Dòng tranh bên ngã ba Sình rộn ràng vào Tết
Ở hạ lưu con sông Hương thơ mộng, nơi ngã ba Sình có làng quê yên bình in dấu ấn truyền thống, đó là hội vật truyền thống, dòng tranh làng Sình...
Ngoài hội vật, làng Sình (làng Lại Ân) còn nổi danh với dòng tranh dân gian suốt hàng trăm năm qua. Dòng tranh dân gian làng Sình là đồ lễ không thể thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân xứ Huế.
Dịp Tết là thời điểm người dân ở ngôi làng thuộc xã Phú Mậu, TP Huế, Thừa Thiên Huế nhộn nhịp làm công việc quen thuộc. Họ in những bức tranh làng Sình để phục vụ thị trường trong dịp Tết đến Xuân về.
Theo người dân làng này, nghề này diễn ra quanh năm, nhưng dịp Tết bận rộn nhất. Ghé nhà nghệ nhân Kỳ Hữu Phước, 75 tuổi, ông Phước loay hoay in những bức tranh, xung quanh treo nhiều bức tranh.
Gia đình của nghệ nhân Kỳ Hữu Phước có 10 đời theo nghề in tranh làng Sình, trong đó nghệ nhân Phước là truyền nhân đời thứ 9. Chính họ là những người được xem là có công lớn đưa nghề tranh Sình từ bờ vực của sự lụi tàn đến hồi sinh.
Nghệ nhân Phước chia sẻ, có một thời, nghề làm tranh nuôi sống biết bao nhiêu gia đình trong làng, ăn sâu vào đời sống văn hóa của người dân.
Tuy nhiên, sau năm 1975, dòng tranh này bị mai một dần. Nhiều bản khắc cũ bị mất, kỹ thuật chế tạo màu tự nhiên không còn. Phải đến 20 năm sau, tranh Sình mới được phục hồi dần dần.
Để rồi ngôi làng này trở thành địa chỉ được nhiều du khách đến tham quan khi đến Cố đô Huế.
Nghệ nhân Phước cho hay, nghề in tranh này không khó cũng không dễ. Đây là loại tranh thờ cúng nên người làm tranh cần có tâm. Tranh Sình không phải là loại tranh độc bản, tùy thuộc vào khả năng cảm thụ màu sắc, kỹ năng vẽ tay và cảm xúc của nghệ nhân cho ra các dị bản.
Mỗi bức tranh làng Sình là một khuôn gỗ hoàn chỉnh với những hoa văn, hình thù khác nhau nên trước khi in tranh, người làm phải tạo ra được mộc bản.
Dòng tranh làng Sình được tạo nên từ các bản khắc như 12 con giáp, Bát Âm (8 cô gái chơi nhạc cụ), Con Ảnh (tranh cúng thế mạng)...
Khi có khuôn gỗ hoàn chỉnh, họ phết lên bản mộc lớp mực đen, dùng giấy dó để in tranh thô. Tranh phơi để mực khô, vẽ các họa tiết bằng loại mực được làm bằng cách trộn lẫn một số loại nhựa cây với nhau tạo nên những màu sắc đặc biệt.
Ngoài màu chính được in từ khuôn, những màu sắc còn lại được vẽ hoàn toàn bằng tay nên mang đậm dấu ấn cá nhân, không có bức nào giống nhau.
Nội dung tranh chủ yếu xoay quanh các chủ đề như tranh nhân vật, đồ vật và súc vật… Ngoài ra, còn sáng tạo thêm một số chủ đề mới để phục vụ du lịch.
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay có khoảng 200 hộ làm nghề in tranh Sình, riêng làng Sình chiếm khoảng 70 hộ.
Cứ đến Tết, ngôi làng ở ngã ba Sình thực hiện công việc bao năm qua. In ra những bức tranh làng Sình, người dân nơi đây góp phần lưu giữ những giá trị truyền thống của cha ông.
Theo một số tài liệu ghi chép lại, vào khoảng 300 - 400 năm về trước, trong dòng người theo chân chúa Nguyễn vào vùng đất Thuận Hóa lập nghiệp, có người mang theo nghề làm tranh giấy mộc bản đến định cư ở làng Sình.
Thời ấy, dân làng Sình lấy nghề trồng lúa, đánh bắt cá làm kế sinh nhai. Tranh thủ thời nông nhàn, họ làm tranh để phục vụ các lễ của làng và dâng lên lễ chốn cung đình. Nghề dần phát triển và được nhiều người biết đến.
Các nhà nghiên cứu đánh giá cao giá trị nghệ thuật và giá trị trong đời sống tâm linh của tranh làng Sình. Nét nổi bật của tranh này so với những dòng tranh dân gian nổi tiếng khác như Hàng Trống, Đông Hồ... không phải ở sự cầu kỳ, mà bởi nét vẽ mộc mạc, đơn sơ và đậm chất làng quê.
Những dòng tranh truyền thống này hiện diện trong cuộc sống hiện đại làm cho cái Tết trở nên đầm ấm hơn, mang dư vị truyền thống...
TIN LIÊN QUAN
Không giữ “người nhà”, bỏ “người tài”
16/12/2024, 13:58Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh công tác đấu giá đất
16/12/2024, 13:54Yên Bái: Chỉ số hạnh phúc của người dân năm 2024 tăng lên 66,52%
10/12/2024, 11:18Hưng Yên: Hội nhập kinh tế quốc tế gắn với mục tiêu tăng trưởng bền vững
09/12/2024, 07:00Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh mạnh nhất kể từ đầu mùa
05/12/2024, 14:18Thế giới thiệt hại nặng nề trong mùa mưa bão năm 2024
05/12/2024, 14:15Thủ tướng yêu cầu trước 28/2/2026 phải khai thác sân bay Long Thành
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tiến độ sân bay Long Thành tới ngày 31/12/2025 phải xong và trước 28/2/2026 đưa vào khai thác, không chờ tới tháng 8/2026.
Chuyên gia nói gì về hiện tượng lở đá tại Quảng Nam do động đất liên tiếp?
Trong 2 ngày (30/11 - 01/12), 9 trận động đất xảy ra tại tỉnh Kon Tum gây rung lắc. Tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, người dân cảm nhận rõ rung chấn mạnh.
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ trái phiếu cho nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đang xin ý kiến về dự thảo Nghị quyết nguồn vốn ưu đãi phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 125/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Hưng Yên lập kỷ lục đấu giá đất từ dưới 6 triệu đồng/m2 lên hơn 110 triệu đồng/m2
Lô đất LK4-30 diện tích 178m2 ở thôn Hào Xuyên, xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) có giá khởi điểm đấu giá là 5,76 triệu đồng/m2. Sau khi đấu giá, lô đất này được trả giá cao nhất lên tới hơn 110,76 triệu đồng/m2.
Tổng kết, đánh giá hoạt động lĩnh vực thông tin điện tử năm 2024, định hướng năm 2025
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT, Nghị định 147/2024/NĐ-CP có những chính sách mới sẽ ảnh hưởng và thay đổi một số thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam.
Quảng Nam: Voi sổng chuồng xuất hiện trên đường quốc lộ 14E
Chiều 26/11, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều video ghi lại cảnh cá thể voi đi lạc trên tuyến đường quốc lộ 14E, đoạn ven biển của tỉnh Quảng Nam.
Trình Quốc hội xem xét việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Chiều 27/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Hà Nội: ‘Hóa phép’ nhiều hecta đất nông nghiệp thành nhà hàng, khu kinh doanh
Hơn 42.000m2 đất nông nghiệp biến thành nhà hàng, khu vui chơi, dịch vụ nhưng trong suốt thời gian chủ đầu tư xây dựng và hoạt động chính quyền địa phương biết nhưng chưa xử lý, để sai phạm tồn tại và ngày càng mở rộng. Việc đất đai bị sử dụng sai mục đích, trái quy hoạch là câu chuyện phổ biến tại nhiều địa phương trong quá trình khảo sát, giám định, phản biện cho Luật Đất đai, Luật Quy hoạch.