Hà Nội: Phân loại các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, đến hết tháng 10/2022 cần có các kết quả cụ thể, phương án xử lý của từng dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai để tổng hợp báo cáo HĐND TP.
Chiều 9/8, Ban chỉ đạo về việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn TP Hà Nội họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh - Trưởng Ban chỉ đạo.
Dự hội nghị có các Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông - Phó trưởng Ban Thường trực; Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn; đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan và các quận, huyện có các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn.
Hơn 700 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai
Trong quý II/2022 và tháng 7/2022, Tổ công tác liên ngành TP đã tổ chức làm việc với UBND các quận, huyện, thị xã để kiểm tra, rà soát, hậu kiểm và phân loại các dự án. Qua rà soát, toàn TP có hơn 700 dự án với hơn 5.000ha chậm triển khai.
Theo Giám đốc Sở TN&MT Trần Duy Cường, cụ thể, đối với 135 dự án chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất: Sau Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 08/4/2022, Sở tiếp tục báo cáo UBND TP chấm dứt hoạt động dự án theo quy định đối với 7 dự án.
Tính lũy kế kết quả xử lý đến nay, có 68 dự án đã xử lý xong. Trong đó, 11 dự án đang triển khai theo tiến độ đã được phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh; 12 dự án đề nghị loại bỏ khỏi danh sách do trùng lặp, nhà đầu tư đề xuất nghiên cứu khi chưa có ý kiến của UBND TP; 45 dự án, tiếp tục báo cáo UBND TP chấm dứt hoạt động dự án theo quy định.
Với 67 dự án Sở KH-ĐT đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ kiểm tra, và soát, đề xuất xử lý, trong đó, 14 dự án đã báo cáo đề xuất xử lý theo quy định của pháp luật; 11 dự án mới có văn bản chấp thuận cho nhà đầu tư nghiên cứu lập dự án, văn bản lựa chọn chủ đầu tư nhưng chưa có dự án được chấp thuận, chưa được giao đất, cho thuê đất, chưa triển khai thực hiện; đang kiểm tra, xem xét chấm dứt hiệu lực văn bản chấp thuận theo quy định của pháp luật; 42 dự án còn lại (trong đó có một số dự án thuộc đối tượng rà soát của Tổ công tác rà soát các dự án khu đô thị, khu nhà ở trên địa bàn tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hòa Bình trước đây) đang tiếp tục rà soát, phân loại để báo cáo đề xuất.
Đối với 404 dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, sau Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 08/4/2022, TP đã tiếp tục xử lý đối với 28 Dự án.
Tính lũy kế kết quả xử lý đến nay, có 213 dự án đã xử lý xong. Trong đó, có 105 dự án với tổng diện tích 299ha đất, sau thanh tra kiểm tra Chủ đầu tư đã chủ động khắc phục các tồn tại đề nghị đưa ra khỏi danh sách các dự án chậm triển khai; 37 Dự án với tổng diện tích 1.878,7ha đất, kiến nghị trình UBND TP thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất, chấm dứt hoạt động dự án.
Đối với 191 dự án còn lại, Tổ công tác liên ngành Thành phố đã tổ chức làm việc trực tiếp với từng quận, huyện, thị xã để phân loại thành 9 Nhóm dự án và phân công các sở, ngành và các quận, huyện, thị xã khẩn trương thực hiện.
Cũng theo Giám đốc Sở TN&MT, trong Quý III/2022, đối với các dự án theo kiến nghị của Đoàn Giám sát HĐND Thành phố, sẽ tập trung tổ chức thực hiện kiểm tra, rà soát, hậu kiểm ngay và có kết luận cụ thể đối với từng dự án xong trong Quý III/2022.
Trong đó, 67/135 dự án chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất: Giao Sở KH-ĐT đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ kiểm tra, rà soát, đề xuất xử lý; 191/404 dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Trong đó, UBND TP đã phân loại thành 9 nhóm và phân công thực hiện cụ thể.
Đối với 173 dự án, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục đề xuất xử lý, tổ công tác liên ngành TP đã làm việc trực tiếp với UBND các quận, huyện, thị xã để rà soát cụ thể từng dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm pháp luật theo giai đoạn. Đối với 173 dự án này, Sở TN&MT đã có kết quả phân loại và phân công thực hiện xử lý theo 7 nhóm cụ thể.

Các đại biểu dự cuộc họp.
Đẩy nhanh tiến độ các dự án là nhiệm vụ thường xuyên
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn đề nghị tiếp tục rà soát, tổng hợp để phân thành 2 hệ thống dự án chưa được giao đất và đã được giao đất nhưng chậm triển khai. Đồng thời, đề nghị Sở QH-KT tiếp tục rà soát những dự án đầu tư bị ảnh hưởng từ việc chưa điều chỉnh được quy hoạch kiến trúc, để có hướng xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông đề nghị các ngành, quận, huyện thực hiện công tác kiểm tra, rà soát; kịp thời xử lý và đề xuất các biện pháp xử lý đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm pháp luật về đầu tư, quy hoạch, đất đai, thuế, xây dựng…. coi đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên cần phải tập trung thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, sớm đưa đất vào sử dụng đảm bảo hiệu quả.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai là việc làm thường xuyên, diễn ra hàng năm. Vì vậy cần có cơ chế của Ban chỉ đạo nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, từ đó các đơn vị cần đóng góp ý kiến cụ thể về quy chế làm việc để Thành phố sớm ban hành.
