Hà Nội tăng cường công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Ngày 9/8/2022, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành công điện số 03/CĐ-UBND về việc tăng cường công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
Công điện nêu rõ, để bảo đảm mục tiêu kép và đặt sức khỏe, tính mạng người dân là trên hết, trước hết trong điều kiện "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn khẩn trương, thần tốc triển khai các công tác tiêm chủng vaccine COVID-19.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy, UBND Thành phố trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Người đứng đầu thành phố yêu cầu phát động chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, tăng tốc độ tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi đảm bảo hoàn thành trong tháng 8/2022, hoàn thành sớm nhất việc tiêm mũi 3, mũi 4 cho người dân từ 18 tuổi trở lên và đẩy nhanh tiêm mũi 3 cho người từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Chú trọng hoàn thành sớm việc tiêm vaccine cho các lực lượng y tế, công an, quân đội, giáo viên…
Đặc biệt, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu triển khai quyết liệt các giải pháp đẩy mạnh công tác tiêm chủng; đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để lập danh sách, tuyên tuyền, tổ chức tiêm chủng, tăng tỉ lệ bao phủ vaccine cho người dân. Chỉ đạo các ngành, các cấp, UBND các xã, phường, thị trấn quyết liệt triển khai thực hiện với tiêu chí tiêm chủng là nghĩa vụ, là trách nhiệm và quyền lợi của từng người dân.
Bên cạnh đó, ông Trần Sỹ Thanh cũng yêu cầu tăng cường công tác thông tin truyền thông về lợi ích, hiệu quả của vaccine. Cảnh báo về các biến thể mới của Omicron và hướng dẫn người dân chăm sóc sức khỏe sau nhiễm COVID-19; Tập trung truyền thông về tiêm chủng cho các đối tượng nguy cơ cao, bệnh lý nền (bao gồm cả trẻ em) và các đối tượng khác; Xây dựng nội dung truyền thông trước, trong và sau chiến dịch tiêm chủng…
Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh tại các trường học thuộc cấp quản lý theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tăng cường tuyên truyền, chỉ đạo các nhà trường mời các chuyên gia, nhà tư vấn chuyên môn để tự vấn cho cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của học sinh về tác dụng, lợi ích của việc tiêm chủng, để tạo sự đồng thuận, vận động các em và phụ huynh.
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng yêu cầu không để tình trạng vaccine không được sử dụng kịp thời, gây lãng phí. Lãnh đạo cấp ủy, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về kết quả tiêm vaccine trên địa bàn.
Hoàn thành tiêm chủng cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổiChủ tịch UBND TP. Hà Nội giao Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các cơ sở giáo dục trực thuộc khẩn trương rà soát, lập danh sách học sinh thuộc độ tuổi tiêm chủng từ 5 đến dưới 18 tuổi, tình trạng tiêm chủng; Trong tháng 8/2022 hoàn thành tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đủ điều kiện tiêm theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế; Tăng độ phủ mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18.
Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Y tế tham mưu UBND thành phố xây dựng chiến lược truyền thông về tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 có trọng điểm, có bằng chứng khoa học, tập trung vào tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, đối tượng nguy cơ cao.
Thành phố cũng yêu cầu Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất; Sở Công Thương chịu trách nhiệm rà soát, lập danh sách công nhân các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố chưa tiêm mũi 3, mũi 4 để tuyên truyền, vận động đi tiêm chủng vaccine phòng COVID-19; phối hợp với chính quyền các cấp, ngành y tế chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực, thông báo, mời đối tượng và tổ chức triển khai các điểm tiêm chủng tại nhà máy, xí nghiệp... đảm bảo tiến độ và an toàn tiêm chủng theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế.
Người đứng đầu thành phố đề nghị Thành đoàn tiếp tục tổ chức các đội tình nguyện tham gia hỗ trợ các lực lượng chức năng trong việc tiêm vaccine cho người dân. Hội Chữ thập đỏ thành phố tiếp tục tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, tình nguyện viên tham gia tiêm vaccine phòng COVID-19 theo hướng dẫn của ngành y tế; Hỗ trợ hậu cần, truyền thông tại các điểm tiêm vaccine. MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội chỉ đạo giám sát công tác tiêm vaccine.
