Thứ ba, 14/05/2019, 16:40 PM
  • Click để copy

Đảo tiền tiêu mùa khai thác rong mơ

Có một loại đặc sản trên hòn đảo tiền tiêu này, đó là loại rong mơ bám vào các mép đá dập dềnh trên sóng nước đại dương. Mùa này đang là mùa của rong mơ, mùa của loại đặc sản này.

dao-tien-tieu-mua-khai-thac-rong-mo
Trên hòn đảo tiền tiên có nghề hái rong mơ biển

Trên hòn đảo tiền tiêu Cù Lao Ré (Lý Sơn, Quảng Ngãi) có một loài rong mơ biển. Đây vẫn được coi là rau xanh của biển cả đang rất được nhiều người ưa chuộng vì giá trị dinh dưỡng và cả sự độc đáo, lạ lẫm.

Trước đây, rong biển Lý Sơn chỉ được xem như một loại rau cỏ. Mỗi khi thủy triều hạ lại thấy xuất hiện từng cụm rong biển nằm phơi mình giữa biển khơi. Rong biển ở Lý Sơn được thu hoạch tự nhiên trên gành đá vào những lúc thuỷ triều xuống.

dao-tien-tieu-mua-khai-thac-rong-mo
Người hái rong biển phải ngụp lặn dưới những rạn đá bên mép nước

Nhưng cái thứ mà người dân nơi đây gọi là "của trời cho" ấy không phải ở đâu hay lúc nào cũng có, rong biển nơi đây chỉ xuất hiện ở những mỏm đá đã được ngấm lâu ngày trong nước biển và khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như mưa phùn thì chúng mới phát triển và sinh sôi nảy nở được.

Để thu hoạch được rong biển người dân Lý Sơn phải đi bộ hàng giờ trên những mỏm đá đen trơn trượt, dùng liềm cạo từng mảng rong bám trên đá, họ bỏ vào bao lưới chà sạch cát, rửa sạch lại bằng nước biển rồi đem về nhà.

Muốn hái được loại rong này dưới làn nước biển, người dân phải kéo theo một chiếc thùng rồi dò dẫm từng bước thật chậm để phát hiện ra bụi rong biển bám vào đá. Loại rong biển này thường mọc thành từng bụi nhỏ, có thân mềm. Khi còn bám vào đá loại rong này có màu xanh nhạt nên rất khó để nhìn thấy dưới làn nước biển.

Ông Điền, một lão ngư có nhiều năm kinh nghiệm hái rong biển ở hòn đảo tiền tiêu này cho biết: "Đi hái rong biển phải đi lom khom thật chậm để nhìn qua mặt nước mới thấy được. Nếu rong ở nơi nước cạn thì dùng tay bứt, những nơi nước sâu phải dùng liềm để cào cho rau đông bật gốc ra khỏi đá!". Trung bình, mỗi người dân hái được 15 - 20 kg rau đông mỗi ngày.

dao-tien-tieu-mua-khai-thac-rong-mo
Rong biển được đưa vào sơ chế, phơi khô để bảo quản

Sau khi được thu hái, rong biển được "giặt" nhằm loại bỏ rác, đá san hô còn bám vào gốc. Rong biển phải được phơi khô tự nhiên dưới cái nắng của miền biển đảo Lý Sơn từ 3 đến 5 ngày liên tục mới cho ra được sản phẩm.

dao-tien-tieu-mua-khai-thac-rong-mo
Rong mơ biển được phơi và có giá trị cao

Bà Huỳnh Thị Gái, một người chuyên thu mua và sơ chế rong biển cho biết loại hải sản này được xem là loại thực phẩm sạch do biển cả ban tặng nên có bao nhiêu thương lái cũng mua chở vào đất liền.

dao-tien-tieu-mua-khai-thac-rong-mo
Các loại rong biển được nhiều người ưa chuộng thời gian qua

Rong phơi khô hiện đang được bán với giá 200.000 đồng/kg khô, còn rong biển tươi được chia thành nhiều loại có giá cao nhất khoảng 120.000đ/kg. Loại rong này dùng chế biến thành món ăn giải nhiệt trong mùa hè. Cách nấu cũng rất đơn giản nên được người dân ưa chuộng.

Bình thường, một ký rong khô sau khi ngâm nở ra sẽ được khoảng 6 - 7 kg rong tươi, lại nhẹ và không cồng kềnh nên đặc sản này cũng trở thành quà du lịch nổi tiếng của đảo Lý Sơn. Rong biển khô sau khi ngâm sẽ có màu trắng trong, có thể sử dụng để chế biến nhiều món ăn lạ miệng và bổ dưỡng.

 

Vì sao du lịch ở đảo Lý Sơn còn chưa phát triển

Được thiên nhiên ưu đãi nhiều tài nguyên du lịch, thế nhưng ngành du lịch ở huyện đảo Lý Sơn vẫn phát triển cầm chừng, dường như vẫn chưa được thức giấc sau giấc ngủ dài.

 

Chuyện chiếc giếng cổ Xó La trên đảo Lý Sơn

Trên đảo Lý Sơn, chiếc giếng mấy trăm năm ấy vẫn còn. Thế nhưng bây giờ, chiếc giếng ấy bị bỏ quên khi chẳng còn mấy người tìm đến.

 

Tỏi Lý Sơn điêu đứng vì hàng 'fake'

Để bảo vệ tỏi Lý Sơn, chính quyền địa phương sẽ lập đường dây nóng, đồng thời mở các đợt kiểm tra đột xuất tại các điểm bán tỏi trên đảo để chấn chỉnh tình trạng một số cá nhân lạm dụng thương hiệu tỏi Lý Sơn để thu lợi bất chính.