Dự báo triển vọng kinh tế Nga sẽ còn ảm đạm trong 10 năm tới
Tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế Nga sẽ bị giới hạn ở mức 1% cho đến năm 2035 do các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng GDP trước đây đã cạn kiệt, theo đánh giá từ các chuyên gia của Viện Dự báo Kinh tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAS).

Xuất khẩu hàng hóa là động lực tăng trưởng của nền kinh tế Nga trong suốt một thập niên qua. Tăng trưởng GDP trung bình hàng năm được báo cáo ở mức khoảng 1%, trong khi tăng trưởng xuất khẩu tăng 2,5% mỗi năm, theo Nhật báo kinh doanh của Nga Vedomosti đưa tin, trích dẫn báo cáo của RAS.
Sau khi vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nga đã chậm lại do doanh thu từ nước ngoài bị đình trệ và cạn kiệt cơ hội kích cầu do đồng nội tệ yếu đi.
Theo tờ Vedomosti, các nhà phân tích cho rằng trong 10 năm tới, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình hàng năm có thể giảm xuống chỉ còn 2% do nhu cầu năng lượng ở nước ngoài giảm. Tăng xuất khẩu ngoài ngành năng lượng sẽ thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Nga tăng 1,5% mỗi năm trong giai đoạn 2024-2025. Tuy nhiên, điều này vẫn sẽ không đủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, RAS lập luận.
Các chuyên gia kinh tế tin rằng tăng trưởng GDP trung bình hàng năm ở Nga dự kiến sẽ ở mức 0,5% vào năm 2025, tăng lên 0,8% trong giai đoạn 2026-2030 và 1% trong giai đoạn 2031-2035. Trong một kịch bản giả định, nếu giá dầu thô Urals của Nga vẫn duy trì ở mức 70 USD/thùng cho đến năm 2030 thì trong 5 năm tiếp theo sẽ tiếp tục tăng lên 76 USD/thùng hoặc khi tỷ giá hối đoái của đồng rúp vào khoảng 70 USD trong năm 2025 thì có thể sẽ tăng lên 73 USD trong vòng 10 năm sau đó. Sản lượng dầu dự kiến sẽ duy trì ở mức khoảng 500 triệu tấn/năm, trong khi sản lượng khí đốt ước tính đạt 700 tỷ mét khối cho đến năm 2035.
Để đảo ngược xu hướng giảm tốc tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia kinh tế của RAS đã kêu gọi tập trung hơn vào phát triển thị trường nội địa của Nga, với việc đầu tư nhiều hơn vào các lĩnh vực như nông nghiệp, vận tải và xây dựng nhà ở.
Nga luôn cố gắng duy trì một triển vọng kinh tế tích cực hơn cho những năm tới. Trước đó, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã từng dự đoán nền kinh tế Nga có thể vượt các nước phát triển về tốc độ tăng trưởng cho đến năm 2024.

Châu Á 'đổ mồ hôi' vì nắng nóng
27/05/2023, 06:55
Nga đang vẽ lại bản đồ dòng chảy dầu mỏ toàn cầu
25/05/2023, 16:41
Gói trừng phạt mới với Nga sẽ hoàn toàn khác so với trước đây?
23/05/2023, 07:30
Thế cục Syria hiện giờ ra sao?
06/05/2023, 06:35
OPEC+ sẽ triệu tập họp mặt vào tháng 6
05/05/2023, 07:31
Mỹ: Thu giữ và lưu trữ carbon có ý nghĩa thương mại không?
04/05/2023, 07:05Nga tăng sản lượng khai thác vàng
Tháng 3/2023, sản lượng khai thác vàng của Nga tăng vọt lên 26,5%.
Giá năng lượng năm 2023 có tiếp tục tăng?
Giá năng lượng thế giới năm 2023 được dự báo vẫn sẽ ở mức cao. Trong bối cảnh đó, Chính phủ các nước cần thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài từ năm 2022 sang năm 2023.
Nga và phương Tây 'ăn miếng trả miếng' tài sản năng lượng như thế nào?
Vào tuần qua, Nga đã nắm quyền kiểm soát một phần tài sản trên đất Nga của tập đoàn năng lượng Fortum (Phần Lan) và Uniper (Đức), đồng thời cảnh báo về khả năng thu giữ thêm nhiều tài sản khác. Cả hai doanh nghiệp này đều vận hành nhiều nhà máy điện ở Nga.
Kho chứa dầu của Nga ở Crimea bốc cháy dữ dội
Một kho chứa dầu ở thành phố Sevastopol đã bốc cháy dữ dội, nghi bị một máy bay không người lái (UAV) tấn công sáng 29/4.
3 phút để hiểu về quan hệ Mỹ - Hàn Quốc hiện nay
Trong tuần này, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã thực hiện chuyến công du đến nước Mỹ để gặp Tổng thống Joe Biden nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Hàn. Thông qua sự kiện này, Hàn Quốc mong muốn Mỹ đưa cam kết bảo vệ họ khỏi mối đe dọa từ Triều Tiên, còn Mỹ thì mong muốn Hàn Quốc ủng hộ lợi ích của Mỹ trong cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung - Nga.
Điện Kremlin dọa tịch thu tài sản của các công ty phương Tây
Điện Kremlin đe dọa tịch thu thêm tài sản của các công ty nước ngoài để đáp trả động thái của các nước phương Tây chống lại các công ty Nga hôm thứ Tư sau khi nước này tạm thời nắm quyền kiểm soát hai công ty châu Âu.
Vì sao EU không thể trừng phạt ngành công nghiệp hạt nhân của Nga?
Công ty nhà nước Rosatom của Nga là “nhà sản xuất duy nhất trên thế giới” có thể bảo dưỡng những đơn vị tổ hợp nhiên liệu VVER trong những nhà máy điện hạt nhân ở châu Âu.
Con đường nào đưa dầu Nga tới Trung Quốc và Ấn Độ
Trong tháng 4, theo thông tin của giới thương nhân và Reuters, Ấn Độ và Trung Quốc đã mua phần lớn dầu của Nga với mức giá cao hơn mức trần mà phương Tây đã ấn định, tức trên 60 USD/thùng.
Rút kho dự trữ dầu quá nhanh, chính quyền Mỹ nói gì?
Hạ viện Mỹ - do Đảng Cộng hòa nắm quyền, đã bày tỏ lo ngại về hành động rút cạn nguồn dầu mỏ khỏi Khu Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược, gây hư hại đến cấu trúc mỏng manh của hệ thống hang động muối. Tuy nhiên, đối với chính quyền của Tổng thống Joe Biden, đây là một nhận định thiếu cơ sở.