Đánh giá tổng kết hoạt động của khối thi đua Khoa học Kinh tế Môi trường và Biến đổi khí hậu lần VI
Sáng 15/11, tại Trụ sở Liên Hiệp Hội, Khối thi đua Khoa học Kinh tế Môi trường và Biến đổi khí hậu (Khối V) đã tổ chức hội nghị đánh giá tổng kết hoạt động của khối lần VI - năm 2023.
Tới tham dự và chỉ đạo Hội nghị có ông Ths. Nguyễn Quyết Chiến - Tổng Thư ký VUSTA; ông Lê Công Lương - Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng Ban KHCN&MT; bà Nguyễn Hồng Yến - Phó trưởng Ban chuyên trách Thi đua Khen thưởng, VUSTA).
Chủ trì hội nghị là PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Ủy viên Đoàn Chủ tịch VUSTA- Chủ tịch sáng lập Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam - Trưởng khối V.
Đặc biệt là sự góp mặt tham dự của các đại biểu đến từ 8/12 thành viên của khối V như: Ông Phạm Văn Sơn - Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam, Tổng thư ký Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam; ông Nguyễn Hữu Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam; Ông Nguyễn Kế Tấn – Phó Chủ tịch Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam; ông Vũ Duy Hường - Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam; ông Nguyễn Duy Thái – Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Môi trường Việt Nam; ông Nguyễn Linh Ngọc – Chủ tịch Hội nước sạch và Môi trường Việt Nam; ông Nguyễn Văn Bính - Hội Kinh tế và Vận tải Đường sắt Việt Nam; ông Lưu Đức Hải- Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam và nhiều đại biểu tham dự khác của các đơn vị cũng có mặt.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, PGS.TS Trương Mạnh Tiến bày tỏ niềm vui và tự hào khi Khối V là một trong những Khối hoạt động sôi nổi và tích cực nhất trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam tính đến thời điểm sau khi được thành lập. Và Hội nghị ngày hôm nay nhằm đánh giá lại những kết quả đã đạt được trong thời gian qua để có những phương hướng, kế hoạch phối kết hợp trong hoạt động thời gian tới.
Là người phát biểu đầu tiên trong hội nghị, ông Nguyễn Hữu Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam bày tỏ: Mong muốn có thông tin chi tiết của các hội bạn để có những kết hợp, kết nối trong quá trình hoạt động. Các hội mong muốn liên kết với các hội khác để phát huy các thế mạnh của hội mình nhằm thúc đẩy các hội khác cùng phát triển và giải quyết các vấn đề về môi trường đang hiện hữu của đất nước bằng cách tiếp xúc trực tiếp giữa các hội với nhau, đưa ra các chương trình hành động, kế hoạch hoạt động để có thể phối kết hợp ngay từ đầu.
Đồng thời, ông Dũng nhấn mạnh: Khối phải có các chuyên đề chung nhằm tập trung nguồn lực và làm nổi bật hoạt động, có thể tập trung vào một chuyên đề, kế hoạch để tăng cường mối liên kết giữa các hội.
Theo báo cáo của Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, những điểm nổi bật trong hoạt động của Hiệp hội: Một là tiếp tục lan tỏa ảnh hưởng của Hiệp hội làm thay đổi nhận thức xã hội về nuôi biển, kinh tế biển; thúc đẩy xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, quy hoạch phát triển nuôi biển công nghiệp của trung ương và một số địa phương trọng điểm.
Hai là, thường xuyên bám sát thực tế, kịp thời có các đề xuất cụ thể để triển khai những định hướng hoạt động quan trọng. Hiệp hội đặc biệt quan tâm đến hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh của hội viên, tổ chức kết nối các hội viên theo các dự án, địa bàn hợp tác. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng không ít các dự án đã được triển khai thực hiện.
Ba là, nhờ nỗ lực không ngừng và áp dụng phương thức làm việc trực tuyến, ứng dụng công nghệ số, đã tổ chức được nhiều hoạt động với khối lượng lớn, nhưng tiết kiệm chi phí, các nhiệm vụ trọng tâm đều được triển khai có kết quả thiết thực.
Bốn là, đã hoàn thiện tiêu chuẩn TCCS 01:2022/VSA về Trang trại nuôi cá biển công nghiệp và Bộ tiêu chuẩn Kỹ năng nghề nuôi cá biển công nghiệp, tạo tiền đề pháp chế kỹ thuật nâng chất lượng hoạt động mọi mặt của Hiệp hội trong thời gian tới.
Trong phần tình bày của mình tại Hội nghị, PGS.TS Lưu Đức Hải (Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam- VIASEE) một lần nữa khẳng định, Liên Hiệp hội là nơi tập hợp các nhà khoa học, không còn làm việc trong cơ quan nhà nước nhưng vẫn còn nhiều tâm huyết, nguồn lực dành cho khoa học. Vì thế các thành viên, các hội trong nhóm nên tăng cường chia sẻ để hiểu biết lẫn nhau để cùng nhau phát triển.
Theo PGS.TS Lưu Đức Hải, các hội có thể chủ động đề xuất các chương trình, kế hoạch lên người phụ trách Khối V, và mời các thành viên trong Khối V này đến tham gia góp ý và có thể mở rộng mời thêm các nhà khoa học của VUSTA đến tham dự.
Theo báo cáo của Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam (VIASEE) trong thời gian vừa qua, VIASEE đã tham gia tọa đàm Nâng cao nhận thức, hiểu biết về chính sách BVMT trong khai thác khoáng sản tại Yên Bái, tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến góp ý các dự thảo Luật:Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, Góp ý dự thảo Luật Địa chất khoáng sản.Gặp mặt đầu năm Khối Thi đua Khoa học Kinh tế, Môi trường và Biến đổi Khí hậu lần thứ 4...
Trong phần tình bày của mình tại Hội nghị, ông Phạm Văn Sơn - Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam, Tổng thư ký Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho rằng: Đánh giá cao việc hình thành các khối thi đua như thế này.
Về thông tin của thành viên trong khối cần chia sẻ nhiều hơn thông qua hoạt động trên nhóm zalo để các thành viên nắm bắt chuyên sâu hơn nữa về thế mạnh của mỗi Hội trong khối V, từ đó có những liên kết và hỗ trợ nhau tốt hơn trong hoạt động chung của khối thi đua và của riêng mỗi hội.
Theo báo cáo của Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, trong thời gian qua Hội Bảo vệ Thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã triển khai quyết liệt, hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra góp phần phát huy tinh thần đoàn kết và sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, đề xuất các giải pháp cụ thể liên quan đến việc đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động và phát triển Liên hiệp Hội Việt Nam vững mạnh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Tiếp đó là ý kiến của ông Nguyễn Kế Tấn – Phó Chủ tịch Hội Môi trường Giao thông Vận tải Việt Nam chia sẻ: Hiện Hội đang tập trung vào các vấn đề môi trường giao thông như xử lý vấn đề chất thải của đường sắt…
Trong khi đó, ông Vũ Duy Hồng- Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam cũng cho rằng, các Hội trong Khối V cần tập trung vào 1 vấn đề thực hiện không nên dàn trải sẽ dẫn tới hiệu quả không như mong muốn. Và các hội trong Khối cần phải có những hoạt động tích cực, phối kết hợp chặt chẽ với nhau hơn nữa trong các hoạt động chuyên môn.
Theo báo cáo của Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam, do không còn ảnh hưởng bởi dịch bênh Covid 19 cùng với việc kiện toàn về tổ chức bộ máy năm 2023 các mặt hoạt động của Hội đều có tiến bộ, Hoạt động văn phòng cơ bản đã được kiểm soát thông quan phần mềm VPĐT, đã không còn những việc bị bỏ sót, những việc để chậm về thời gian. Các Ban chuyên môn đã bám sát chức năng được giao, thực hiện tốt nhiệm vụ . Với việc sửa đổi ban hành mới bộ quy chế nội bộ, các hoạt động của Hội đã được quản lý nền nếp khoa học.
Đã đổi mới nội dung hoạt động của Hội hướng tới phục vụ Hội viên nên đã nhiều nhiều hội viên tổ chức tham gia nhập Hội thuộc nhóm thủy điện nhỏ và các nhà cung cấp thiết bị, giải pháp công nghệ.
Công tác quản lý tài chính được chuẩn hóa như việc đăng ký mởi lại mã số thuế của Hội, đang ký kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cùng với việc xuất hóa đơn điện tử khi giao dịch tài chính trong thực hiện nhiệm vụ dịch vụ công ích giúp hoạt động kế toán được nhanh, thuận tiện khoa học và minh bạch.
Trang tin điện tử w.w.w vncold.vn của Hội tiếp tục được quản lý, duy trì rất tốt trên nguyên tắc vi vụ lợi hiện đã có 80.810.000 lượt truy cập do GS TS. Phạm Hồng Giang là Tổng biên tập vẫn duy trì đăng tin bài tuyên truyền phố biến pháp luật, khoa học công nghệ liên quan đến an toàn hồ đập và phát triển nguồn nước.
Ông Nguyễn Duy Thái – Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Môi trường Việt Nam cũng đưa ra 3 ý kiến tại Hội nghị: Thứ nhất, Hiệp hội Công nghiệp Môi trường Việt Nam mới là thành viên của VUSTA năm 2022, tại lễ Kỷ niệm 10 năm ngày thành lập đã nhận được nhiều tình cảm và có mặt của các đồng chí lãnh đạo VUSTA.
Thứ hai, thi đua khen thưởng là một quá trình tích lũy, nếu như chúng ta quên đi một khâu nào đó sẽ lỡ mất nhịp và phải làm lại từ đầu.
Thứ ba, về hoạt động của Khối V, năm 2024 tới đây, cả khối phải tổ chức ra một chương trình để kết nối tất cả các Hội thành viên tham gia hoạt động để tăng tính đoàn kết và tăng hiệu quả. Hình thức hoạt động của chương trình có thể chia ra các hợp phần, mỗi một hội có thể lồng ghép để thực hiện tốt các hợp phần mà mình đảm nhận.
Theo báo cáo của Hiệp hội Công nghiệp Môi trường Việt Nam, với vai trò phản biện chính sách, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam, đã tham gia góp ý, phản biện một số chính sách, Dự thảo Luật… qua các cuộc Hội thảo chuyên môn, cụ thể là tổ chức và tham gia các cuộc họp: Đóng góp ý kiến cho dự thảo, xây dựng báo cáo tình hình thực hiện Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường; Đóng góp ý kiến dự thảo luật như Luật Đất đai, các văn bản thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực công nghiệp môi trường…
Công tác thông tin tuyên truyền của Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam, trong thời gian gần đây được chú trọng, tăng cường cả về nội dung và hình thức, nội dung của Thông tin điện tử trên Website cùng với Tạp chí Công nghiệp môi trường trực thuộc Hiệp hội đã từng bước đáp ứng mục đích và yêu cầu của Điều lệ hoạt động và là cơ quan tuyên truyền, phổ biến thông tin nhằm phát triển ngành công nghiệp môi trường.
Ông Nguyễn Linh Ngọc – Chủ tịch Hội nước sạch và Môi trường Việt Nam phát biểu, cam kết thức hiện netzero của Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức, nhiều người dân vẫn chưa hiểu hết về phát thải khí thải. Chính vì thế, các chương trình của thành viên trong Khối V cần phải phối hợp với nhau để nâng cao kiến thức, đưa ra các giải pháp tối ưu nhất.
Theo báo cáo của Hội nước sạch và Môi trường Việt Nam, mộ trong các kế hoạch của Hội trong thời gian tới: Tiếp tục củng cố và phát triển tổ chức Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam ở trung ương và các địa phương. Vận động để thành lập mới 2 đến 3 Hội Nước sạch và Môi trường ở các tỉnh thành. Chú trọng kết nạp vào hội những cơ sở và trung tâm chuyên ngành cấp nước sạch, xử lý chất thải và cải thiện môi trường. Phát triển Hội viên ở các cấp Hôi. Cải tiến nội dung hoạt động của tổ chức Hội, nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ của Hội.
Tiếp tục thực hiện 3 định hướng “Đưa nước sạch đến với người nghèo”, “Biến chất thải thành tài nguyên”, “Cùng cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu” trong đó hướng trọng tâm hoạt động vào việc góp phần nâng cao chất lượng nước sinh hoạt; huy động tập hợp các lực lượng tham gia xử lý chất thải và cải thiện môi trường. Cùng cộng đồng cấp cơ sở xây dựng kế hoạch và diễn tập việc ứng phó với biến đổi khí hậu và sự cố môi trường.
Ông Nguyễn Văn Bính – Chủ tịch Hội Kinh tế và Vận tải Đường sắt Việt Nam chia sẻ, Hội Kinh tế và Vận tải Đường sắt Việt Nam cũng đã phối hợp tổ chức một số hội nghị, hội thảo chuyên ngành và các hội bạn, các nhà khoa học cũng nhiệt tình tham gia. Nhất là vừa qua có tổ chức một hội nghị về đường sắt cao tốc trục Bắc Nam vừa qua. Trong thời gian tới, khi Hội Kinh tế và Vận tải Đường sắt Việt Nam tổ chức các chương trình, sẽ mời các chuyên gia, các nhà khoa học trong Khối đến tham dự, góp ý.
Theo báo cáo của Hội Kinh tế và Vận tải Đường sắt Việt Nam: Trong thời gian tới, Hội tiếp tục tập hợp trí thức tham gia thực hiện các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các chương trình của Liên hiệp Hội Việt Nam của khối kinh tế môi trường và thực hiện các nhiệm vụ của Hội .
Tiếp tục xây dựng mới các chi hội, phát triển thêm các chi Hội sau khi hoàn thiện tổ chức mới của ĐSVN. Tổ chức thu thập và phổ biến thông tin khoa học công nghệ, ưu tiên các vấn đề về: Cơ chế chính sách để tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh vận tải đường sắt. Tiếp tục tham gia tư vấn và phản biện xã hội. Chuẩn bị các nội dung và tổ chức Hội thảo: Đường sắt Việt Nam phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước; mục : Xây dựng đường sắt tốc độ cao, phát triển Đường sắt và Du lịch…
Có mặt tại hội nghị lần thứ VI này, với vai trò là cơ quan chỉ đạo, điều hành chung của các khối trong tổ chức "mẹ" Liên hiệp hội, Ths. Nguyễn Quyết Chiến - Tổng Thư ký VUSTA chia sẻ: Thời gian qua, khối Khoa học Kinh tế, Môi trường và Biến đổi khí hậu đã có nhiều hoạt động, đóng góp lớn cho hoạt động chung của VUSTA. Với những kết quả đã đạt được, Tổng Thư ký VUSTA cũng đề cập đến những định hướng về các hoạt động năm 2024 của khối ra sao để đạt hiệu quả tốt hơn và góp phần vào sự thành công và hiệu quả trong hoạt động của VUSTA nói chung.
Tổng Thư ký VUSTA cũng lưu ý phần tổ chức cần hoàn thiện hơn, và có thêm các hình thức kết nối giữa các hội trong Khối thi đua. Trong thời gian tới, mong khối V sẽ có những đề xuất, các nghiên cứu khoa học mang tính quốc gia.
Tham dự hội nghị lần thứ VI này, có sự tham gia của bà Nguyễn Hồng Yến - Phó trưởng Ban chuyên trách Thi đua Khen thưởng (VUSTA), một trong những ban chuyên môn gắn với các hoạt động của các hội/hiệp hội trong quá trình hình thành và phát triển chung.
