Thứ năm, 09/01/2025, 06:18 AM
  • Click để copy

Hà Nội dự kiến đầu tư 550 tỷ làm dự án hồi sinh sông Tô Lịch

Hà Nội đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch để hồi sinh dòng sông này, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 550 tỷ đồng.

Cống nước thải đổ ra sông Tô Lịch đoạn ven đường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, tháng 12/2024. Ảnh: Phương Thúy

Cống nước thải đổ ra sông Tô Lịch đoạn ven đường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, tháng 12/2024. Ảnh: Phương Thúy

Quyết định xây dựng công trình khẩn cấp thuộc thẩm quyền của Thủ tướng nên thành phố đề xuất được xem xét, chấp thuận dự án nhằm cải thiện môi trường. UBND thành phố cam kết hoàn thành trước tháng 9/2025.

Cụ thể, theo báo cáo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội gửi Thủ tướng, nước sông Tô Lịch hiện ô nhiễm nặng nề, mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng tới đời sống sức khỏe của người dân khu vực dọc hai bên sông.

Hà Nội đã tập trung triển khai các dự án thoát nước giai đoạn 1, giai đoạn 2 trước đây và đang thực hiện dự án đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Yên Xá.

Sau khi dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá đi vào hoạt động (từ ngày  1/12/2024, dự kiến hoàn thành toàn bộ hệ thống năm 2027), các nguồn nước bổ cập cho sông Tô Lịch được thu gom dẫn đến sông Tô Lịch sẽ bị cạn.

"Dự báo, đến hết nhiệm kỳ 2026-2030, chưa thể hoàn thành việc bổ cập nước sông Hồng cho sông Nhuệ, sông Tô Lịch theo quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt", UBND TP.Hà Nội báo cáo.

Việc sớm khôi phục dòng sông Tô Lịch để đảm bảo cảnh quan, khắc phục ô nhiễm môi trường được xác định là nhiệm vụ cấp bách của thành phố. Thời gian tới vào mùa khô, sông Tô Lịch sẽ trơ lớp bùn đáy gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo cảnh quan đô thị.

Để triển khai một dự án cấp nước bổ cập nước nhanh, kịp thời cho sông Tô Lịch hiện nay với tính khả thi cao, phù hợp điều kiện thực tế của thành phố thì cần thiết phải triển khai theo phương án xây dựng công trình khẩn cấp, theo Hà Nội.

Vì vậy, UBND TP.Hà Nội báo cáo Thủ tướng xem xét, chấp thuận cho phép thành phố xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch nhằm cải thiện môi trường.

Tổng mức đầu tư dự án khoảng 550 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố. Hà Nội cam kết hoàn thành dự án trước tháng 9.

Ngoài ra, Hà Nội cũng đề xuất Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành liên quan phối hợp, tạo điều kiện cho thành phố sớm hoàn thành các thủ tục đầu tư theo quy định, đảm bảo mục tiêu, tiến độ dự án.

Trước đó, tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm dành nhiều thời gian nói về hai vấn đề rất quan trọng là ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông.

Từ năm 2009 đến nay, Hà Nội đưa ra nhiều giải pháp nhằm hồi sinh sông Tô Lịch nhưng chưa đạt được kỳ vọng. Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, đã có khoảng 30.000 tỷ đồng đầu tư các dự án làm sạch sông Tô Lịch nhưng đến nay chưa đạt kỳ vọng.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, nhiệm vụ trước mắt là xử lý ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là sông Tô Lịch.

Ngay sau đó, Bí thư và Chủ tịch Hà Nội đã đi kiểm tra thực tế và yêu cầu phải "hồi sinh" sông Tô Lịch trước ngày 2/9.

Sông Tô Lịch có chiều dài 13,4 km, điểm đầu là mương Nghĩa Đô đường Hoàng Quốc Việt, điểm cuối có hai hướng thoát, thứ nhất thoát ra sông Nhuệ qua cửa điều tiết đập Thanh Liệt và hướng thứ hai thoát ra sông Hồng qua tuyến hạ lưu sông Kim Ngưu về trạm bơm Yên Sở có công suất 90 m3/s, bơm cưỡng bức ra sông Hồng.

Thống kê của Sở Xây dựng, hiện có 119 cống và phần lớn đã được đấu nối vào hệ thống cống gom chạy dọc hai bờ sông thuộc dự án của nhà máy xử lý nước thải Yên Xá. Tuy nhiên, 32 cống vẫn đang xả ra sông chưa được đấu nối vào hệ thống thu gom chung vì thuộc dự án khác (đoạn từ đường Hoàng Quốc Việt đến đường giao Láng Hạ).

Chính phủ 'chốt' thời gian khởi công đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Chính phủ 'chốt' thời gian khởi công đường sắt cao tốc Bắc - Nam

25/04/2025 11:59

Chính phủ đặt lộ trình chọn nhà thầu xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc Nam trước tháng 11/2026 và khởi công dự án vào tháng 12/2026.

T&T Group sẽ ra mắt thị trường sản phẩm pin lưu trữ năng lượng vào năm 2026

T&T Group sẽ ra mắt thị trường sản phẩm pin lưu trữ năng lượng vào năm 2026

25/04/2025 11:55

Trong khuôn khổ Triển lãm và Diễn đàn Quốc tế Năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - Asean 2025, bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group, Chủ tịch T&T Energy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đã chia sẻ về việc liên danh T&T Group – Cospowers (Trung Quốc) sẽ ra mắt pin lưu trữ năng lượng vào năm 2026.

Thời tiết dịp 30/4-1/5 như thế nào?

Thời tiết dịp 30/4-1/5 như thế nào?

23/04/2025 14:57

Thời tiết trên cả nước trong những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sẽ có nhiều biến động, đặc biệt là sự xuất hiện của đợt nắng nóng diện rộng ngay trước kỳ nghỉ.

Sẽ thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia

Sẽ thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia

22/04/2025 10:15

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu thành lập Quỹ phát triển nhà ở cho công nhân, người trẻ và doanh nghiệp nhà nước chuyên đầu tư nhà ở xã hội.

Mỹ áp thuế chống bán phá giá pin mặt trời với Việt Nam

Mỹ áp thuế chống bán phá giá pin mặt trời với Việt Nam

22/04/2025 10:10

Mỹ áp thuế chống bán phá giá lên tới 271,28% và thuế chống trợ cấp 3.403,96% đối với pin mặt trời từ Malaysia, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Chi tiết 102 đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập của TP HCM

Chi tiết 102 đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập của TP HCM

21/04/2025 10:50

Theo Nghị quyết được HĐND TPHCM khóa X thông qua tại kỳ họp thứ 22, từ 273 đơn vị hành chính cấp xã như hiện nay, TP HCM sẽ sắp xếp còn 102 đơn vị.

Một tập đoàn của Trung Quốc đề xuất xây nhà máy xử lý rác thải ở Vĩnh Phúc

Một tập đoàn của Trung Quốc đề xuất xây nhà máy xử lý rác thải ở Vĩnh Phúc

18/04/2025 09:05

Tập đoàn Dịch Quảng (Trung Quốc) đề xuất đầu tư nhà máy xử lý rác thải tại Vĩnh Phúc, góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững.

'Thủ phủ cà phê' sáp nhập với Phú Yên: Mở lối ra biển

'Thủ phủ cà phê' sáp nhập với Phú Yên: Mở lối ra biển

17/04/2025 10:55

Hai địa phương với thế mạnh bổ sung – một bên là nông nghiệp cao nguyên, một bên là kinh tế biển – có thể tạo ra vùng động lực mới nếu tận dụng tốt cơ hội từ việc sáp nhập.

EU muốn sớm nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên Đối tác chiến lược toàn diện

EU muốn sớm nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên Đối tác chiến lược toàn diện

16/04/2025 10:31

Liên minh châu Âu (EU) mong muốn cùng Việt Nam tăng cường trao đổi, sớm nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Xem thêm