Cựu Đại tá biên phòng và chiêu nhận tiền bảo kê ông trùm buôn lậu xăng dầu
Cựu Đại tá Chỉ huy trưởng Biên phòng Kiên Giang kiêm cựu Phó Chánh Văn phòng 389 bị cáo buộc nhận hàng trăm nghìn USD của ông trùm buôn lậu xăng dầu.
Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương vừa hoàn thành cáo trạng, truy tố 14 bị can trong vụ án "Buôn lậu", "nhận hối lộ", "tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài" và "không tố giác tội phạm" liên quan nhiều người là cựu sĩ quan quân đội.
Các bị cáo nêu trên có liên quan đến đường dây buôn lậu hơn 198 triệu lít xăng dầu từ Singapore về Việt Nam do bị can Phan Thanh Hữu (Giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh) cầm đầu.
Phiên toà xét xử tới đây dự kiến sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 12 đến 14/7).
Đáng chú ý, trong vụ án này bị cáo Nguyễn Thế Anh - cựu Đại tá, cựu Chỉ huy trưởng Biên phòng Kiên Giang, cựu Phó chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia bị cáo buộc có hành vi "Nhận hối lộ" và "Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép", quy định tại các Điều 349, 354 Bộ luật Hình sự.
Cán bộ 389 nhận hàng trăm ngàn USD để bảo kê buôn lậu xăng
Báo Tiền Phong đưa tin từ cáo trạng: Từ tháng 9/2019, "ông trùm" Phan Thanh Hữu cấu kết với một số đối tượng vận chuyển xăng lậu sang Campuchia bán kiếm lời đã nhờ Nguyễn Thế Anh giúp đỡ. Lúc này, Nguyễn Thế Anh đang là Phó Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, biệt phái sang giữ chức vụ Phó Chánh Văn phòng, thuộc Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Theo thỏa thuận, mỗi tháng Hữu sẽ chi cho Thế Anh số tiền 30.000 USD và 100 triệu đồng. Tổng số tiền từ tháng 10/2019 - 2 /2020, Hữu chi cho Thế Anh tổng cộng 150.000 USD và 500 triệu đồng.
Đầu năm 2020, Hữu và đồng phạm có ý định vận chuyển xăng nhập lậu vào tiêu thụ trong nội địa nên Hữu hẹn gặp Nguyễn Thế Anh tại khách sạn REX (ở đường Nguyễn Huệ, Quận 1) tiếp tục “nhờ vả”.
Tại cuộc gặp, Nguyễn Thế Anh yêu cầu Hữu phải chi cho cấp trên và một số lực lượng khác với tổng số tiền hằng tháng 60.000 USD và 950 triệu đồng. Phan Thanh Hữu chấp nhận chi hối lộ cho Nguyễn Thế Anh từ tháng 3/2020 - 8/2020, tổng cộng 360.000 USD và 5,7 tỷ đồng.
Tuy nhiên, từ tháng 8/2020, Hữu biết Nguyễn Thế Anh chuyển về làm Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang, nên từ tháng 9/2020 - 1/2021, mỗi tháng ông ta chỉ chi cho Nguyễn Thế Anh số tiền 10.000 USD.
Cơ quan truy tố kết luận, tổng số tiền Phan Thanh Hữu đã chi để hối lộ cho Nguyễn Thế Anh trong thời gian từ tháng 10/2019 - 1 /2021 là 560.000 USD và 6,2 đồng.
Nhờ em họ đi nhận tiền "bảo kê" hàng tháng
Báo Tuổi Trẻ TP HCM dẫn cáo trạng viết: Theo kết luận của Viện kiểm sát quân sự Trung ương, trong toàn bộ các lần nhận tiền hối lộ, Nguyễn Thế Anh không trực tiếp nhận tiền từ Hữu, mà giao cho Nguyễn Văn An (SN 1989, là em con chú ruột) đi nhận.
Cụ thể: Ngày 15 hằng tháng, Phan Thanh Hữu chủ động gọi điện cho Nguyễn Văn An hoặc An gọi cho Hữu để hẹn thời gian lấy tiền. Trước khi giao tiền, Hữu đều sắp xếp thành các cọc tiền để trong túi nilông màu đen, buộc gọn để bỏ vừa vào cốp xe máy của An.
Trong thời gian từ tháng 10/2019 đến tháng 1/2021, Nguyễn Văn An đã 16 lần nhận tiền của Phan Thanh Hữu mang về cho Nguyễn Thế Anh.
Về hành vi tổ chức cho bị can Nguyễn Văn An trốn ra nước ngoài trái phép của bị can Nguyễn Thế Anh, cáo trạng nêu: Sau khi Phan Thanh Hữu bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai bắt tạm giam để điều tra vào tháng 3/2021, Nguyễn Thế Anh gọi điện thoại cho Nguyễn Văn An tìm cách trốn đi lánh nạn một thời gian.
Cuối tháng 3/2021, Nguyễn Thế Anh đã gọi điện cho bạn ở Hà Nội liên hệ Đặng Huy B. (trú tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) tìm việc giúp An.
Đầu tháng 4/2021, An được chở tới cửa khẩu Lao Bảo, do không có hộ chiếu và sợ bị phát hiện nên An không làm thủ tục đi qua cửa khẩu theo đường chính ngạch. An bắt xe ôm ra khu đường rừng, thuê người dẫn đường (hết 10 triệu đồng) để vượt biên trái phép sang Lào làm việc tại lán trại của Bình ở tỉnh Savannakhet. Hơn 1 tháng sau, An bị bắt giữ, bàn giao cho Công an Việt Nam.
14 bị can gồm những ai?
Báo Người Lao Động đưa tin: 14 bị can bị truy tố gồm Phùng Danh Thoại (cựu Đại tá, trưởng phòng Xăng dầu, Cục Hậu cần, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển);
Nguyễn Thế Anh (cựu đại tá, cựu chỉ huy trưởng Biên phòng Kiên Giang, cựu phó chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia);
Nguyễn Văn An (trú tại quận Tân Phú, TP HCM);
Lê Văn Minh (cựu Thiếu tướng, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển); Nguyễn Văn Hùng (cựu Thượng tá, đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Trường Long Hòa, Bộ đội Biên phòng tỉnh Trà Vinh);
Lê Xuân Thanh (cựu Thiếu tướng, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển); Phan Thị Xuân (trú tại TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu); Nguyễn Thanh Lâm (cựu Trung tá, hải đội trưởng Hải đội 2 Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng); Phạm Văn Trên (cựu Đại tá, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Trà Vinh) cùng 5 sĩ quan khác bị Viện kiểm sát quân sự trung ương truy tố về các tội Buôn lậu, Nhận hối lộ, Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép, Không tố giác tội phạm.
Clip "tiền tấn" trong đường dây xăng giả cực lớn: 4 máy đếm tiền 5 tiếng mới xong: (Nguồn: Thanh Niên).
TIN LIÊN QUAN
-
Đội trưởng Hải quan ba lần nhận tiền để 'ngó lơ' cho đường dây buôn lậu xăng
-
Đối diện mức phạt 100 triệu vì bị nghi buôn lậu, mỹ nhân Việt Nam xuất hiện thế nào tại Miss Intercontinental 2021?
-
Đang xét xử vụ án Nhật Cường buôn lậu
-
Chiêu buôn lậu tinh vi của Bùi Quang Huy và đồng phạm trong vụ án Nhật Cường
Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở mái đê hữu Đáy
22/11/2024, 06:15Chỉ bàn làm, không bàn lùi!
21/11/2024, 06:43Độ tuổi sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa
20/11/2024, 06:28Bão số 9 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 300km và đang suy yếu dần
19/11/2024, 14:17Siêu bão Man-yi giật cấp 14, chính thức vào biển Đông
Siêu bão Man-yi mạnh cấp 11 (103-117km/h), giật cấp 14, di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ 20km/h. Vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông.
Công bố quyết định chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đức Trung
Sáng ngày 16/11, Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025.
Miền Bắc sẽ đón đợt không khí lạnh vào cuối tuần này
Từ đêm 16/11 đến ngày 24/11, Bắc Bộ mưa vài nơi. Khoảng 18/11, một đợt không khí lạnh tăng cường khả năng tràn về miền Bắc khiến nền nhiệt khu vực này giảm, trời rét về đêm và sáng sớm.
Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông tại đường Trần Phú (Hà Đông)
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội thông báo về tổ chức điều chỉnh giao thông trên đường Trần Phú (quận Hà Đông).
Bão số 8 sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 07 giờ ngày 14/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,0 độ Vĩ Bắc; 114,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông.
Đề xuất dùng giá đất cũ cho người mua nhà ở công tại TP.HCM
Trung tâm Quản lý nhà và Giám định xây dựng TP.HCM đề xuất áp dụng bảng giá đất cũ cho các hồ sơ mua nhà ở công đã nộp trước ngày 31/10 nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Thủ tướng cho biết sẽ tập trung thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai, trong đó nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng phó, cứu hộ, cứu nạn, chất lượng dự báo, cảnh báo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng: Báo chí đã có những bước phát triển về nội dung, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, báo chí cách mạng Việt Nam đã có những bước phát triển về nội dung, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Thông tin tuyên truyền đã phát huy vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận và niềm tin xã hội, góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Chuyên gia nói gì khi hàng loạt cơn bão nối đuôi nhau vào Biển Đông?
Sau bão số 8 vào Biển Đông, có thể bão số 9 sẽ tiếp tục nối đuôi theo sau, tiếp đó là vùng áp thấp đang phát triển có khả năng mạnh lên thành bão.