Giá điện có thể tăng 5-7% trong năm nay?
"Trong năm 2023, giá bán lẻ điện có thể tăng từ 5-7%, do giá than tăng rất cao, ảnh hưởng đến cân đối tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)"- TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia dự báo.
Năm 2023, người dân cần chấp nhận giá điện tăng
Chia sẻ với báo chí tại chương trình Cà phê Doanh nhân lần thứ 67, TS.Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính-tiền tệ Quốc gia đã đưa ra những dự báo về tình hình lạm phát trong năm 2023. Theo ông Lực, năm ngoái lạm phát thế giới đạt đỉnh nhiều năm nhưng Việt Nam vẫn giữ mức tăng chỉ số giá tiêu dùng chỉ 3,15%. Kết quả này có sự đóng góp của việc Chính phủ đã không tăng giá điện, giá dịch vụ y tế, giáo dục. Tuy nhiên, câu chuyện năm nay sẽ khác.
"Chúng ta phải chấp nhận giá điện năm nay sẽ tăng, khoảng 5-7%", ông Lực chia sẻ quan điểm với lãnh đạo các doanh nghiệp tại TP.HCM. Theo ông, giá của các yếu tố đầu vào sản xuất điện thời gian qua đều đã tăng mạnh. Năm ngoái, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã công bố lỗ hơn 31.000 tỷ đồng. EVN giải thích giá nguyên liệu như than, khí cùng leo thang làm chi phí sản xuất, mua điện tăng đột biến trong khi giá bán lẻ điện bình quân không tăng.
Người dân cần chấp nhận giá điện tăng năm 2023. (Ảnh minh họa)Từ ngày 3/2, khung giá bán lẻ điện bình quân mới được áp dụng, mức tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh, tối đa là 2.444,09 đồng/kWh. So với khung giá cũ gần nhất, giá tối thiểu tăng 220 đồng/kWh, giá tối đa tăng 538 đồng/kWh. Các mức giá này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT). Việc tăng khung giá chưa làm thay đổi giá điện người dân và doanh nghiệp phải trả.
Dù vậy, phương án tăng giá bán lẻ điện bình quân đã được EVN nhắc đến nhiều lần từ cuối năm 2022. Ngày15/2, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc với lãnh đạo EVN về nhiều nội dung, trong đó có phương án giá bán điện. Bộ trưởng cho hay việc điều chỉnh giá điện cần phải được tính toán, đánh giá, cân nhắc đầy đủ tác động đến lạm phát, đời sống người dân, việc điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ và phải đúng quy định.
Ngoài ra, ông Lực cũng dự đoán giá dịch vụ y tế sẽ tăng trong bối cảnh các bệnh viện công lập đang rất khó khăn.
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh sức khỏe nội tại của nền kinh tế Việt Nam đã tốt hơn nhiều so với giai đoạn khủng hoảng 10 năm trước đây. Nhà điều hành cũng đã có nhiều kinh nghiệm hơn. Khi lạm phát thế giới đã đi qua đỉnh, nếu không có những biến cố không quá bất thường, Việt Nam vẫn sẽ kiểm soát lạm phát trong khoảng mục tiêu đã đề ra.
Giá điện thấp quá lâu
Từng trao đổi với báo chí về vấn đề này, ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh, việc giữ cho giá điện thấp quá lâu như vậy tạo ra rủi ro rất cao cho EVN trong việc giảm tín nhiệm về mặt tài chính. Hệ quả xấu có thể đến là EVN là không thể trả tiền mua điện cho các nhà đầu tư đúng hạn.
“Điều chỉnh giá điện là bước đầu tiên Chính phủ có thể làm. Song ở mức độ bao nhiêu thì vẫn phải tính toán cho phù hợp. Có điều nếu không điều chỉnh trong điều kiện biến động lớn như thế này thì không chỉ EVN khó và sau đó là câu chuyện thúc đẩy năng lượng tái tạo cũng như đầu tư tư nhân trong lĩnh vực thúc đẩy năng lượng sạch sẽ khó thành theo các mục tiêu của Chính phủ”, ông Sơn bày tỏ.
Dù vậy, chuyên gia này lưu ý: “Điều chắc chắn là chúng ta cũng không thể tăng quá nhiều được vì tăng quá nhiều cũng có cái tác động ngược lại với nền kinh tế”.
Ông Sơn nhấn mạnh, rất nhiều ngành hiện nay đang thâm dụng năng lượng. Vậy thì chi phí năng lượng đang là đầu vào quan trọng trong cấu phần chi phí sản xuất, đặc biệt như dệt may, thép, bảo quản nông sản...
“Đây là một bài toán cân bằng lợi ích cần các cơ quan quản lý cân nhắc, đánh giá sớm để đưa ra phương án tăng giá điện đảm bảo hài hòa được nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội. Việc đánh giá tác động của tăng giá điện cần phải yêu cầu cả Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đồng thời có sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao để làm rõ câu chuyện rằng tại sao chúng ta phải tăng giá điện, tăng thì có thiệt hại gì nhưng nó cũng có lợi ích gì và cần phải có sự truyền thông phù hợp để người dân và doanh nghiệp hiểu được các nỗ lực của Chính phủ trong ổn định kinh tế xã hội trong giai đoạn khủng hoảng năng lượng toàn cầu này, để có sự đồng thuận về việc tại sao phải chia sẻ khó khăn với EVN”, ông Sơn nói.
Đồng quan điểm, PGS Ngô Trí Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá cả (Bộ Tài chính), cũng cho rằng, đứng từ góc độ người tiêu dùng, không ai muốn tăng giá hàng hóa, nhất là những hàng hóa thiết yếu như điện, xăng dầu... Thế nhưng, giá điện đã bị nén quá lâu, lần điều chỉnh tăng gần đây nhất vào tháng 3/2019 trong khi các chi phí đầu vào tăng chóng mặt.
“Quyết định 24/2017 của Thủ tướng về cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân đã quy định rất rõ nếu các thông số chi phí đầu vào làm giá thành điện tăng tương ứng thì giá điện sẽ được điều chỉnh. EVN cũng đã nỗ lực giảm chi phí, giảm lương nhân viên để cân đối tài chính, giảm lỗ. Do đó, Chính phủ và Bộ Công Thương cần rà soát lại chi phí giá điện để có giải pháp phù hợp”, ông Long nói.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định 02/2023/QĐ-TTg về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân.
Cụ thể, từ ngày 3/2, khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) như sau: Mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh; tối đa là 2.444,09 đồng/kWh. So với mức khung cũ được quy định tại Quyết định 34/2017/QĐ-TTg, giá tối thiểu tăng 220,03 đồng/kWh, giá tối đa tăng 537,67 đồng/kWh.
Việt Nam tăng trưởng cao hàng đầu châu Á về xuất nhập khẩu
21/11/2024, 06:45Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
20/11/2024, 11:59Kia K5 và Kia Sorento ưu đãi đặc biệt gần nửa tỷ đồng
20/11/2024, 09:51Ngân hàng lại tiếp tục giảm lãi suất cho vay
20/11/2024, 06:25VITAS tổ chức họp báo thông tin về Lễ kỷ niệm 25 thành lập
19/11/2024, 16:50Giá xăng dầu đồng loạt giảm
14/11/2024, 16:52Hiệu quả ứng dụng IPM trên cây trồng
Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM) là biện pháp phòng trừ sâu bệnh mới được người dân trên địa bàn tỉnh Sơn La áp dụng, giúp giảm chi phí sản xuất, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sức khỏe người lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng lợi nhuận trên một đơn vị canh tác.
Xây dựng sản phẩm OCOP lê Tai Nung
Những ngày này, nông dân các xã Phiêng Khoài, Yên Sơn, Lóng Phiêng, Chiềng On của huyện Yên Châu phấn khởi bước vào vụ thu hoạch lê. Năm nay, quả lê tiếp tục được mùa, được giá. Cùng với các loại cây ăn quả như chuối, xoài, mận hậu, cây lê được nhiều nông dân các xã vùng cao, biên giới của huyện Yên Châu đưa vào trồng, bước đầu mang lại giá trị kinh tế cao, được thị trường biết đến và đón nhận.
Mộc Châu mở rộng diện tích trồng rau an toàn
Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, những năm gần đây, diện tích trồng rau xanh của huyện Mộc Châu ngày càng được mở rộng, huyện đã hỗ trợ các HTX, người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập.
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm 'siêu xanh, siêu xinh' đến từ Vinamilk
Chỉ trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, hơn 11.000 vỏ hộp sữa đã được mang đến khu vực trải nghiệm của Vinamilk để tái chế; người tham gia nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
Hiệu quả canh tác cây trồng trên đất dốc
Cải tạo đất, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã xây dựng mô hình canh tác áp dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao độ phì nhiêu của đất dốc trồng cây ăn quả. Sau gần 3 năm triển khai, bước đầu giúp bà con nông dân sản xuất theo hướng bền vững.
Hợp tác đưa nông sản vươn xa
Mai Sơn hiện có 204 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, thời gian qua, các hợp tác xã đã phát huy tốt vai trò liên doanh, liên kết, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hình thành các chuỗi liên kết trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Hiệu quả từ mô hình trồng cây xen canh
Trồng cây xen canh, là mô hình sản xuất được nhân dân xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn áp dụng trồng với cây cà phê, nhằm gia tăng giá trị đất canh tác, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng nguồn thu nhập.
Sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản ở Sông Mã
Sông Mã là huyện có vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, với 10.877 ha. Thời điểm này, nhiều loại cây ăn quả bắt đầu vào vụ thu hoạch. Chính quyền địa phương và nông dân đang tích cực triển khai các phương án kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.
Vai trò của HTX trong sản xuất nông nghiệp
Những năm qua, các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực khai thác các sản phẩm thế mạnh, chủ lực của địa phương; áp dụng những cách làm mới, đầu tư công nghệ hiện đại, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, giúp tăng thu nhập cho các thành viên, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển.