Thứ sáu, 09/12/2022, 06:51 AM
  • Click để copy

Đá vỉa hè 'độ bền 70 năm' vừa lát đã hỏng, chuyên gia nói gì?

Theo Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, đá lát vỉa hè được khai thác bằng phương pháp nổ mìn, cho nên đá bị om. Ngoài ra, đá marble thường có gân đá, không được đồng chất nên khi mưa xuống thì bị giãn nở, tự vỡ, thậm chí không cần tác động vật lý.

Vỉa hè xuống cấp, mặt đá vỡ nát

Thời gian gần đây, trên phương tiện thông tin đại chúng có nhiều thông tin phản ánh về việc nhiều tuyến vỉa hè trên địa bàn TP.Hà Nội được lát đá tự nhiên, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã bị xuống cấp, hư hỏng. Hiện tượng này có thể thấy trên nhiều tuyến phố Hà Nội như Giảng Võ (Đống Đa), Nguyễn Chí Thanh (Ba Đình), Nguyễn Hữu Thọ (Hoàng Mai)... đang được xới tung để lát đá. Thời gian qua, việc chỉnh trang vỉa hè thường được Hà Nội làm rầm rộ vào dịp cuối năm.

Cụ thể, tại tuyến đường Liễu Giai (Ba Đình), dù mới được thay mới đá lát vỉa hè trong gần 2 năm qua nhưng nhiều đoạn đá lát bị nứt vỡ, gập ghềnh, bong tróc.

Hay tại tuyến đường Trần Duy Hưng, Lê Văn Lương, Khuất Duy Tiến... nhiều vỉa hè lát đá cũng bị nứt vỡ, xuống cấp nghiêm trọng, nhiều đoạn bị sụt lún sâu so với mặt vỉa hè.

Nhiều tuyến vỉa hè trên địa bàn TP.Hà Nội được lát đá tự nhiên, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã bị xuống cấp, hư hỏng. (Ảnh: Người đưa tin)

Nhiều tuyến vỉa hè trên địa bàn TP.Hà Nội được lát đá tự nhiên, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã bị xuống cấp, hư hỏng. (Ảnh: Người đưa tin)

Đặc biệt, trên tuyến đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân), cả một tuyến vỉa hè dài được lát đá "có độ bền 70 năm" gần như bị vỡ nát, nứt toác. Theo ghi nhận, hai bên vỉa hè đường Nguyễn Trãi hiện đã được xếp rất nhiều "đá tự nhiên" để chuẩn bị thay mới các đoạn nứt vỡ, dù tuyến phố này mới được đầu tư lát đồng bộ đá tự nhiên tuổi thọ 70 năm từ khoảng quý III/2017.

Trước đó, vào cuối năm 2012, TP thực hiện đề án “Cải tạo, chỉnh trang hè phố Hà Nội đến năm 2020”; năm 2016 ban hành những quy định mới về cải tạo hè phố. Đến cuối tháng 3/2021, UBND TP.Hà Nội lại tiếp tục ban hành Quyết định 1303/QĐ-UBND quy định về việc “Thiết kế mẫu hè đường đô thị trên địa bàn”.

Căn cứ theo các quyết định, đề án được phê duyệt, UBND TP đã chấp thuận với đề xuất cải tạo, làm mới hè phố sử dụng vật liệu là đá tự nhiên thay thế gạch xi măng truyền thống. Đến thời điểm này, những tuyến vỉa hè thiết kế, lắp đặt loại vật liệu mới đã được đưa vào sử dụng, góp phần quan trọng vào việc tạo ra diện mạo mới trong quá trình chỉnh trang đô thị và tính thẩm mỹ trong việc bảo tồn công trình văn hóa, công trình có kiến trúc riêng biệt của Thủ đô.

Tuy nhiên, rất nhiều tuyến vỉa hè chỉ sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng đã xuất hiện tình trạng xuống cấp, mặt đá bị vỡ nát... Được biết, những tuyến vỉa hè trên đều được lát bằng loại đá tự nhiên "có độ bền 70 năm" nằm trong chủ trương cải tạo 900 tuyến phố của UBND TP.Hà Nội. Điều đáng nói, hiện nay hàng loạt tuyến phố trước đó được lát bằng loại đá này trong thời gian ngắn sử dụng đã xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc sử dụng loại đá này để "thay áo" cho vỉa hè thủ đô vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Theo chuyên gia Trần Huy Ánh, có nhiều ý kiến đề cập đến các nguyên nhân như trong quá trình thi công (việc rải nền, trộn tỷ lệ xi măng, cát…) không đảm bảo chất lượng vì điểm yếu của đá tự nhiên là có vết rạn sẵn, nếu đầm nền không tốt sẽ dẫn đến lún, sụt, chỉ một thời gian ngắn đá có thể bị vỡ.

