Chính thức thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi): Sẽ có quy định về đấu giá số viễn thông
Sáng ngày 24/11, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV với 468 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (94,74 % tổng số đại biểu Quốc hội) đã chính thức thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi).
Luật Viễn thông (sửa đổi) gồm 10 chương, 73 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.
Cụ thể sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi), Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua dự thảo luật này.
Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 468 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 94,74 %). Như vậy, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi).
Trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy đã trình bày báo cáo tóm tắt giải trình tiếp thu, cho biết, ngày 25/10/2023, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi), có 11 lượt đại biểu Quốc hội (ĐBQH) phát biểu và 01 ĐBQH gửi ý kiến bằng văn bản.
Về dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet (khoản 8 Điều 3 và Điều 28), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, có ý kiến đề nghị làm rõ dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet có phải là một loại hình dịch vụ viễn thông hay không; nếu đúng thì phải đáp ứng tất cả các nghĩa vụ của các dịch vụ viễn thông truyền thống; nếu không phải thì cần định nghĩa lại để tránh sự nhầm lẫn trong cách hiểu, áp dụng và thực thi pháp luật.
Về vấn đề này, Ủy ban thường vụ quốc hội (UBTVQH) xin báo cáo như sau: Nội dung này cũng đã được UBTVQH báo cáo trước Quốc hội tại phiên họp ngày 25/10/2023. Dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet cung cấp các tính năng tương đương với dịch vụ viễn thông cơ bản (tin nhắn, thoại, hội nghị truyền hình), cung cấp tính năng chính là gửi, truyền, nhận thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông trên Internet. Các dịch vụ giống nhau cần được điều chỉnh bởi cùng một Luật, bảo đảm sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống. Do đó, dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet là một loại dịch vụ viễn thông, được điều chỉnh trong Luật Viễn thông.
Giải trình về tài nguyên viễn thông (Chương VI), có ý kiến đề nghị những số thuê bao dịch vụ viễn thông cũng cần được chia ra các nhóm để đánh giá đúng giá trị, giảm thiểu trường hợp bỏ cọc khi đấu giá và giao Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết. Đề nghị giải trình các biện pháp để kiểm soát việc bỏ tiền đặt cọc tham gia đấu giá kho số viễn thông, UBTVQH đề nghị được giữ quy định về đấu giá kho số viễn thông như trong dự thảo Luật. Lý do là việc đánh giá để phân nhóm theo giá trị các số thuê bao có cấu trúc đặc biệt là khó khả thi vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quan niệm của người sử dụng, vùng, miền.
Việc người trúng đấu giá bỏ tiền đặt cọc là một vấn đề đang xảy ra trong việc đấu giá các loại tài sản đấu giá hiện nay như đất đai, biển số xe ô tô... Luật Đấu giá tài sản năm 2016 quy định người trúng đấu giá có trách nhiệm thanh toán đầy đủ tiền mua tài sản đấu giá theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá (điểm b khoản 2 Điều 48); trường hợp bỏ tiền đặt cọc là vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và thực hiện theo pháp luật về dân sự.
Bên cạnh đó, dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) quy định mức giá khởi điểm phù hợp khi tham gia đấu giá để hạn chế rào cản, tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia đấu giá. Tuy nhiên, quy định này cũng dẫn đến những rủi ro nhất định như tình trạng bỏ tiền đặt cọc.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng tiếp thu, giải trình ý kiến đề nghị làm rõ việc tổ chức quốc tế thu phí đăng ký sử dụng số hiệu mạng có làm ảnh hưởng đến các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam không; Việt Nam có thu phí số hiệu mạng không, nếu có đề nghị đánh giá tác động bổ sung. UBTVQH nhận thấy, đây là nội dung mới so với dự thảo Luật do Chính phủ trình, phát sinh nghĩa vụ tài chính (mặc dù mức thu không lớn), do đó cần rà soát kỹ lưỡng và đánh giá tác động.
Qua nghiên cứu, rà soát, xem xét đánh giá tác động, UBTVQH thấy rằng, việc thu, nộp lệ phí đăng ký sử dụng và phí duy trì sử dụng số hiệu mạng là nghĩa vụ bắt buộc, thực hiện theo quy định quốc tế. Nếu Việt Nam không có quy định này, các tổ chức, doanh nghiệp viễn thông Việt Nam sử dụng nhiều số hiệu mạng sẽ gặp khó khăn trong đăng ký, sử dụng số hiệu mạng và ảnh hưởng đến hoạt động mạng, dịch vụ của doanh nghiệp trong thời gian tới. Tính đến tháng 10/2023, trong số 614 tổ chức, doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đã đăng ký sử dụng số hiệu mạng, chỉ có 04 doanh nghiệp thuộc đối tượng phải nộp phí sử dụng số hiệu mạng theo chính sách mới của APNIC.
Quảng Nam: Voi sổng chuồng xuất hiện trên đường quốc lộ 14E
28/11/2024, 14:41Trình Quốc hội xem xét việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
28/11/2024, 14:38Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
27/11/2024, 11:31Tập trung phát triển chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu
27/11/2024, 11:28Quảng Ngãi: Phát hiện 3 bồn kim loại bị sóng đánh trôi dạt vào bờ
26/11/2024, 14:36Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó với mưa lũ tại khu vực Trung Bộ
Khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định đã xảy ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ, chia cắt giao thông ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Hà Tĩnh: Thành lập tổ công tác kiểm tra dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn
UBND TP.Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 2747/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác kiểm tra, đánh giá các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn.
Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế mua bán nhà, đất theo thời gian sở hữu
Theo Bộ Tài chính, một số quốc gia trên thế giới đã sử dụng các công cụ thuế để tăng chi phí cho hành vi đầu cơ bất động sản và giảm sức hấp dẫn của việc này.
Cảnh báo sạt lở, lũ quét ở 6 tỉnh miền Trung
Khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, cảnh báo sạt lở, lũ quét do mưa lũ.
Hải Dương: Phê duyệt phương án xây dựng cầu vượt sông Thái Bình theo kiến trúc “Cánh cò”
Dự án cầu vượt sông Thái Bình tại Hải Dương sẽ được thiết kế, thi công theo kiến trúc “Cánh cò” của Công ty tư vấn công trình Châu Á Thái Bình Dương. Đây là phương án đoạt giải nhất trong cuộc thi tuyển kiến trúc xây dựng cầu vượt này.
Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá 16.000 tỷ sắp vận hành thử
Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ vận hành thử vào đầu tháng 12/2024. Đây là dự án có quy mô lớn, kỳ vọng sẽ làm hồi sinh các dòng sông chết tại Hà Nội.
Doanh nghiệp vừa bị cưỡng chế thuế đã trúng thầu xây dựng, Ban dân dụng và công nghiệp Long An nói gì?
Công ty TNHH Phát triển giao thông Minh Cường vừa bị cơ quan thuế ra quyết định cưỡng chế vì nợ thuế, thì ít ngày sau, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Long An vẫn phê duyệt cho doanh nghiệp này trúng gói thầu xây dựng gần 21 tỷ đồng.
Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở mái đê hữu Đáy
Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở mái đê hữu Đáy trên địa bàn huyện Quốc Oai và ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp nhằm ngăn chặn sạt lở mái đê.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm kiến tạo một không gian mạng an toàn
Tại phiên khai mạc Đại hội Internet thế giới, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng, cần tăng cường hợp tác quốc tế nhằm kiến tạo một không gian mạng an toàn, lành mạnh và bền vững.