Về hoạt động của Ban chỉ đạo, Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, quan trọng nhất là việc thống kê, phân loại, từ đó xây dựng bộ nguyên tắc ứng xử trong Ban chỉ đạo để phân loại, xử lý các dự án chậm triển khai.
Nhấn mạnh về việc cần phân vai cụ thể trong công tác quản lý, Chủ tịch UBND TP TP giao Sở KH-ĐT là đơn vị đầu mối khi dự án đã được Nhà nước giao đất và Sở TN&MT chủ trì đối với dự án chưa được Nhà nước giao đất… Đồng thời, thực hiện theo nguyên tắc là dự án to làm trước, nhỏ làm sau. Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng nhắc nhở tuân thủ tối thượng các quy định về gia hạn của Luật Đất đai và Luật Đầu tư.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu, đến hết tháng 10/2022 cần có các kết quả cụ thể, phương án xử lý của từng dự án để tổng hợp báo cáo HĐND TP. Báo cáo về nội dung này cần theo nguyên tắc phân vai của từng sở, ngành: TN&MT, KH-ĐT, QH-KT…
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng đề nghị đẩy mạnh công tác tuyên truyền; định kỳ giao ban kiểm tra tiến độ thực hiện; kiên quyết xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân chậm thực hiện nhiệm vụ được giao.
TIN LIÊN QUAN

Giá xăng hôm nay (21/3) giảm, có thể tới 600 đồng/lít!
21/03/2023, 06:34
Miền Bắc sắp bước vào đợt nắng nóng đầu tiên trong năm nay
21/03/2023, 06:30
Thời tiết hôm nay 20/3: Cập nhật tin tức thời tiết mới nhất trong ngày
20/03/2023, 06:27
Những 'lùm xùm' của hãng hàng không Vietnam Airlines
18/03/2023, 06:26
Chống đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức
17/03/2023, 06:39
Lâm Đồng: Người dân 'ngạt thở' vì khói bụi từ vụ cháy bãi rác Cam Ly
15/03/2023, 06:42
Đăng kiểm viên Bộ Công an hỗ trợ đăng kiểm 1 tháng để giảm ùn tắc
14/03/2023, 06:30
Ông Nguyễn Việt Lộc làm Tổng biên tập của Tạp chí Vietnam Traveller
10/03/2023, 11:51
Đăng kiểm ô-tô, ùn tắc đến bao giờ?
09/03/2023, 06:48Giãn nợ trái phiếu vẫn dấy lên lo ngại, gây bất an cho nhà đầu tư
Nghị định 08 không những không giải quyết được vấn đề mà lại còn tăng tính rủi ro. Tại thời điểm làm sao xây dựng lại niềm tin cho nhà đầu tư là quan trọng, nhưng Nghị định này không tăng thêm niềm tin mà còn gây bất an hơn cho nhà đầu tư.
Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh tăng cường vào cuối tuần
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, một đợt không khí lạnh có cường độ mạnh có thể tràn xuống nước ta trong khoảng ngày 12-13/3.
Bộ GD&ĐT: Không tổ chức lớp không chuyên trong trường THPT chuyên
Quy chế mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định, không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên, mỗi lớp chuyên có không quá 35 học sinh.
Thủ tướng Chính phủ: Gỡ khó khăn thị trường BĐS với tinh thần 'không ai đổ lỗi cho ai'
Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì, hoàn thiện nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, theo tinh thần tất cả các chủ thể đều phải có trách nhiệm, không ai đổ lỗi cho ai, không một mình ai làm được.
Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2023 chính thức của Bộ GD&ĐT
Sáng 1/3, Bộ GD&ĐT đã chính thức thông báo lịch thi tốt nghiệp THPT 2023. Theo đó, kỳ thi sẽ được tổ chức trong 4 ngày 27, 28, 29 và 30/6/2023.
Miền Bắc đón nắng nóng ngay từ đầu tháng 3
Theo các chuyên gia dự báo, từ ngày 1/3, Hà Nội và các tỉnh, thành phố đồng bằng Bắc Bộ mức tăng nhiệt nhanh, nhiệt độ ban ngày có thể đạt ngưỡng 25-28 độ C. Một số thời điểm, người dân có thể cảm thấy oi nóng.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: Phải sớm đánh giá lại tình hình thị trường xăng dầu
Sáng ngày 28/2, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức “Phiên giải trình về tình hình thị trường xăng dầu và kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu”.
Cần thiết xây dựng hệ thống quan trắc động đất, giảm thiểu rủi ro thiên tai
Giải pháp thiết lập hệ thống quan trắc động đất trên địa bàn Thủ đô, là việc làm cần thiết để giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra.
Savills: Khó khăn pháp lý kéo dài có thể khiến giá bán bất động sản ở mức cao kéo dài
Theo đánh giá của ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Bộ phận Tư vấn Đầu tư Savills Việt Nam, vấn đề pháp lý là nguyên nhân lớn nhất khiến thị trường bất động sản Việt Nam mất đi sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài.