Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội triển khai kế hoạch giám sát chuyên đề về lĩnh vực y tế
Sáng nay (14/12), Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tổ chức họp triển khai kế hoạch giám sát chuyên đề “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 giai đoạn 2020-2022; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng giai đoạn 2018-2022 trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Thành phố, Trưởng đoàn giám sát chủ trì cuộc họp. Cùng dự có đồng chí Phạm Thị Thanh Mai, Thành ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Thành phố, Phó trưởng đoàn giám sát; các đại biểu Quốc hội trong Đoàn và lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND Thành phố cùng đại diện lãnh đạo một số sở ngành liên quan.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Thành phố, Trưởng đoàn giám sát chủ trì cuộc họp.
Đoàn giám sát được triển khai trên cơ sở Nghị quyết số 51/2022/QH15 ngày 14/6/2022 của Quốc hội về thành lập Đoàn giám sát “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 giai đoạn 2020-2022; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng giai đoạn 2018-2022 trên địa bàn thành phố Hà Nội” và kế hoạch số 331/KH-ĐGS ngày 14/10/2022 triển khai Nghị quyết này.
Theo kế hoạch, Đoàn sẽ giám sát đối với một số sở ngành và toàn bộ các quận, huyện, thị xã về các nội dung: Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; Việc tổ chức hệ thống y tế cơ sở, điều kiện đảm bảo và công tác tổ chức thực hiện các quy định về y tế cơ sở; Việc tổ chức bộ máy y tế dự phòng, điều kiện đảm bảo và công tác tổ chức thực hiện các quy định về y tế dự phòng.
Đợt giám sát nhằm đánh giá tính kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, khả thi của chính sách, pháp luật; làm rõ ưu điểm, nhược điểm của việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với từng nội dung, lĩnh vực giám sát. Từ đó đề xuất, kiến nghị giải pháp, cơ chế chính sách để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, xử lý nhằm phát huy các kết quả đạt được, kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, trong đó giao trách nhiệm cụ thể cho từng chủ thể có liên quan thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền với thời hạn, lộ trình cụ thể, phù hợp.
Theo Trưởng đoàn giám sát Nguyễn Ngọc Tuấn, qua giám sát để phát hiện những bất cập, tồn tại và kiến nghị, đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, nhất là về cơ chế chính sách trong thời gian tới, mục đích để nhiệm vụ này được thực hiện tốt hơn, chất lượng hơn, phục vụ tốt nhất cho cuộc sống nhân dân.
TIN LIÊN QUAN
Cùng chủ đề
Quản lý, sử dụng biên chế: Linh hoạt để phù hợp thực tiễn
Giám sát chuyên đề tình hình tổ chức xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại KLH xử lý chất thải Nam Sơn
79,13% đại biểu Quốc hội đồng ý giám sát chuyên đề 'chống xâm hại trẻ em'
Đông Bắc Á là thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm của Việt Nam
Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 14, ngày 15/6: Quốc hội họp phiên bế mạc

Tính thuế chuyển nhượng BĐS 20% trên phần lãi: Lợi ích như thế nào?
09/05/2025, 10:25
Hè 2025 oi bức, thời tiết cực đoan gia tăng khắp cả nước
06/05/2025, 11:22
Hà Tĩnh đón gần 750.000 du khách dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
06/05/2025, 11:07
Trí tuệ nhân tạo
02/05/2025, 13:36
Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào 19/12/2025
02/05/2025, 13:10
Chính phủ 'chốt' thời gian khởi công đường sắt cao tốc Bắc - Nam
25/04/2025, 11:59Thời tiết dịp 30/4-1/5 như thế nào?
Thời tiết trên cả nước trong những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sẽ có nhiều biến động, đặc biệt là sự xuất hiện của đợt nắng nóng diện rộng ngay trước kỳ nghỉ.
Sẽ thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu thành lập Quỹ phát triển nhà ở cho công nhân, người trẻ và doanh nghiệp nhà nước chuyên đầu tư nhà ở xã hội.
Mỹ áp thuế chống bán phá giá pin mặt trời với Việt Nam
Mỹ áp thuế chống bán phá giá lên tới 271,28% và thuế chống trợ cấp 3.403,96% đối với pin mặt trời từ Malaysia, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Chi tiết 102 đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập của TP HCM
Theo Nghị quyết được HĐND TPHCM khóa X thông qua tại kỳ họp thứ 22, từ 273 đơn vị hành chính cấp xã như hiện nay, TP HCM sẽ sắp xếp còn 102 đơn vị.
Một tập đoàn của Trung Quốc đề xuất xây nhà máy xử lý rác thải ở Vĩnh Phúc
Tập đoàn Dịch Quảng (Trung Quốc) đề xuất đầu tư nhà máy xử lý rác thải tại Vĩnh Phúc, góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững.
'Thủ phủ cà phê' sáp nhập với Phú Yên: Mở lối ra biển
Hai địa phương với thế mạnh bổ sung – một bên là nông nghiệp cao nguyên, một bên là kinh tế biển – có thể tạo ra vùng động lực mới nếu tận dụng tốt cơ hội từ việc sáp nhập.
EU muốn sớm nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên Đối tác chiến lược toàn diện
Liên minh châu Âu (EU) mong muốn cùng Việt Nam tăng cường trao đổi, sớm nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Lâm Đồng 'soán ngôi' Nghệ An về diện tích rộng nhất cả nước sau sáp nhập
Nhiều năm qua, Nghệ An luôn được biết đến là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước với trên 16.000 km². Tuy nhiên, theo đề án sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính các cấp, tỉnh Lâm Đồng mới sẽ có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước sau khi sáp nhập.
Tây Nguyên đối mặt nguy cơ hạn hán nghiêm trọng trong mùa khô 2025
Tây Nguyên đối mặt nguy cơ hạn hán nghiêm trọng trong mùa khô 2025, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân.