Cựu Đại tá cảnh sát biển 'góp vốn' cùng trùm buôn lậu xăng dầu
Đại tá Phùng Danh Thoại - Trưởng phòng xăng dầu thuộc Cục Hậu cần Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã góp 5 tỷ đồng vào đường dây buôn lậu xăng dầu của ông trùm Phan Thanh Hữu.
Liên quan đến đường dây buôn lậu hơn 198 triệu lít xăng dầu từ Singapore về Việt Nam do Phan Thanh Hữu (Giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh) cầm đầu, có sự bảo kê của hàng loạt tướng, tá, cán bộ cảnh sát biển, biên phòng.
Dự kiến, ngày 12/7 tới, Tòa án quân sự Quân khu 7 mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 14 bị cáo trong vụ buôn lậu, nhận hối lộ, tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài và không tố giác tội phạm.
Trong số 14 bị cáo bị truy tố có Phùng Danh Thoại - cựu Đại tá, Trưởng phòng Xăng dầu Cục Hậu cần, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển (CSB) - được xác định góp vốn cùng trùm buôn lậu xăng dầu.
Báo Người Lao Động đưa theo cáo trạng: Đầu năm 2019, tàu Glory của Phan Thanh Hữu bị lực lượng Vùng Cảnh sát biển 3 bắt giữ vì vận chuyển lậu 1,7 triệu lít dầu DO. "Ông trùm" này đã nhờ Đào Ngọc Viễn (54 tuổi, ở TP HCM) tìm mối quan hệ để giúp Hữu không bị xử lý hình sự.
Do có mối quan hệ trước với Đại tá Phùng Danh Thoại - Trưởng phòng xăng dầu thuộc Cục Hậu cần Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, vì vậy Viễn đã trực tiếp dẫn Hữu đến gặp Thoại để nhờ Thoại xử lý vụ tàu Glory nhưng Thoại từ chối vì không có khả năng giúp Hữu, từ đó Hữu và Thoại quen biết nhau.
Sau khi Thoại và Hữu quen biết nhau, với ý định lợi dụng ảnh hưởng của Thoại đối với lực lượng Cảnh sát biển để thuận lợi trong quá trình thực hiện hành vi buôn lậu, Viễn đã nhiều lần rủ Thoại tham gia góp vốn để kinh doanh xăng dầu cùng mình và Hữu. Viễn đề nghị Thoại góp 5 tỷ đồng để làm vốn mua hàng, lợi nhuận chia vài tỷ đồng/năm. Vì lợi nhuận thu được rất lớn từ hoạt động buôn lậu xăng dầu, Thoại không làm chủ được bản thân nên đã đồng ý góp vốn với Viễn và Hữu để tổ chức buôn lậu xăng từ nước ngoài về Việt Nam tiêu thụ.
Từ tháng 5 đến tháng 7/2019, Thoại đã chuyển cho Viễn số tiền 5 tỷ đồng để góp vốn cùng với Phạm Hùng Cường (56 tuổi, ở TP Hải Phòng) và đối tượng Trọng "dầu" (chưa rõ nhân thân lai lịch) góp vốn với Phan Thanh Hữu để mua xăng dầu từ Singapore vận chuyển về Việt Nam tiêu thụ và ăn chia theo tỷ lệ 60-40%, trong đó Hữu 40%, nhóm của Viễn 60% (tổng vốn là 53,4 tỷ đồng). Tuy nhiên, Viễn, Cường không nói cho Thoại biết về việc Thoại có cổ phần bao nhiêu phần trăm trong nhóm và có bao nhiêu người cùng tham gia.
Đến tháng 4/2020, khi Thoại, Viễn, Cường gặp Hữu ở TP Hải Phòng để bàn bạc, thống nhất giá cước thuê tàu vận chuyển xăng từ Singapore về Việt Nam. Thoại được xem bảng kê chi phí của Hữu gồm: Giá nhập xăng, chi phí thuê tàu, chi phí hối lộ cho các cá nhân thuộc lực lượng chức năng trong phòng, chống buôn lậu, giá bán xăng, lợi nhuận thu được hàng tháng. Từ đó Thoại đã chính thức biết được trong nhóm mua xăng dầu lậu từ Singapore vận chuyển về tiêu trong nước có Viễn, Hữu và Cường.
Hữu, Viễn, Cường và Thoại đã thỏa thuận, thống nhất các chi phí vận chuyển xăng lậu từ Singapore về Việt Nam: Tàu Pacific Ocean có tải trọng nhỏ chở được khoảng 3 triệu lít xăng nên Viễn tính phí vận chuyển là 1,6 tỷ đồng/chuyến; Tàu Nhật Minh nhận xăng từ tàu Pacific Ocean để vận chuyển vào đất liền tiêu thụ là 1 tỷ đồng/lần. Tàu Western Sea chở được khoảng hơn 5 triệu lít xăng nên tính cước phí vận chuyển là 2,6 tỷ đồng/chuyến; các tàu Nhật Minh là 1,8 tỷ đồng/lần.
Số tiền thu được từ bán xăng nhập lậu vào Việt Nam sau khi trừ chi phí vận chuyển nêu trên và chi phí đưa hối lộ cho các cá nhân trong cơ quan chức năng (quân đội, hải quan, công an…) Hữu hưởng 40% lợi nhuận; Viễn, Cường, Thoại hưởng 60% lợi nhuận.
Báo Dân Trí đưa tin, cáo trạng còn xác định: Viễn trực tiếp điều động 2 tàu biển chuyên dụng chở xăng dầu do Công ty TNHH Đại Dương Hải Phòng của Viễn đứng tên sở hữu để vận chuyển xăng dầu Singapore về vùng biển Việt Nam. Hai tàu này được neo đậu tại vùng biển OPL (vùng biển tự do, giáp ranh các nước Singapore, Malaysia, Indonesia), khi được Viễn chỉ đạo thì Nguyễn Minh Khoa - Giám đốc Công ty TNHH VTB Thuận Phát - sẽ thông báo thời gian, thông tin đại lý cho thuyền trưởng điều tàu di chuyển vào cảng Vopak ở Singapore để liên lạc với đại lý nhận xăng vận chuyển về vùng biển Việt Nam giao cho các tàu Nhật Minh 07, Nhật Minh 08, Nhật Minh 09 của Phan Thanh Hữu đưa vào sông Hậu thuộc xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long và một số tàu khác đưa vào Khánh Hòa tiêu thụ.
Mỗi tháng, tàu Pacific Ocean và Wetern Sea vận chuyển từ 3-6 chuyến, mỗi chuyến từ 3,8 triệu đến 5 triệu lít xăng. Sau khi tiêu thụ xăng xong, hàng tháng Hữu lập bảng kê chi phí, lợi nhuận rồi in ra và gửi chuyển fax nhanh cho Cường tại Hải Phòng để Cường chuyển cho Viễn và đối chiếu. Sau khi thống nhất, Hữu yêu cầu Phan Lê Hoàng Anh (33 tuổi, con ruột của Hữu) sử dụng tài khoản của Phan Lê Hoàng Anh chuyển tiền vào tài khoản cho Phạm Hùng Cường để nhóm của Cường, Viễn, Thoại tự chia nhau.
Kết quả điều tra xác định: Phan Thanh Hữu, Đào Ngọc Viễn, Phạm Hùng Cường, Trọng "dầu" và Phùng Danh Thoại buôn lậu hơn 198 triệu lít xăng RON 95-III, trong đó đã tiêu thụ hơn 196 triệu lít, số lượng xăng hơn 2,5 triệu lít chưa kịp tiêu thụ thì bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai bắt giữ.
Căn cứ kết luận định giá tài sản của Hội đồng định giá tố tụng hình sự tỉnh Đồng Nai xác định, tổng giá trị hơn 198 triệu lít xăng RON 95-III là gần 2.800 tỷ đồng.
Thông qua việc thực hiện hành vi buôn lậu với số lượng xăng nói trên, Phan Thanh Hữu đã được hưởng 105 tỷ đồng, tương đương 40%; nhóm Viễn, Cường, Thoại, Trọng "dầu" hưởng 60%, tương đương số tiền là hơn 157 tỷ đồng.
Theo cáo trạng, Phùng Danh Thoại đã góp vốn buôn lậu xăng từ tháng 9/2019 đến tháng 12/2020, khi Viễn nhận được tiền chia lợi nhuận từ Hữu, hàng tháng chuyển đến tài khoản của Phạm Hùng Cường, Viễn chủ động gọi Thoại xuống Hải Phòng để đưa tiền mặt cho Thoại.
Thời gian, địa điểm đưa không cố định, nhưng thường Viễn đưa tiền cho Thoại tại quá cà phê gần công ty Viễn. Khi Viễn chia tiền lợi nhuận cho Thoại, Viễn không nói cho Thoại biết cụ thể số tiền lợi nhuận trong tháng của cả nhóm nên Thoại không biết số tiền Thoại được chia tương ứng bao nhiêu phần trăm lợi nhuận của cả nhóm.
Thoại xác định được Viễn chia lợi nhuận 16 lần (tương ứng 16 tháng), lần ít nhất là 250 triệu đồng (tháng 9/2020), lần nhiều nhất là 3,4 tỷ đồng (tháng 12/2020), tổng cộng Thoại đã được Viễn chia cho số tiền 18,3 tỷ đồng. Ngoài 16 lần được Viễn chia lợi nhuận, tháng 2/2020 Thoại còn yêu cầu Viễn, Hữu chuyển cho Thoại 4 tỷ đồng vào tài khoản Công ty TNHH ô tô Bắc Âu Hà Nội để Thoại thanh toán tiền mua ô tô Volvo XC90. Như vậy, tổng số tiền Phùng Danh Thoại hưởng lợi do nhóm buôn lậu của Viễn, Hữu chia cho là 22,3 tỷ đồng.
Trong quá trình điều tra, Phùng Danh Thoại đã nhận thức được sai lầm của mình và chủ động nộp 16,3 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.
Clip đại án buôn lậu xăng dầu: (Nguồn: VTC NOW).
TIN LIÊN QUAN
Cùng chủ đề
Vợ 2 cựu Tướng cảnh sát biển nhận tiền hối lộ của trùm buôn lậu xăng dầu
Cựu Đại tá biên phòng và chiêu nhận tiền bảo kê ông trùm buôn lậu xăng dầu
Xăng không đạt chất lượng chiếm tỷ lệ cao tại nhiều địa phương
Buôn lậu xăng dầu làm thất thu lớn ngân sách nhà nước
Thủ tướng cách chức Tư lệnh Cảnh sát biển của Trung tướng Nguyễn Văn Sơn
Chỉ bàn làm, không bàn lùi!
21/11/2024, 06:43Độ tuổi sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa
20/11/2024, 06:28Bão số 9 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 300km và đang suy yếu dần
19/11/2024, 14:17Siêu bão Man-yi giật cấp 14, chính thức vào biển Đông
18/11/2024, 10:38Công bố quyết định chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đức Trung
18/11/2024, 10:35Miền Bắc sẽ đón đợt không khí lạnh vào cuối tuần này
15/11/2024, 10:01Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông tại đường Trần Phú (Hà Đông)
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội thông báo về tổ chức điều chỉnh giao thông trên đường Trần Phú (quận Hà Đông).
Bão số 8 sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 07 giờ ngày 14/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,0 độ Vĩ Bắc; 114,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông.
Đề xuất dùng giá đất cũ cho người mua nhà ở công tại TP.HCM
Trung tâm Quản lý nhà và Giám định xây dựng TP.HCM đề xuất áp dụng bảng giá đất cũ cho các hồ sơ mua nhà ở công đã nộp trước ngày 31/10 nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Thủ tướng cho biết sẽ tập trung thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai, trong đó nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng phó, cứu hộ, cứu nạn, chất lượng dự báo, cảnh báo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng: Báo chí đã có những bước phát triển về nội dung, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, báo chí cách mạng Việt Nam đã có những bước phát triển về nội dung, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Thông tin tuyên truyền đã phát huy vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận và niềm tin xã hội, góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Chuyên gia nói gì khi hàng loạt cơn bão nối đuôi nhau vào Biển Đông?
Sau bão số 8 vào Biển Đông, có thể bão số 9 sẽ tiếp tục nối đuôi theo sau, tiếp đó là vùng áp thấp đang phát triển có khả năng mạnh lên thành bão.
Sáng nay, Quốc hội bắt đầu chương trình chất vấn và trả lời chất vấn
Từ ngày 11 - 16/11 sẽ bắt đầu tuần làm việc thứ 4 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV với nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý, từ sáng nay 11/11, Quốc hội tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.
Chuẩn bị xây dựng cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km, vận tốc 120km/h
UBND tỉnh Thái Bình vừa thông báo về dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình trong thời gian tới. Tuyến đường có chiều dài khoảng 60,9km với 4 làn xe hoàn chỉnh, vận tốc thiết kế 120km/h.
Bão số 7 giật cấp 17, có khả năng đổ bộ vào Đà Nẵng
Dự báo từ 72 đến 96 giờ tiếp theo, cơn bão số 7 di chuyển theo hướng Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km, cường độ tiếp tục suy yếu thêm.