Thứ sáu, 19/08/2022, 08:06 AM
  • Click để copy

Chuyên gia WB đề xuất hỗ trợ Việt Nam đẩy nhanh chuyển dịch năng lượng hướng tới tăng trưởng xanh

Đầu tư công vào lưới điện, nhập khẩu năng lượng sạch, đảm bảo nguồn cung năng lượng tái tạo chi phí thấp... là những khuyến nghị được Điều phối viên Chương trình phát triển hạ tầng, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đề xuất nhằm hỗ trợ Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển dịch năng lượng, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Nhiều thách thức

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), lần đầu tiên Việt Nam cam kết sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính để đạt mức phát thải ròng bằng 0 (net zero) vào năm 2050. Net zero là đạt được sự cân bằng giữa lượng khí nhà kính phát thải vào khí quyển và lượng được hấp thụ tại một giai đoạn bất kỳ.

Thực tế, Việt Nam đang tích cực thực hiện chuyển dịch năng lượng hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Tuy nhiên, để thúc đẩy hoạt động này, giới chuyên gia cho rằng, ngành năng lượng Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua.

Tại Hội thảo "Tác động của COP26 đến chuyển dịch năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh" do Bộ Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT) và Bộ Công Thương tổ chức ngày 17/8 tại Hà Nội, ông Rahul Kitchlu - Điều phối viên Chương trình phát triển hạ tầng, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam khẳng định, lĩnh vực năng lượng, với vai trò cung cấp tiếp cận điện năng cho toàn dân, đóng vai trò quan trọng cho quá trình chuyển đổi kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, sự phát triển về kinh tế và năng lượng vẫn đang cho thấy sự phụ thuộc lớn vào than. Từ đó đưa đến nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, và khiến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên đầu người tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới.

 Cam kết đạt net zero vào năm 2050 của Việt Nam đóng vai trò quan trọng toàn cầu.

 Cam kết đạt net zero vào năm 2050 của Việt Nam đóng vai trò quan trọng toàn cầu.

"Trong bối cảnh này, những cam kết của Việt Nam tại COP26 được tổ chức tại Glasgow về net zero vào năm 2050 đóng vai trò quan trọng toàn cầu. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đi đầu về phát triển năng lượng tái tạo – với hơn 20 GW năng lượng tái tạo – và huy động 17 tỷ USD đầu tư tư nhân trong vòng 2 năm qua. Đây là một nỗ lực vô cùng đáng ghi nhận và là những bước đi nghiêm túc hướng tới đẩy mạnh chuyển dịch năng lượng sạch và loại bỏ carbon khỏi nền kinh tế", chuyên gia nhấn mạnh.

Dù vậy, theo ông Rahul Kitchlu, phía trước vẫn còn rất nhiều thách thức. Làm sao để cân bằng giữa chuyển dịch năng lượng và đảm bảo an sinh xã hội, cũng như giá thành hợp lý của nguồn cung năng lượng nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng đang gia tăng nhanh chóng, song hành với việc chuyển đổi thành một nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045 của Chính phủ.

Dung hòa phát triển kinh tế với rủi ro khí hậu

Để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch năng lượng nhằm đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0, chuyên gia WB đã đưa ra một loạt khuyến nghị cho Việt Nam.

Một là, để giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, Việt Nam có thể hiện thực hóa việc tạo ra thêm khoảng 370 GW năng lượng tái tạo vào năm 2040 chủ yếu qua đầu tư tư nhân. Theo đó, cần có các cải tiến trong việc hoạch địch mở rộng hệ thống năng lượng, khung pháp lý đối với việc thu mua để đảm bảo nguồn cung năng lượng tái tạo có chi phí thấp.

Đặc biệt, những chính sách hàng rào thương mại đã góp phần vào sự phát triển nhanh chóng của năng lượng tái tạo nên được thay thế bởi cơ chế dựa trên cạnh tranh một cách hệ thống và minh bạch. Từ đó giúp mang đến các dự án năng lượng tái tạo từ nguồn vốn tư nhân hoạt động hiệu quả với chi phí thấp, giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của Việt Nam một cách bền vững.

Hai là, việc tích hợp nguồn năng lượng tái tạo phát triển nhanh chóng sẽ đòi hỏi việc tăng cường đầu tư vào lưới điện. Mặc dù Việt Nam đã rất thành công trong việc mở rộng quy mô của các dự án tư nhân trong năng lượng tái tạo, vẫn còn nhiều hạn chế trong lĩnh vực này.

Để đáp ứng được lượng năng lượng tái tạo tăng lên, hệ thống điện có thể cần dung lượng dự trữ khoảng 60 Gigawatts cho tới năm 2040. Đầu tư công vào lưới điện và tính linh hoạt của hệ thống cũng giúp giảm thiểu các nguy cơ liên quan tới đầu tư tư nhân trong năng lượng tái tạo.

Ba là, thúc đẩy truyền tải và mua bán điện giữa các khu vực cũng giúp tăng việc nhập khẩu năng lượng sạch. Việt Nam có thể cân nhắc ưu tiên nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc do 2 quốc gia này có nguồn thủy điện phong phú. Nhập khẩu năng lượng sạch là một phương án khả thi để hỗ trợ các chiến lược giảm carbon một cách hiệu quả, chi phí thấp cho ngành điện.

Bốn là, sử dụng năng lượng hiệu quả là cực kỳ quan trọng và là một phương án có chi phí phù hợp cho Việt Nam trong chuyển dịch năng lượng. Việc thực hiện các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả và đầu tư nhằm giảm nhu cầu năng lượng một cách chủ động và trên quy mô toàn quốc có thể giúp Việt Nam tránh được việc phải tăng thêm 12 Gigawatts sản lượng điện tới năm 2030. Cải thiện khung chính sách và thúc đẩy năng lực cho các tổ chức địa phương về sử dụng năng lượng hiệu quả nên là một phần quan trọng trong kế hoạch giảm carbon của Việt Nam.

Năm là, phát triển nguồn khí tự nhiên như nguồn nhiên liệu trong quá trình chuyển dịch giúp thay thế việc sản xuất điện từ than cần phải được hoạch định cẩn thận và đầu tư có chọn lọc trong các dự án nhập khẩu khí hóa lỏng. Để làm như vậy, Việt Nam cần cân nhắc cả nguy cơ của việc trì hoãn chuyển dịch năng lượng xanh trong thời gian dài. Năng lượng từ khí tự nhiên là một phương án thay thế than trong việc tăng cường tính ổn định và linh hoạt của hệ thống năng lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cũng như việc tích hợp năng lượng tái tạo.

"Cuối cùng, và quan trọng nhất, quy hoạch phát triển điện lực 8 sắp tới sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng giữa các nguồn cung đa dạng và xác định được lộ trình để chuyển dịch năng lượng cho nền kinh tế phát thải ròng bằng 0. Dù có nhiều bước tiến đáng kể, bản kế hoạch sơ bộ vẫn chưa song hành trọn vẹn với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Song hành kế hoạch này với những cam kết được đưa ra ở COP26 và phê duyệt kế hoạch kịp thời sẽ giúp xác định rõ lộ trình chuyển dịch và khung thời gian liên quan tới sử dụng than trong ngành điện, cung cấp hướng dẫn hiệu quả cho khu vực kinh tế công, tư nhân và quốc tế", chuyên gia nhấn mạnh.

Cũng theo ông Rahul Kitchlu, quá trình chuyển dịch năng lượng sẽ đòi hỏi vốn đầu tư và cần giảm thiểu tác động lên giá điện. Để đáp ứng nhu cầu tài chính, cần có sự kết hợp của nhiều nguồn lực, bao gồm tái phân bổ nguồn tiết kiệm nội địa cho các dự án liên quan đến khí hậu, tăng dự trữ quốc gia, và nguồn hỗ trợ tài chính từ bên ngoài.

Mặc dù phía trước còn nhiều thách thức, WB luôn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong quá trình đầu tư, nâng cao năng lực, thực hiện chuyển dịch năng lượng hiệu quả.

UOB tăng dự báo GDP Việt Nam thêm 0,9 điểm %

UOB tăng dự báo GDP Việt Nam thêm 0,9 điểm %

09/07/2025 10:24

UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay lên mức 6,9%, tăng 0,9 điểm % so với mức trước đó, dựa trên tình hình khả quan của đàm phán thuế quan với Mỹ.