Trao đổi về vấn đề này, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp nhanh của những công trình vỉa hè như có dự án, hồ sơ thiết kế chưa quy định được rõ cường độ vật liệu đá lát hè, thiếu thiết kế... Ngoài ra, việc quản lý chất lượng và hiện trạng chất lượng thi công thực tế tại các dự án vẫn còn những bất cập. Công tác kiểm tra, giám sát vật liệu đá đầu vào tại một số dự án chưa đạt yêu cầu; công tác giám sát của chủ đầu tư và đơn vị tư vấn giám sát chưa kịp thời…

Bên cạnh đó, việc thi công chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật nhất là chất lượng lớp bê tông nền; công tác nghiệm thu chất lượng lát đá vỉa hè chưa cao; công tác quản lý sử dụng sau đầu tư chưa đảm bảo (tình trạng phương tiện giao thông (ô tô, xe máy) đỗ trên hè phố, đi trên hè phố...); công tác bảo trì, bảo dưỡng chưa được quan tâm đúng mức.

Đá bị bị giãn nở, tự vỡ, thậm chí không cần tác động vật lý?

Sáng 8/12, bên lề kỳ họp thứ 10, HĐND TP khóa XVI, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong đã thông tin với báo chí về công tác lát đá vỉa hè bằng đá tự nhiên nhưng nhanh chóng xuống cấp đang thu hút sự quan tâm của dư luận.

Theo ông Phong, đá lát vỉa hè trước giai đoạn này được khai thác bằng phương pháp nổ mìn, cho nên đá bị om. Ngoài ra, đá marble thường có gân đá, không được đồng chất nên khi mưa xuống thì bị giãn nở, tự vỡ, thậm chí không cần tác động vật lý.

Trước tình trạng đó, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa có ý kiến chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện tăng cường quản lý các dự án lát đá vỉa hè.

Theo đó, UBND TP giao UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện Văn bản số 1385 ngày 8/4/2019 của UBND TP về việc chỉ đạo thực hiện các dự án đầu tư xây dựng lát đá vỉa hè các tuyến phố trên địa bàn một số quận và văn bản đề nghị của Sở Xây dựng số 8258 ngày 10/11/2022.

Cùng với đó, TP yêu cầu các đơn vị khẩn trương kiểm tra đánh giá, thực hiện các giải pháp đồng bộ để khắc phục tình trạng hỏng hóc, xuống cấp của vỉa hè, đảm bảo an toàn cho người dân, phương tiện khi tham gia giao thông và mỹ quan đô thị.

UBND TP.Hà Nội cũng giao Sở Xây dựng Hà Nội căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và chỉ đạo của UBND TP tại văn bản số 1385 để phối hợp với các sở, ngành thành phố và đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã trong việc sử dụng vật liệu lát hè, vỉa hè, kết cấu hè và thẩm định, quy trình kỹ thuật trong thi công xây dựng, quản lý chất lượng xây dựng công trình theo phân cấp, đảm bảo phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.       

Ngoài ra, để khắc phục tình trạng đá lát hè phố bị bong bật, lún nứt, vỡ như đã nêu trên, UBND TP.Hà Nội đã giao nhiệm vụ Sở Xây dựng kiểm tra, rà soát, đánh giá kỹ các nguyên nhân xảy ra tình trạng đá lát vỉa hè bong bật, lún nứt, vỡ... đã xảy ra trên các tuyến phố. Từ đó sẽ đề xuất các giải pháp cụ thể, thiết thực hiệu quả, thậm chí xem xét lại phương án lát đá hè phố bằng đá tự nhiên (tuyến đá phố nào, thiết kế ra sao, chất lượng đá lát như thế nào...). Vấn đề này sẽ được báo cáo UBND TP trong tháng 1/2023 để xem xét, chỉ đạo.

Trao đổi với báo chí, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam cho rằng, từ năm 2016, thành phố triển khai dự án lát đá vỉa hè nhiều tuyến phố để đảm bảo mỹ quan, xanh, sạch đẹp. Tuy nhiên, nhiều nơi vừa đưa vào sử dụng đã hư hỏng, xuống cấp. Theo ông Nghiêm, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trước hết là về vật liệu.

“Thành phố đã uỷ quyền cho các quận, huyện làm chủ đầu tư, và ở đây xảy ra việc thiếu giám sát về nguyên vật liệu. Dù là đá tự nhiên, nhưng qua khai thác bằng nổ mìn, cưa xẻ bị chấn động, om, nứt. Kích thước vật liệu đá lát ở vỉa hè có khi cũng không phù hợp, khi có những phương tiện cơ giới đi lên mà chỉ dày khoảng 4cm. Nhiều nhà khoa học kết luận, với nguyên liệu như vậy, không đủ bền vững với tải trọng vỉa hè phải chịu”, ông Nghiêm nói.

Bên cạnh đó, chuyên gia cũng cho rằng, khi chưa có đánh giá, nghiên cứu, phân loại tuyến phố phù hợp mà “ồ ạt” triển khai ở hàng trăm tuyến đường phố là “vì thành tích đơn thuần”, cần phải nhìn nhận lại chủ trương trên.

“Nếu cứ làm mà vài năm lại vỡ nát, chỉnh sửa thì rất tốn kém, lãng phí. Thậm chí, có nhiều tuyến lát đá, cải tạo vỉa hè mà chưa hạ ngầm. Rồi lúc thì đơn vị điện lực, đơn vị thông tin, thoát nước đào lên, lấp xuống thì lại càng lãng phí và tốn kém”, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam nhận định.

Giảm giá sách giáo khoa năm học 2024-2025

Giảm giá sách giáo khoa năm học 2024-2025

05/04/2024 22:29

Chiều 5/4, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thông báo năm học 2024-2025 thực hiện điều chỉnh giảm giá bán sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Nguy cơ cháy rừng cao với gần 80% diện tích rừng của tỉnh Cà Mau

Nguy cơ cháy rừng cao với gần 80% diện tích rừng của tỉnh Cà Mau

04/04/2024 14:29

Theo Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau, hơn 12.500ha rừng tỉnh Cà Mau mức báo động cấp cháy cực kỳ nguy hiểm (cấp V). Bên cạnh đó có khoảng 35.600 ha trong tổng số 45.679 ha rừng (chiếm tỷ lệ 78%) đang bị khô hạn, nguy cơ cháy cao.

Từ 4/4, cấm xe cỡ lớn vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Từ 4/4, cấm xe cỡ lớn vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn

03/04/2024 07:31

Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) vừa có văn bản về việc điều tiết, phân luồng giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Chủ dự án Stella Mega City bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn vì nợ hơn 500 tỷ đồng thuế

Chủ dự án Stella Mega City bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn vì nợ hơn 500 tỷ đồng thuế

02/04/2024 09:09

Cục Thuế TP. Cần thơ vừa ban hành quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hoá đơn đối với Công ty TNHH Xây dựng Ngân Thuận (chủ đầu tư dự án Stella Mega City) có trụ sở tại khu 201 Lê Hồng Phong, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ để thu số tiền nợ thuế hơn 558 tỷ đồng theo Thông báo nợ thuế ngày 19/2/2024 của Cục Thuế TP. Cần thơ.

Thời tiết tháng 4/2024: Nắng nóng gia tăng tại Bắc Bộ

Thời tiết tháng 4/2024: Nắng nóng gia tăng tại Bắc Bộ

02/04/2024 07:03

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong tháng 4/2024, nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn 1-2 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Thừa Thiên Huế: Ra quân Ngày Chủ nhật xanh chung tay vệ sinh môi trường biển

Thừa Thiên Huế: Ra quân Ngày Chủ nhật xanh chung tay vệ sinh môi trường biển

01/04/2024 11:31

Nhằm tuyên truyền nâng cao trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và người dân về ý thức bảo vệ môi trường, phòng Chính trị Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình Ngày Chủ nhật xanh ra quân vệ sinh môi trường biển.

Quảng Ninh: Nỗ lực di dời cơ sở tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư

Quảng Ninh: Nỗ lực di dời cơ sở tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư

31/03/2024 13:37

Các địa phương trong tỉnh Quảng nỗ lực thực hiện di dời các cơ sở tiểu thủ công nghiệp (TTCN) gây ô nhiễm hoặc không phù hợp với quy hoạch ra khỏi khu dân cư.

Miền Bắc liên tiếp hứng chịu mưa đá, chuyên gia lý giải nguyên nhân?

Miền Bắc liên tiếp hứng chịu mưa đá, chuyên gia lý giải nguyên nhân?

30/03/2024 10:35

Hai ngày qua miền Bắc liên tục hứng chịu dông, lốc, mưa đá gây thiệt hại về hoa màu và tài sản của người dân. Nhiều chuyên gia khí tượng nhận định, do đang trong quá trình chuyển mùa hiện tượng trên sẽ còn xảy ra trong thời gian tới.

Tam Đảo: Hồ Đồng Nhập bị san lấp để kinh doanh homestay

Tam Đảo: Hồ Đồng Nhập bị san lấp để kinh doanh homestay

29/03/2024 10:59

Hồ Đồng Nhập, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc bị san gạt, đổ đất để xây dựng gần chục công trình không phép làm homestay. Trong quá trình xây dựng, mặc dù đã có các văn bản của cơ quan chức năng yêu cầu trả lại hiện trạng, nhưng điều lạ là các công trình này vẫn được hoàn thiện và đưa vào sử dụng.