Cùng chủ đề
Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về kế hoạch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tính đến ngày 18/7
Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Hết quý I/2022, đảm bảo bao phủ mũi 3 vaccine phòng Covid-19'
Tin mới nhất vụ 2 công nhân ở Thanh Hóa tử vong sau khi tiêm vaccine Vero Cell

100% bệnh viện trên toàn quốc phải triển khai bệnh án điện tử
18/03/2025, 11:03
Xử lý triệt để ô nhiễm không khí ở Hà Nội, TP.HCM và các thành phố lớn
06/03/2025, 15:22
Mưa phùn, nồm ẩm ở miền Bắc khi nào chấm dứt?
22/02/2025, 18:54
Làm gì để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết nồm ẩm?
19/02/2025, 17:05
Chuyên gia: Đây là “thời điểm vàng” để chống lại ô nhiễm không khí
14/02/2025, 12:37
Chỉ số ô nhiễm không khí ngày 13/2 của Hà Nội ở mức rất xấu
13/02/2025, 14:02
Chất lượng không khí Hà Nội ô nhiễm mức rất xấu
11/02/2025, 14:17Hôm nay (ngày 10/2) Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 4 thế giới
Sáng nay, với chỉ số AQI ở mức 176, chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu đỏ "không lành mạnh", trạm đo ở quận Tây Hồ ghi nhận chỉ số AQI cao nhất, "không lành mạnh" ở mức 191.
Chất lượng không khí tại Hà Nội không tốt cho các nhóm nhạy cảm
Theo hệ thống quan trắc không khí IQAir, vào lúc 11h sáng 9/2, chỉ số chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu cam "không tốt cho các nhóm nhạy cảm".
Số ca mắc cúm gia tăng, chưa ghi nhận virus thay đổi về độc lực
Một số bệnh viện lớn phía Bắc ghi nhận gia tăng ca mắc cúm mùa, trong đó có ca nặng, phải thở ECMO. Bộ Y tế cho biết, các ca mắc cúm hiện tại không thay đổi về độc lực, chủ yếu là cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B, tuy nhiên, người dân không nên chủ quan.
Hôm nay (ngày 7/2) chất lượng không khí Hà Nội ở mức 'Tốt' nhờ không khí lạnh
Theo hệ thống quan trắc không khí IQAir, vào lúc 7h26 sáng nay (ngày 7/2), với chỉ số AQI ở mức 45, không khí của Hà Nội được đánh giá ở mức Tốt.
Hôm nay (ngày 6/2) Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 5 thế giới
Với chỉ số AQI ở mức 182, chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu đỏ "không lành mạnh"; tại trạm đo ở quận Hai Bà Trưng ghi nhận chỉ số AQI cao nhất, màu tím rất không tốt ở mức 215.
Hôm nay (ngày 5/2) chất lượng không khí Hà Nội ở mức không lành mạnh
Sáng 5/2, Hà Nội đứng thứ 14 trong danh sách các thành phố ô nhiễm nhất thế giới, với chất lượng không khí ở mức màu đỏ.
Hơn 10.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 6 ngày nghỉ Tết
Trong 6 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 37.868 trường hợp vi phạm, trong đó có hơn 10.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
Hàng ngàn du khách chọn Hoàng cung Huế du xuân ngày đầu năm mới
Không quản thời tiết mưa lạnh, hàng nghìn du khách, người dân đã đổ về các di tích thuộc Quần thể di tích cố đô Huế để du xuân, khám phá, tham quan cung điện...
Hà Nội xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về pháo trái phép trong đêm Giao thừa
Để bảo đảm an toàn cho nhân dân vui Xuân, đón Tết, Công an TP.Hà Nội cho biết, đã huy động tối đa lực lượng, tăng cường tuần tra kiểm soát, tổ chức chốt chặn để kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về pháo trái phép trong đêm Giao thừa.