Dự kiến năm 2030 Việt Nam sẽ có 42 cửa khẩu quốc tế
Dự thảo “Báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050" định hướng đến năm 2030 dự kiến hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền quốc gia có 42 cửa khẩu quốc tế, 47 cửa khẩu chính và 56 cửa khẩu phụ.
Định hướng phát triển các cửa khẩu đến năm 2030, Dự thảo “Báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” dự kiến hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền quốc gia có 42 cửa khẩu quốc tế, 47 cửa khẩu chính và 56 cửa khẩu phụ (tăng 1,7 lần so với năm 2021).
Tầm nhìn đến năm 2050, dự kiến hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền quốc gia có 60 cửa khẩu quốc tế, 70 cửa khẩu chính và 64 cửa khẩu phụ (tăng gấp 2,2 lần so với năm 2021 và gấp 1,3 lần so với năm 2030).
Về tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, dự thảo định hướng đến năm 2030, nâng cấp 3 cửa khẩu quốc tế, 12 cửa khẩu song phương và có thêm các lối mở.
Tuyến biên giới Việt Nam – Lào đến năm 2030 sẽ mở và nâng cấp 6 cửa khẩu quốc tế (trong đó có 5 cửa khẩu đường bộ và 1 cửa khẩu đường sắt), 8 cửa khẩu chính, 9 cửa khẩu phụ và có thêm các lối mở.
Tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia đến năm 2030 sẽ mở và nâng cấp 7 cửa khẩu quốc tế (trong đó có 4 cửa khẩu đường bộ, 2 cửa khẩu đường bộ và đường sông, 1 cửa khẩu đường sắt), 7 cửa khẩu chính, mở 10 cửa khẩu phụ.
Dự thảo xác định thực hiện đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật cho hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền quốc gia phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu của công tác quản lý, tạo thuận lợi cho giao thương, giao lưu qua biên giới, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh.
Đối với cơ chế, chính sách hình thành và phát triển các hành lang kinh tế, đến năm 2030, Việt Nam ưu tiên đầu tư từ đầu tư công và tạo điều kiện thuận lợi và cơ chế, chính sách ưu đãi cho khu vực tư nhân, đầu tư nước ngoài tham gia các dự án hợp tác công tư xây dựng các trục giao thông, các đầu mối giao thông lớn (cảng biển, sân bay…), các cửa khẩu, các tuyến đường gom dọc theo các trục giao thông dự kiến trở thành hành lang kinh tế.
Quy hoạch, định hướng bố trí, có cơ chế, chính sách ưu đãi và ưu tiên đầu tư phát triển các đô thị, hệ thống khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, khu du lịch theo các hành lang kinh tế.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả các hiệp định song phương và đa phương về kết cấu hạ tầng, đặc biệt đối với hạ tầng giao thông (như hàng không, hàng hải, đường bộ, đường sắt và đường thủy) để tạo thuận lợi cho vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới, vận tải liên quốc gia, vận tải đa phương thức trong khuôn khổ ASEAN, Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) và với các nước láng giềng.
Cùng chủ đề
Diễn biến mưa lũ miền Trung: Sạt lở ở Đồn Biên phòng, bão số 8 tiến vào bờ
Tây Ninh: Tài xế có thân nhiệt 38 độ bỏ trốn khỏi khu cách ly
NÓNG: 3 người chui gầm xe khách để trốn cách ly
Truy nã đối tượng đặc biệt nguy hiểm vận chuyển gần 250kg ma túy đá
Lào đóng toàn bộ các cửa khẩu quốc tế để chống Covid-19
Chỉ bàn làm, không bàn lùi!
21/11/2024, 06:43Độ tuổi sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa
20/11/2024, 06:28Bão số 9 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 300km và đang suy yếu dần
19/11/2024, 14:17Siêu bão Man-yi giật cấp 14, chính thức vào biển Đông
18/11/2024, 10:38Công bố quyết định chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đức Trung
18/11/2024, 10:35Miền Bắc sẽ đón đợt không khí lạnh vào cuối tuần này
15/11/2024, 10:01Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông tại đường Trần Phú (Hà Đông)
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội thông báo về tổ chức điều chỉnh giao thông trên đường Trần Phú (quận Hà Đông).
Bão số 8 sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 07 giờ ngày 14/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,0 độ Vĩ Bắc; 114,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông.
Đề xuất dùng giá đất cũ cho người mua nhà ở công tại TP.HCM
Trung tâm Quản lý nhà và Giám định xây dựng TP.HCM đề xuất áp dụng bảng giá đất cũ cho các hồ sơ mua nhà ở công đã nộp trước ngày 31/10 nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Thủ tướng cho biết sẽ tập trung thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai, trong đó nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng phó, cứu hộ, cứu nạn, chất lượng dự báo, cảnh báo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng: Báo chí đã có những bước phát triển về nội dung, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, báo chí cách mạng Việt Nam đã có những bước phát triển về nội dung, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Thông tin tuyên truyền đã phát huy vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận và niềm tin xã hội, góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Chuyên gia nói gì khi hàng loạt cơn bão nối đuôi nhau vào Biển Đông?
Sau bão số 8 vào Biển Đông, có thể bão số 9 sẽ tiếp tục nối đuôi theo sau, tiếp đó là vùng áp thấp đang phát triển có khả năng mạnh lên thành bão.
Sáng nay, Quốc hội bắt đầu chương trình chất vấn và trả lời chất vấn
Từ ngày 11 - 16/11 sẽ bắt đầu tuần làm việc thứ 4 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV với nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý, từ sáng nay 11/11, Quốc hội tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.
Chuẩn bị xây dựng cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km, vận tốc 120km/h
UBND tỉnh Thái Bình vừa thông báo về dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình trong thời gian tới. Tuyến đường có chiều dài khoảng 60,9km với 4 làn xe hoàn chỉnh, vận tốc thiết kế 120km/h.
Bão số 7 giật cấp 17, có khả năng đổ bộ vào Đà Nẵng
Dự báo từ 72 đến 96 giờ tiếp theo, cơn bão số 7 di chuyển theo hướng Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km, cường độ tiếp tục suy yếu thêm.