Bà Nguyễn Hồng Yến đã chia sẻ thêm một số thông tin về các quy chế, quy định về khen thưởng theo quy định hiện hành tới các lãnh đạo Hội thuộc Khối V. Các hoạt động thi đua khen thưởng của Khối V cũng cần bám sát vào các tiêu chí.
Bà Yến cũng thông tin thêm, các văn bản, quyết định về linh vực thi đua khen thưởng, các cụm khối thi đua đã được đăng tải công khai trên trang thông tin của VUSTA, các đại biểu quan tâm có thể vào đó để tra cứu hoặc liên hệ trực tiếp tới cán bộ phụ trách theo số điện thoại và mail đã được công khai trên cổng thông tin.
Sau một thời gian thảo luận, các thành viên đã đóng góp ý kiến tại hội nghị lần này, PGS.TS Trương Mạnh Tiến đã tóm tắt lại một số ý chính và tuyên bố kết thúc hội nghị vào 11h30, đồng thời cũng đề ra một số mục tiêu cho cuộc gặp tổng kết vào dịp cuối năm để có nhiều kết quả tốt nhất.
Nghệ An: Mưa lớn gây sạt lở, chia cắt nhiều tuyến đường miền núi
12/09/2024, 15:14Bão số 3 và mưa lũ đã khiến 325 người chết, mất tích
12/09/2024, 15:10Hưng Yên và Hải Dương phát lệnh báo động lũ lụt mức độ 3
11/09/2024, 16:05Lũ sông Cầu - Thái Nguyên đạt đỉnh lũ lịch sử
10/09/2024, 16:03Ảnh hưởng bão số 3, nhiều địa phương đối diện mưa lớn và gió giật mạnh
06/09/2024, 14:23Bão số 3 (Yagi) có thể là cơn bão mạnh nhất trong lịch sử ở Biển Đông
05/09/2024, 13:56Tuyệt đối không tổ chức khai giảng tại những nơi mưa lớn có nguy cơ sạt lở, ngập úng
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục tổ chức Lễ khai giảng năm học mới gọn nhẹ, an toàn; tuyệt đối không tổ chức khai giảng tại những nơi mưa lớn có nguy cơ sạt lở, ngập úng.
Khách quốc tế dồn dập đến Nha Trang dịp lễ 2/9
Khánh Hòa dự báo lượng khách du lịch quốc tế sẽ tăng đột biến trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9 năm nay.
Tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, ATGT, PCCC, an toàn thực phẩm dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 84/CĐ-TTg ngày 30/8/2024 về tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy và an toàn thực phẩm dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9.
Phát hiện, tạm giữ 230 chiếc xe đạp điện không rõ nguồn gốc
Vừa qua, Công an tỉnh Hưng Yên phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 5, Cục Quản lý thị trường Hưng Yên kiểm tra, phát hiện 230 chiếc xe đạp điện không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại một kho hàng trên địa bàn tỉnh này.
Tân Sơn Nhất dự kiến phục vụ khoảng 600 nghìn khách trong dịp lễ 2/9
Theo thông tin từ Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 (tính từ 30/8 đến 3/9), sẽ có khoảng 600 nghìn hành khách đi lại bằng đường hàng không.
[Infographic] Gợi ý địa điểm du lịch 2/9 gần Hà Nội
Sau đây là gợi ý một số địa điểm hấp dẫn gần Hà Nội cho ngày nghỉ lễ 2/9, các bạn hãy cùng tham khảo.
Giá vé máy bay 'giờ vàng' tăng tới 40% trong dịp nghỉ lễ 2/9
Nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, giá vé máy bay ở các khung giờ bay ban ngày giá vé đã tăng vọt trong ngày đầu tiên và kết thúc của giai đoạn nghỉ này.
Việt Nam sẽ tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tối 29/8, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân chủ trì Chương trình kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024).
Hà Nội đứng thứ 30/63 về Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI)
Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) của Hà Nội đã có sự cải thiện nhưng vẫn xếp ở vị trí 30/63 tỉnh, thành phố.