Hà Nội lên kế hoạch kiểm định khí thải xe máy
Theo lộ trình đề xuất, trong năm 2023, các cơ quan chức năng sẽ xây dựng khung pháp lý và ban hành kế hoạch kiểm soát khí thải xe máy; nghiên cứu phân vùng bảo vệ môi trường không khí và hạn chế xe máy...
Từ 2024 dự kiến kiểm định khí thải xe máy ở Hà Nội
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.Hà Nội vừa báo cáo kết quả Chương trình đo kiểm khí thải môtô, xe gắn máy cũ và đề xuất lộ trình kiểm định khí thải.
Theo Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội, khảo sát trực tiếp trên 3.800 chủ xe máy trên địa bàn cho thấy đa số người dân (86%) ủng hộ chính sách kiểm soát khí thải. Mức phí kiểm tra được nhiều người dân đồng thuận, khoảng 30.000-50.000 đồng/lần với tần suất một lần một năm. Có khoảng 29% người dân cho biết sẽ đưa xe máy cũ, thải bỏ tới các điểm thu hồi theo quy định.
Trước đó, Sở Tài nguyên và Môi trường mời Tổng cục môi trường, Cục đăng kiểm Việt Nam, Công an Thành phố, các Sở, ngành liên quan, UBND các quận: Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân, Đông Anh và các chuyên gia tham dự cuộc họp tham vấn về kết quả thực hiện “Chương trình đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn thành phố Hà Nội và thí điểm các giải pháp giao thông gắn kết với môi trường”.
Theo lộ trình đề xuất, trong năm 2023, các cơ quan chức năng sẽ xây dựng khung pháp lý và ban hành kế hoạch kiểm soát khí thải xe máy; nghiên cứu phân vùng bảo vệ môi trường không khí và hạn chế xe máy; xây dựng và ban hành tiêu chuẩn khí thải xe máy đang lưu hành và các tiêu chuẩn, quy định liên quan đến quản lý khí thải xe máy, bao gồm cả đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ kiểm định khí thải xe máy.

Giai đoạn 2024-2025, Hà Nội dự kiến tổ chức thí điểm kiểm định hàng năm với xe máy từ 5 năm sử dụng trở lên, có thể nghiên cứu dán tem để phân biệt.
Giai đoạn 2024-2025, thành phố tổ chức thí điểm kiểm định hàng năm với xe máy từ 5 năm sử dụng trở lên, có thể nghiên cứu dán tem để phân biệt. Giai đoạn này cũng bắt đầu áp dụng phân vùng khu vực theo tiêu chuẩn khí thải.
Sau 2 năm thí điểm, từ năm 2026, xe máy từ 3-5 năm sử dụng trở lên có thể phải kiểm định khí thải định kỳ, đồng thời hạn chế các xe không đạt tiêu chuẩn khí thải tại khu vực đã phân vùng; nghiên cứu áp dụng thu phí khí thải cho các khu vực theo phân vùng bảo vệ.
Hà Nội sẽ xây dựng hệ thống kiểm soát khí thải xe máy bao gồm 170 trạm kiểm định cố định và lưu động; đầu tư hệ thống camera giao thông để phát hiện xe xả khói đen (có thể sử dụng chung với camera giao thông hiện có).
Tùy theo từng giai đoạn, thành phố có thể điều chỉnh nội dung của kịch bản. Ví dụ trong giai đoạn đầu, khi người dân chưa làm quen với kiểm định khí thải xe máy định kỳ, thành phố có thể chỉ kiểm soát theo đối tượng; sau một thời gian sẽ kết hợp kiểm soát theo cả đối tượng và khu vực; khi các điều kiện về hạ tầng, giao thông công cộng đảm bảo sẽ nghiên cứu kết hợp cả thu phí khí thải xe máy.
Với những xe không đạt tiêu chuẩn khí thải, đã cũ nát..., thành phố có chính hỗ trợ chủ xe phải thu hồi từ các nguồn ngân sách, xã hội hóa, hỗ trợ của doanh nghiệp để chuyển đổi phương tiện không đạt tiêu chuẩn khí thải hoặc chuyển đổi sinh kế.
Cần thiết thay thế phương tiện cũ nát
Hiện nay, Hà Nội có hơn 5,7 triệu xe máy (trong đó, có khoảng 2,5 triệu xe máy cũ đăng ký trước năm 2000) và trên 730 nghìn ô tô, chưa tính nhiều phương tiện từ ngoại tỉnh thường xuyên tham gia giao thông trên địa bàn. Khí thải từ các phương tiện đặc biệt là phương tiện cũ nát bao gồm các dạng hạt bụi lơ lửng, khí ô xít các bon (CO), hiđrô các bon (HC), các dạng ô-xít nitơ (NOx) và các chất khác gia tăng theo thời gian và ngày càng vượt quá giới hạn cho phép. Các chất ô nhiễm này ảnh hưởng tới chất lượng môi trường không khí đô thị, đồng thời là nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của cộng đồng dân cư trên địa bàn Hà Nội.
Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường giai đoạn 2020 - 2022 (tại Quyết định số 2664/QĐ-BTNMT ngày 25/11/2020 và Quyết định số 1779/QĐ-BTNMT ngày 17/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường), Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải phương tiện ô tô đang lưu hành để ban hành trong năm 2022 (sau đây gọi là dự thảo Quy chuẩn).
Ông Lê Hoài Nam, Vụ trưởng Quản lý môi trường (Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường) nhìn nhận chương trình thí điểm đo kiểm khí thải xe máy cũ của Hà Nội là hoạt động quan trọng nhằm thu thập thông tin về mức phát thải của xe máy đang lưu hành, cũng như đánh giá hiệu quả của việc sửa chữa. Kết quả của chương trình sẽ là căn cứ quan trọng để Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các bộ, ngành ban hành quy chuẩn khí thải với xe máy.
Trước đó tháng 8/2021, Hà Nội tổ chức kiểm định khí thải xe máy nhằm đánh giá hiện trạng phát thải của xe máy cũ, làm cơ sở khoa học xây dựng và thực thi các giải pháp cải thiện chất lượng không khí.
Theo báo cáo, kết quả kiểm tra ngẫu nhiên khí thải của 5.240 xe có tuổi đời trên 5 năm chỉ ra các xe máy đã qua 5 năm sử dụng có xu hướng phát thải vượt giới hạn cho phép hiện nay (tỉ lệ xe không đạt TCVN 6438:2018 mức 1 là 54,2% và không đạt mức 2 là 60,65%). Đồng thời việc bảo dưỡng đã được chứng minh có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát khí thải xe máy, cụ thể tỷ lệ xe không đạt TCVN 6438:2018 mức 1 sau bảo dưỡng giảm mạnh còn 9,54%.
Từ ngày 12/11/2021 đến tháng 3/2022 chỉ có 4 xe máy được người dân tự nguyện đồng ý thải bỏ và nhận hỗ trợ đổi xe máy mới theo quy định của chương trình.
Theo phân tích và đánh giá, kiểm soát khí thải xe máy thông qua kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ sẽ thu được nhiều lợi ích. Về mặt kinh tế - xã hội, chính sách này sẽ không làm phát sinh chi phí cho người dân do chi phí từ việc tiết kiệm nhiên liệu (nếu bảo dưỡng định kỳ sẽ tiết kiệm đến 7% lượng nhiên liệu tiêu thụ) có thể bù đắp cho chi phí kiểm tra và bảo dưỡng xe.
Về mặt môi trường, chính sách này sẽ giúp giảm 35,55% tổng lượng CO, 40% tổng lượng HC (Hydrocarbon) phát thải. Hơn nữa, chính sách còn giúp giảm gánh nặng ngân sách từ các dịch vụ y tế cho việc khắc phục hậu quả do tác động của ô nhiễm không khí và từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống...
Về lộ trình thực hiện, giai đoạn chuẩn bị (năm 2023): Xây dựng khung pháp lý và ban hành Kế hoạch kiểm soát khí thải xe máy theo các giải pháp đề xuất; nghiên cứu phân vùng bảo vệ môi trường không khí và hạn chế xe máy.
Xây dựng và ban hành Tiêu chuẩn khí thải xe máy đang lưu hành và các tiêu chuẩn, quy định liên quan đến quản lý khí thải xe máy, bao gồm cả đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ kiểm định khí thải xe máy. Đồng thời thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động sâu rộng trên địa bàn toàn Thành phố về kiểm soát khí thải xe máy.
TIN LIÊN QUAN

Đẩy nhanh áp dụng quy định khí thải ô tô, xe máy
14/03/2025, 14:13
Chính phủ dự kiến trình phương án giảm khoảng 50% cấp tỉnh
12/03/2025, 14:34
22 lô đất đấu giá ở Hà Đông bị bỏ cọc
12/03/2025, 14:30
Luật Báo chí (sửa đổi): Động lực mới thúc đẩy kinh tế báo chí
12/03/2025, 14:26
Người có bằng lái ô tô được miễn thi lý thuyết sát hạch xe máy
10/03/2025, 10:12
Miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam cho công dân 12 nước
10/03/2025, 10:09
Sẽ áp dụng quy chuẩn mới đối với nước thải công nghiệp
10/03/2025, 10:07
Giá xăng giảm xuống dưới mức 20.000 đồng/lít
06/03/2025, 15:20
[HỎI-ĐÁP) Quy trình cấp giấp phép lái xe mới thực hiện thế nào?
05/03/2025, 14:29Bộ ba Khoa học công nghệ - Đổi mới sáng tạo - Chuyển đổi số tạo sức mạnh cộng hưởng
Bộ ba Khoa học công nghệ - Đổi mới sáng tạo - Chuyển đổi số được đặt chung trong một cấu trúc thống nhất, tạo nên sức mạnh cộng hưởng để đưa Việt Nam phát triển nhanh hơn, mạnh hơn trong kỷ nguyên mới.
Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM thiếu cát, nguy cơ chậm tiến độ
Theo tính toán, trong năm 2025, dự án đường Vành đai 3 đoạn qua TP.HCM cần 4,7 triệu m3 cát để thi công nhưng đến nay mới có 1,55 triệu m3 đưa về công trường.
Đấu giá lại 54 lô đất từng bị bỏ cọc ở Thanh Oai, giá trúng tiếp tục gây bất ngờ
Huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã tổ chức đấu giá thành công 54 lô đất tại xã Thanh Cao đã từng bị bỏ cọc hồi năm 2024, giá trúng cao nhất hơn 100,5 triệu đồng/m2.
Những chính sách có hiệu lực từ hôm nay (1/3/2025)
Từ 1/3/2025, loạt chính sách mới sẽ có hiệu lực. Điển hình như quy định về lệ phí trước bạ ô tô điện, Bộ Nông nghiệp và Môi trường bắt đầu đi vào hoạt động...
Nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát người nghiện ma túy và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng
Bộ Công an sẽ chính thức tiếp nhận công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai từ ngành Lao động, Thương binh và Xã hội từ ngày 1/3/2025 nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát người nghiện và hỗ trợ họ tái hòa nhập cộng đồng.
Chủ tịch Hà Nội 'chốt' ngày khởi công cầu Tứ Liên
Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết thành phố sẽ quyết tâm khởi công cầu Tứ Liên ngày 19/5, cầu Trần Hưng Đạo trước 30/9, cầu Ngọc Hồi sẽ khởi công khi Thủ tướng chấp thuận đầu tư.
Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các sở giao thông vận tải dừng sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ 1/3
Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các sở giao thông vận tải dừng tổ chức các kỳ sát hạch và dừng tiếp nhận báo cáo đăng ký sát hạch, hồ sơ đổi, cấp lại giấy phép lái xe từ ngày 1/3.
Tác động của biến đổi khí hậu đến xâm nhập mặn
Xâm nhập mặn là một trong những hệ quả tiêu biểu của biến đổi khí hậu. Hiện tượng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông nghiệp, thủy sản, hạ tầng và đời sống sinh hoạt của người dân ở các khu vực ven biển và đồng bằng.
[INFOGRAPHIC] Chi tiết 3 cầu vượt sông Hồng sắp khởi công
Trong giai đoạn từ năm 2025 đến 2030, thành phố Hà Nội dự kiến sẽ hoàn thành ba cây cầu vượt sông Hồng, bao gồm cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi và cầu Tứ Liên, với tổng mức đầu tư gần 48.000 tỷ đồng.