Chuyên gia Đinh Trọng Thịnh: Có thể xem xét điều chỉnh giá điện ở mức phù hợp
Giá nguyên, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất điện từ đầu năm đến nay tăng mạnh, khiến Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) gặp rất nhiều khó khăn trong cân bằng tài chính cũng như đảm bảo an ninh năng lượng. Theo PGS. TS Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia Kinh tế Tài chính, đã đến lúc cần phải xem tác động của giá nguyên, nhiên liệu đầu vào, các chi phí sản xuất, chi phí vận tải,… đến hoạt động của EVN, từ đó có thể xem xét mức điều chỉnh giá điện phù hợp.
PV: Thưa ông, năm 2022 tình hình giá năng lượng thế giới đã tác động như thế nào đến thị trường năng lượng Việt Nam?
Ông Đinh Trọng Thịnh: Năm 2022 là một năm rất khác biệt so với những năm trước. Các quốc gia trên thế giới đang tăng trưởng chậm lại, trong khi lạm phát rất cao. Đồng thời, chiến tranh giữa Ukraina – Nga cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá nhiên liệu như xăng dầu, khí đốt trên thế giới tăng một cách đáng kể. Đặc biệt, giá khí đốt tăng mạnh đã khiến cho chi phí sản xuất điện ở các nước châu Âu tăng cao; từ đó, tác động đến giá các nhiên liệu năng lượng thay thế như than, dầu mỏ… để phục vụ phát điện cũng tăng lên.
Hiện nay, Việt Nam đã hội nhập tương đối sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu. Do đó, giá nguyên nhiên vật liệu cũng như các dịch vụ, chi phí sản xuất kinh doanh… của thế giới sẽ tác động trực tiếp đến Việt Nam, trong đó lĩnh vực năng lượng cũng không ngoại lệ.
PV: Thưa ông, EVN vừa cho biết, chi phí sản xuất điện tăng cao do giá nhiên liệu tăng đột biến; do đó đã báo cáo và đề xuất Chính phủ xem xét điều chỉnh giá điện. Quan điểm của ông về vấn đề này?
Ông Đinh Trọng Thịnh: Năm 2020, 2021, khi đại dịch COVID-19 bùng phát, để phục vụ việc phòng, chống dịch cũng như đáp ứng các yêu cầu khác nhằm cân đối vĩ mô, ổn định nền kinh tế của đất nước, hầu hết tất cả các giá nguyên, nhiên liệu, các dịch vụ công của nhà nước cung cấp đều được yêu cầu giữ bình ổn và không tăng giá.
Tuy nhiên, đến bây giờ, khi nền kinh tế đã hồi phục, tăng trưởng và phát triển thì việc tính đúng, tính đủ các chi phí nguyên vật liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều lĩnh vực là đòi hỏi chính đáng và cần thiết. Vì thế, tôi cho rằng đã đến lúc cần phải xem tác động của giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, các chi phí sản xuất, chi phí vận tải… đến hoạt động của EVN; từ đó, có thể xem xét mức điều chỉnh giá điện phù hợp.
PV: Trong trường hợp không điều chỉnh giá điện, hoạt động của EVN sẽ ảnh hưởng như thế nào, thưa ông? Và ông có khuyến nghị gì trong việc điều hành giá điện trong thời gian tới?
Ông Đinh Trọng Thịnh: Điện là lĩnh vực rất quan trọng đối với sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội, dân sinh. Vì vậy, việc đảm bảo cung cấp đủ điện đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế là nhiệm vụ mà EVN phải thực hiện.
Nếu không tính đúng, tính đủ các chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh điện, sẽ gây nên những khoản lỗ rất lớn cho EVN. Điều này đứng về phương diện kinh tế thị trường là bất hợp lý.
Nếu Chính phủ vẫn kiên quyết là giữ giá điện, tôi cho rằng, Chính phủ phải có biện pháp bù lỗ cho EVN, cũng như các ngành mà Nhà nước đang quản lý và điều hành giá cả. Tuy nhiên, điều này sẽ gây áp lực lớn lên chi tiêu ngân sách và cân bằng ngân sách Nhà nước; và điều đó không theo đúng quy luật của kinh tế thị trường.
Nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự quản lý, điều tiết của Nhà nước, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để không một ai bị bỏ lại phía sau, việc Nhà nước can thiệp là cần thiết. Tuy nhiên, cần phải tôn trọng quy luật của nền kinh tế thị trường, nhất là khi Việt Nam đã hội nhập sâu rộng và thực hiện các cam kết với các khu vực, quốc gia đã ký hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Do đó, việc tính toán giá điện cũng như giá các dịch vụ công, các mặt hàng do Nhà nước điều hành giá theo đầu vào của thị trường là một trong những đòi hỏi cấp thiết hiện nay.
PV: Trân trọng cảm ơn ông!
Biến đổi khí hậu làm suy giảm sản lượng cà phê, hồ tiêu
09/01/2025, 14:03Kịch bản giá gạo Việt Nam trước chính sách thương mại mới của Hoa Kỳ
08/01/2025, 10:43Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
07/01/2025, 06:15THACO đồng hành cùng học bổng Nâng bước thủ khoa 2024
07/01/2025, 06:1510 sự kiện nổi bật của THACO năm 2024
07/01/2025, 06:14GDP năm 2024 tăng 7,09%
06/01/2025, 13:01Cứ 2 ngày làm việc Vinamilk có một sản phẩm mới hoặc bao bì mới
30/12/2024, 07:27Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vững vàng top 3 thế giới
Năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 10 tỷ USD, đây là mức kỷ lục. Đồng thời lĩnh vực này giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy.
Sở GTVT Long An thông tin về nhân sự sử dụng bằng cấp không hợp pháp của Tổng Công ty Thăng Long
Mới đây, Ban QLDA ở Lào Cai phát hiện trong hồ sơ dự thầu của Tổng công ty Thăng Long có nhân sự sử dụng bằng Đại học Giao thông Vận tải không hợp pháp. Sau đó, doanh nghiệp này có trúng gói thầu trị giá hơn 116 tỷ đồng tại Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Long An.
Liên danh Tập đoàn Đạt Phương liên tục bị phát hiện hồ sơ nhân sự không trung thực về bằng cấp và năng lực
Một ban quản lý dự án của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mới đây liên tục phát hiện liên danh của Công ty CP Tập đoàn Đạt Phương sử dụng nhân sự có bằng cấp không hợp pháp và thiếu trung thực trong việc kê khai năng lực kinh nghiệm của nhân sự… tại các dự án thi công xây dựng ở tỉnh này.
Gian lận bằng cấp Trường ĐH Tài nguyên - Môi trường TP.HCM: Liệu nhà thầu xây dựng DIC Holdings có bị xử lý?
Bên mời thầu đánh giá nhà thầu Công ty CP Xây dựng DIC Holdings có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu, vi phạm Khoản 4, Điều 16, Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15. Tuy nhiên, doanh nghiệp này vẫn chưa bị cấm thầu theo quy định tại Điều 27 và Điều 125 Nghị định 24/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
Gian lận bằng kỹ sư xây dựng Trường Đại học Bình Dương: Bất ngờ nhân tố U&I
Mặc dù liên tiếp bị đơn vị chức năng ở Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu phát hiện đưa bằng kỹ sư xây dựng dân dụng không hợp pháp của Trường Đại học Bình Dương vào hồ sơ tham gia hoạt động đấu thầu, Công ty CP Xây dựng U&I (Unicons) không những không bị cấm thầu mà còn tiếp tục trúng thầu giá trị lớn.
An Phú Gia (APGcons) gian lận bằng kỹ sư xây dựng, liệu có bị cấm thầu?
Bên mời thầu đánh giá nhà thầu Công ty CP Xây dựng An Phú Gia (APGcons) có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu, vi phạm Khoản 4, Điều 16, Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15. Theo quy định tại Điều 125, Nghị định 24/2024/NĐ-CP, trường hợp giả mạo hồ sơ, tài liệu sẽ bị cấm thầu từ 3-5 năm.
Sau điều chỉnh, bảng giá đất Hà Nội cao nhất hơn 695 triệu đồng/m2
Tại bảng giá đất điều chỉnh mới nhất, giá đất ở có mức cao nhất là hơn 695,3 triệu đồng một m2 tại loạt tuyến đường của quận Hoàn Kiếm
Điện hạt nhân: Nguồn năng lượng bền vững và thân thiện với môi trường
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng và nhu cầu năng lượng không ngừng gia tăng, việc tìm kiếm các nguồn năng lượng bền vững và thân thiện với môi trường là một ưu tiên hàng đầu.
Trải nghiệm ưu đãi mùa lễ hội khi săn vé máy bay cùng gia đình, bạn bè từ Vietjet
Tưng bừng mùa lễ hội cuối năm, Vietjet mang đến ưu đãi giảm giá 10% hạng vé Eco (*) khi đặt vé nhóm đông người từ 3 đến 5 khách (**)