Chủ nhật, 23/02/2020, 13:56 PM
  • Click để copy

Giảng viên đại học ở Huế trồng hoa hướng dương theo hướng du lịch

Những ngày trở lại đây, đông đảo du khách kéo đến vườn hoa hướng dương do giảng viên một trường đại học ở Thừa Thiên Huế thực hiện.

Vườn hoa hướng dương theo hướng du lịch.

Vườn hoa hướng dương theo hướng du lịch.

Vào những ngày cuối tuần cũng như các ngày trong tuần, rất đông du khách thập phương đã đổ về vườn hoa hướng dương ở thị xã Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên Huế) để tham quan, chụp ảnh.

Không chỉ vậy, những vườn hoa hướng dương này còn mang lại hiệu quả xã hội khác như tạo thêm công việc làm cho người dân, giới thiệu và bán các đặc sản vùng miền, thu sản phẩm từ cây trồng nông nghiệp...

Mô hình trồng hoa hướng dương theo hướng du lịch không chỉ phát triển về du lịch, mà sau khi xong vụ, hạt sẽ được thu hoạch sản xuất dầu hướng dương.

Theo ghi nhận, hạt hướng dương ra đều, chắc và to. Trong khi đó, những bông hoa có hình dáng to, cây tốt.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Đức đứng ra canh tác, dựng lên những vườn hướng dương này.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Đức đứng ra canh tác, dựng lên những vườn hướng dương này.

Người đứng ra canh tác, dựng lên những vườn hướng dương này chính là Tiến sĩ Nguyễn Văn Đức, giảng viên khoa Nông học (trường Đại học Nông lâm - Đại học Huế). Mô hình này đã mang lại hiệu quả không chỉ trong công tác nghiên cứu, mà còn thúc đẩy phát triển du lịch.

Nhóm nghiên cứu Du lịch nông nghiệp do TS. Đức đứng đầu đã hoàn chỉnh mô hình phát triển du lịch nông nghiệp tại hầu khắp các tỉnh miền Trung từ việc thực hiện mô hình trồng hoa hướng dương theo hướng du lịch.

Những vườn hoa hướng dương trải khắp một số tỉnh miền Trung của vị giảng viên này luôn thu hút giới trẻ, khách đến tham quan, chụp ảnh. Đây là minh chứng cho hướng đi đúng đắn của nông nghiệp du lịch này.

Vườn hoa hướng dương mang lại nhiều hiệu quả.

Vườn hoa hướng dương mang lại nhiều hiệu quả.

Trong năm gần đây, các nhà khoa học của ngôi trường này đã từng bước nghiên cứu và tiếp cận hướng nghiên cứu mở để vừa phát triển nông nghiệp, vừa kết hợp du lịch ở khu vực miền Trung.

Vào năm ngoái, nhóm nghiên cứu này đã chuyển giao quy trình công nghệ cho 4 doanh nghiệp ở các tỉnh Quảng Nam và Quảng Trị, đồng thời, thực hiện 2 gói chuyển giao quy trình công nghệ cho UBND huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi).

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn đã thực hiện thêm mô hình hợp tác Win-Win (mô hình kinh doanh hiện đại với nguyên tắc "đôi bên cùng có lợi") cho các hộ dân ở miền Trung.

Hạt hướng dương ra đều.

Hạt hướng dương ra đều.

Hiệu quả mang lại cho các mô hình du lịch nông nghiệp của TS. Đức được đánh giá không có loại cây trồng nông nghiệp nào sánh bằng. Với 1ha hoa hướng dương chỉ phục vụ khai thác du lịch nông nghiệp trong một vụ với lợi nhuận ròng thu được trên 150 triệu đồng (thời gian từ lúc trồng đến hết khai thác du lịch khoảng 2 tháng rưỡi).

Tiến sĩ Đức đang hướng đến chủ động nguồn giống cho việc gieo trồng tiếp theo hay là sản xuất dầu hướng dương.

Không chỉ phát triển về du lịch, mà sau khi xong vụ, hạt sẽ được thu hoạch sản xuất dầu hướng dương.

Không chỉ phát triển về du lịch, mà sau khi xong vụ, hạt sẽ được thu hoạch sản xuất dầu hướng dương.

Tiến sĩ Đức cũng hy vọng, trong những năm tiếp theo, nhà nước có những chính sách cho lĩnh vực còn mới mẻ này để phát huy hết tiềm năng vốn có của Nông nghiệp Việt Nam.

Bài liên quan