền vững, thông minh, thân thiện với môi trường, gắn với xây dựng không gian nông thôn xanh, sạch, đẹp; gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử và truyền thống của vùng, miền.
Chiến lược đưa ra định hướng phát triển theo nhóm ngành nghề nông thôn gồm: Nhóm chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; Nhóm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; Nhóm xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; Nhóm sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; Nhóm sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh; Nhóm sản xuất muối; Nhóm dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.
Trong đó, đối với nhóm chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản: Tăng tỷ lệ sử dụng máy móc, thiết bị và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường vào sản xuất. Cải tiến quy trình sản xuất theo chuỗi, đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và hướng tới xuất khẩu.
Đối với nhóm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ: Tạo các mẫu mã sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, phát triển sản xuất theo hướng làm quà tặng, đồ lưu niệm phục vụ đối tượng khách du lịch. Tăng cường liên kết giữa các làng nghề thủ công mỹ nghệ, kết hợp các nguyên liệu, vật liệu tạo ra các sản phẩm mới, độc đáo, có tính nghệ thuật, có khả năng sử dụng cao.
Đối với nhóm xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn: Nâng cao năng lực các cơ sở xử lý, chế biến tạo ra các loại nguyên liệu mới, phù hợp với xu hướng phát triển của ngành nghề nông thôn, nhất là sản xuất nguyên liệu tái chế, thân thiện với môi trường và thay thế cho nguyên liệu nhập khẩu. Hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn được cấp chứng chỉ bền vững gắn với các nhà máy sơ chế, chế biến, sản xuất các sản phẩm ngành nghề nông thôn, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu...
Tập trung bảo tồn, khôi phục các nghề, làng nghề truyền thống
Về định hướng bảo tồn và phát triển làng nghề: Tập trung bảo tồn, khôi phục các nghề, làng nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một, thất truyền, gắn với du lịch; xây dựng các kênh phân phối, giới thiệu sản phẩm làng nghề; ưu tiên thành lập các hội, hiệp hội nghề ở các địa phương, các trung tâm đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề; hỗ trợ thiết kế mẫu mã, hoàn thiện sản phẩm, thông tin thị trường phục vụ bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề.
Về thị trường tiêu thụ sản phẩm, đối với thị trường trong nước: Kết nối tiêu thụ sản phẩm với các đô thị lớn; đa dạng hoá các loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao; xây dựng các chương trình du lịch nông thôn, du lịch làng nghề để xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm ngành nghề nông thôn.
Đối với thị trường xuất khẩu: Đa dạng hoá các sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…; mở rộng sang các thị trường tiềm năng khu vực Trung Đông, Mỹ La tinh, châu Phi.
Đa dạng hoạt động trải nghiệm du lịch làng nghề, du lịch nông thôn
Về bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch làng nghề: Khẩn trương di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư vào các cụm công nghiệp, khu sản xuất tập trung; giữ gìn cảnh quan nông thôn gắn với làng sinh thái, thông minh, bảo đảm xanh, sạch, đẹp và thân thiện môi trường; triển khai hiệu quả Chương trình phát triển du lịch nông thôn, du lịch làng nghề trong xây dựng nông thôn mới; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nông thôn; đa dạng hoạt động trải nghiệm du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.

Nông sản Yên Châu lên sàn thương mại điện tử
29/09/2023, 23:16
Thương hiệu tỏi đen Yên Châu
29/09/2023, 23:14
Thời cơ vàng cho lúa gạo Việt Nam
28/09/2023, 07:01
Các quốc gia châu Á đang tính giá bán lẻ điện như thế nào?
28/09/2023, 07:00
Bánh Trung thu 'ba không'
28/09/2023, 07:00
Vietjet tung ưu đãi 50% cho hạng vé Business và SkyBoss
27/09/2023, 15:06
Điều kiện mua nhà ở xã hội sắp được nới lỏng trong thời gian tới
26/09/2023, 07:35
Nhập khẩu ô tô nguyên chiếc và linh kiện, phụ tùng giảm mạnh
26/09/2023, 07:15
Sản phẩm OCOP mới của Mai Sơn
25/09/2023, 23:08Trung thu trọn yêu thương, rinh vé 0 đồng bay Vietjet muôn phương
Mùa Trung thu năm nay, những chuyến bay Vietjet chở đầy niềm vui đoàn viên cùng vô vàn yêu thương dành tặng khách hàng.
Qua 20 năm cổ phần hóa Vinamilk luôn nằm trong top doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam
Năm 2023 là cột mốc kỷ niệm 20 năm Vinamilk chính thức cổ phần hóa. Qua 2 thập niên, “ông lớn” ngành sữa đã chứng minh được tính hiệu quả của mô hình sản xuất – kinh doanh cũng như năng lực quản trị ổn định trước những biến chuyển của thị trường.
Hôm nay đấu giá trực tuyến 18 biển số 'siêu đẹp'
Hôm nay (21/9), 18 biển số ô tô "siêu đẹp" trong đó có cả biển ngũ quý, số sảnh tiến và biển tứ quý sẽ được đưa ra đấu giá trực tuyến.
Giá xăng dầu hôm nay (21/9): Dầu thô giảm khi Fed giữ nguyên lãi suất
Giá dầu thế giới hôm nay (21/9) tiếp đà giảm khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất nhưng vẫn củng cố lập trường "diều hâu" với việc dự kiến tăng lãi suất hơn nữa vào cuối năm.
Trồng rau an toàn ở Tân Lập
Phát huy lợi thế khí hậu, đất đai màu mỡ, nguồn nước ổn định, những năm qua, nhân dân xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, đã tích cực triển khai mô hình trồng rau sạch theo quy trình VietGAP, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Vinamilk duy trì sức hút của nơi làm việc tốt nhất Việt Nam và Châu Á
Sau nhiều năm liên tiếp được biết đến như Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, Vinamilk tiếp tục được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2023.
Bay thẳng Sydney cùng Vietjet, tham dự đường chạy đẹp nhất hành tinh Sydney Marathon
Chung tay cùng các hoạt động cộng đồng ý nghĩa, lan tỏa tinh thần thể thao không biên giới, Vietjet đồng hành cùng Sydney Marathon 2023, đại diện bởi ASCIS với vai trò nhà vận chuyển hàng không chính thức.
Giá vé như mơ tận hưởng trọn tiện ích khi đặt vé Deluxe của Vietjet
Thu vàng chào đón bạn với vô vàn trải nghiệm bay thảnh thơi, giá vé Deluxe một chiều chỉ từ 100.000 đồng đối với các đường bay quốc nội và 168.000 đồng (chưa gồm thuế phí) với các đường bay quốc tế.
Kinh tế số là trụ cột, nhiệm vụ trọng tâm trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 52-NQ/TW đã xác định phát triển kinh tế số là trụ cột, nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.