Thứ hai, 06/05/2019, 16:07 PM
  • Click để copy

Chùa Cầu hơn 400 năm tuổi cần được 'giải cứu'

Một biểu tượng của TP Hội An là Chùa Cầu tính đến nay đã hơn 400 năm tuổi và đang trong tình trạng xuống cấp trầm trọng.

chua-cau-hon-400-nam-tuoi-can-duoc-giai-cuu
Chùa Cầu nhìn từ phía sông Hoài.

Đầu thế kỷ XVII, những người Nhật đến giao thương, cư trú tại Hội An đã xây dựng một cây cầu bắt qua con lạch để tiện cho việc giao thương. Rồi từ đây, nhưng người Việt và người Hoa tiếp tục tu bổ và xây dựng thêm một khu miếu gắn liền với cây cầu.

Trải qua hơn 400 năm cây cầu cùng với khu phố cổ đã trở thành biểu tượng giao lưu kiến trúc, văn hóa của những người Việt – Nhật – Hoa tại xứ Đàng Trong. Nhưng đến thời điểm hiện tại, biểu tượng này đang bị xuống cấp đến mức báo động.

Nhiều hạng mục hư hỏng nặng

Những năm qua, do sự tác động từ nhiều yếu tố, Chùa Cầu đang có sự xuống cấp nghiêm trọng. Từ những phần kết cấu móng cầu đến những hạng mục kèo, vách tường đều trong tình trạng báo động.

chua-cau-hon-400-nam-tuoi-can-duoc-giai-cuu
Một kết cấu nối đã mục và bị xê dịch.

Quan sát bằng mắt thường, mọi người đều có thể thấy được nhiều kết cấu nối của công trình đang có sự xê dịch, mục ruỗng. Điều này làm giới chức trách cũng như người dân lo ngại khi mà những kết cấu này giúp giữ sự ổn định của công trình.

Sự tác động của thời tiết cực đoạn cũng là một phần gây ra sự tác động của di tích này. Điều này tác động lớn khi mà miền Trung là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, lụt và lượng mưa lớn cùng nắng gắt đã làm cho nhiều kết cấu gỗ dễ bị hư hỏng.

Không những thế, hàng này câu cầu này phải “cõng” hơn 4000 lượt du khách vào thăm quan khiến cho di tích ngày một “hấp hối”.

Phương pháp tạm thời được cơ quan chức năng quản lý đưa ra gần đây là cho gia cố thêm nhiều thanh gỗ để chịu bớt lực cho công trình đã quá tuổi này. Việc này được thực hiện nhằm chống đỡ trước khi có sự cố đáng tiếc nào xảy ra với di tích.

Đặc biệt, nhiều ván lót sàn cung bị hư hỏng, khi từ trên mặt sàn có thể nhìn thấy nước từ dưới chân cầu làm nhiều người lo ngại.

Cùng với các khớp nối thì phần mái cũng lộ ra nhiều điểm hư hỏng. Tại những thanh đỡ mái các lớp ngói âm dưỡng đã bị mục khá nhiều, có nhiều thanh gỗ hàng trăm tuổi bị võng xuống do không còn chịu nổi sức nặng của những tấm ngói.

Cùng với đó, nhiều miếng ngói cũng đã bị bỡ nát, khi mưa xuống làm dột lỗ chỗ nhiều nơi trên cầu cùng phần miếu thờ.

Nan giải vấn đề cứu lấy di tích

Vấn đề trùng tu di tích này vẫn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi và vướng phải sự chồng chéo từ nhiều dự án vẫn chưa được quyết toán xong.

Đã từng có một giải pháp được các nhà khoa học Nhật Bản, Việt nam cũng như Viện Quy hoạch kiến trúc quốc gia đều đưa ra ý kiến sẽ trùng tu di tích Chùa Cầu phương pháp hạ giải toàn bộ cây cầu.

chua-cau-hon-400-nam-tuoi-can-duoc-giai-cuu
Phần đế móng có dấu hiệu xuống cấp phải gia cố. 

Tuy nhiên sau khi ý kiến này đưa ra bị sự phản đối lớn của dư luận trong nước và du khách, nhiều ý kiến cho rằng làm như vậy sẽ di tích 400 tuổi sẽ thành 1 tuổi.

Qua trao đổi, Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An cũng cho rằng Chùa Cầu đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Để giảm bớt áp lực du khách đi lên Chùa Cầu, giới chức trách Hội An cũng đã đưa ra nhiều giải pháp tạm thời để chờ biện pháp tôn tạo Chùa Cầu chính thức.

Đó là giao cho hướng dẫn viên khu vực 2 đầu Chùa Cầu điều tiết số lượng khách tham quan nhất định với mỗi nhóm không quá 40 người trên một lượt qua cầu. Đồng thời trước đó, nơi đây cũng đã cho xây dựng một cây cầu gỗ tạm phía trước di tích cho du khách đi qua nhằm giảm áp lực cho cây cầu đang bị xuống cấp.

Ông Sơn cũng tiết lộ thêm, sắp tới đây vào dịp kỷ niệm 20 năm ngày Hội An được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, UBND TP sẽ tổ chức một hội thảo khoa học nữa để quyết định giải pháp trùng tu cuối cùng.

Một điều gây khó khăn trong công tác tôn tạo di tích Chùa Cầu nữa đó là quyết toán dự án tu bổ trước đó vẫn chưa hoàn thành. Vào năm 2008, dự án tu bổ Chùa Cầu có 3 gói thầu riêng là: Làm trạm bơm nước dưới chân cầu; cải tạo, nạo vét hồ điều hòa và hạ giải Chùa Cầu. Tuy nhiên đến nay, các hạng mục này vẫn chưa được quyết toán xong.

chua-cau-hon-400-nam-tuoi-can-duoc-giai-cuu
Mỗi ngày di tích này phải "cõng" hơn 4.000 lượt khách tham quan.

Và cũng theo Luật Di sản, muốn lập hồ sơ dự án mới thì phải hoàn thành quyết toán dứt điểm dự án cũ trước đó. Từ điều này đã làm khó cho cơ quan chức năng TP Hội An khi muốn lập hồ sơ trung tu Chùa Cầu khi nơi này đã xuống cấp trầm trọng.

Thiết nghĩ, các cơ quan có thẩm quyền, các chuyên gia nên nhanh chóng đồng hành cùng với Hội An để tìm ra một phương pháp tối ưu để bảo vệ một di tích đặc sắc mang tính biểu tượng này trước khi quá muộn.

 

Chùa Cầu Hội An có nguy cơ sập?

Chùa Cầu Hội An có nguy cơ sập, đó là nhận định của Kiến trúc sư Lê Thành Vinh, người chủ trì dự án trùng tu ngôi chùa này 30 năm trước. Ông Vinh cũng cho biết thêm rằng chùa Cầu Hội An...

 

Hàng nghìn người đổ về phố cổ Hội An vía chùa Ông

Sáng 3/3, hàng nghìn người dân từ khắp mọi nơi đã đổ xô về phố cổ Hội An, Quảng Nam để vía chùa Ông (ngôi chùa còn có tên gọi khác là Quan Công miếu)–nơi đang thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường với 2 ngựa Bạch Mã, Xích Thố.

 

Ngày Quốc khánh trốn Hà Nội, về Hội An ngắm vẻ đẹp bình yên

Hội An (Quảng Nam) dù vào ngày thường hay ngày lễ cũng đều mang vẻ đẹp an yên, trầm lắng đến lạ.

 

Sống thiền ở Hội An

Không quá phô trương, đắt đỏ, ở Hội An chỉ đơn giản là hòa mình vào một không khí dễ chịu khó quên, để tìm chút tĩnh thiền trong cuộc sống đầy vội vã.