Vietjet mở đường bay mới đến Tây An cổ kính: Kết nối hai miền di sản Việt Nam – Trung Quốc

Vietjet mở đường bay mới đến Tây An cổ kính: Kết nối hai miền di sản Việt Nam – Trung Quốc

08/07/2025 10:53

Rộn ràng mùa du lịch hè, Vietjet khai trương đường bay mới kết nối Hà Nội và Tây An (Trung Quốc), thêm lựa chọn mới cho hành trình khám phá văn hóa, ẩm thực và kiến trúc độc đáo của hai thành phố có bản sắc văn hóa, lịch sử đặc biệt của hai nước.

Việt Nam áp thuế với một số sản phẩm thép HRC Trung Quốc

Việt Nam áp thuế với một số sản phẩm thép HRC Trung Quốc

07/07/2025 10:59

Mức thuế chống bán phá giá đối với thép Trung Quốc dao động từ 23,1% đến 27,83%, áp dụng từ ngày 6/7/2025 và kéo dài 5 năm.

Cùng Vietjet bay thẳng tới Thành Đô, đắm chìm vào di sản văn hóa Trung Hoa

Cùng Vietjet bay thẳng tới Thành Đô, đắm chìm vào di sản văn hóa Trung Hoa

07/07/2025 10:25

Đón mùa du lịch hè sôi động, Vietjet tiếp tục khai trương đường bay kết nối thủ đô Hà Nội với Thành Đô (Trung Quốc). Sự kiện thu hút sự quan tâm đặc biệt và nhận được nhiều lời chúc mừng từ người dân và du khách ở hai địa phương, hai nước Việt Nam - Trung Quốc.

Vinamilk tiếp lửa đam mê, tôn vinh sáng tạo tại sự kiện điện ảnh Châu Á

Vinamilk tiếp lửa đam mê, tôn vinh sáng tạo tại sự kiện điện ảnh Châu Á

04/07/2025 16:22

Từ ngày 29/6 đến 5/7/2025, Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng lần thứ ba (DANAFF III) chính thức diễn ra tại thành phố biển Đà Nẵng. Đồng hành cùng sự kiện có ý nghĩa đặc biệt của ngành điện ảnh châu Á, Vinamilk kỳ vọng sẽ lan tỏa mạnh mẽ tinh thần sáng tạo – đổi mới, đồng thời nuôi dưỡng thế hệ tài năng trẻ trong lĩnh vực nghệ thuật thứ bảy.

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng mạnh nửa đầu 2025

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng mạnh nửa đầu 2025

04/07/2025 14:20

6 tháng đầu năm 2025, ngành nông, lâm, thủy sản ghi nhận xuất khẩu 33,84 tỷ USD, tăng hơn 15% so với cùng kỳ, thặng dư thương mại gần 10 tỷ USD.

Giá tiêu hôm nay 2/7: Lên mức 154.000 – 157.000/kg

Giá tiêu hôm nay 2/7: Lên mức 154.000 – 157.000/kg

02/07/2025 10:33

Giá tiêu hôm nay 2/7 tăng nhẹ 500 – 1.000 đồng/kg, phổ biến 154.000 – 157.000 đồng/kg. Xuất khẩu có tín hiệu khởi sắc, nguồn cung trong nước tiếp tục giảm.

Những nhóm đối tượng không chịu thuế VAT theo Nghị định mới

Những nhóm đối tượng không chịu thuế VAT theo Nghị định mới

02/07/2025 10:31

Từ ngày 1/7, Nghị định số 181/2025/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Thuế giá trị gia tăng chính thức có hiệu lực, quy định rõ ràng các trường hợp không thuộc diện chịu thuế VAT.

Giá xăng giảm nhờ thuế VAT xuống còn 8%

Giá xăng giảm nhờ thuế VAT xuống còn 8%

01/07/2025 10:41

Theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng, mặt hàng xăng được giảm thuế từ 10 xuống còn 8%. Do đó, giá xăng đã giảm tại kỳ điều hành ngày 1/7/2025.

Xem thêm