Hai kịch bản phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2023
Trước nhu cầu thực tế của nền kinh tế, Bộ Công Thương đã đưa ra 2 kịch bản dự kiến về phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2023, tương ứng tăng 10% và 15% so với năm 2022.

Ảnh minh họa
Ngày 22/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về kế hoạch phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2023.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết trong bối cảnh thị trường xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, cùng với các bài học điều hành, quản lý vừa qua, cần có cách tiếp cận nhanh và thích ứng hơn. Nhà nước cần sửa đổi bổ sung chính sách kịp thời và sát hơn với thị trường.
Về phân giao tổng nguồn xăng dầu năm 2023, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu việc phân giao cần dựa trên con số thực hiện của năm 2022 và tính toán trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế đạt 6,5% trở lên, tương ứng hệ số 1,3 -1,4% GDP. Điều này cho thấy, con số phân giao tăng khoảng 10% so với số thực hiện của năm 2022.
Tuy nhiên, trước nhu cầu thực tế của nền kinh tế, Bộ trưởng cho rằng cần phải có phương án 2 để chủ động trong mọi tình huống. Phương án này phải cao hơn phương án 1, tăng 15% so với số thực hiện của năm 2022.
Về phía doanh nghiệp, ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), đề xuất nên có sự phân giao theo quý, tháng để kiểm soát việc tổ chức, tiến độ thực hiện. Lãnh đạo Petrolimex cho rằng các thương nhân đầu mối phải bình đẳng, đã là thương nhân đầu mối thì trách nhiệm như nhau. Đồng thời, nhất trí với phương án kế hoạch phân giao tăng thêm 10% và 15% theo các kịch bản tương ứng.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng cho biết trước đây việc phân giao tổng nguồn xăng dầu được thực hiện cho cả năm. Vào từng tháng, quý, 6 tháng, Bộ Công Thương đều có rà soát để nắm tình hình, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.
Theo ông Đỗ Thắng Hải, năm 2023, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân giao theo quý, tháng, nhưng việc phân giao là bước đầu, Bộ không cứng nhắc mà linh hoạt theo thực tế. Kế hoạch phân giao sản lượng cả năm cho các doanh nghiệp được phân bổ chi tiết tới từng tháng, quý là cơ sở cho việc bảo đảm nguồn cung và công tác thanh tra, kiểm tra của các lực lượng chức năng.
Trên cơ sở đóng góp ý kiến, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đưa ra 2 kịch bản dự kiến về phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2023. Theo đó, kịch bản 1, tỷ lệ tăng trưởng 10% so với năm 2022, tương đương 25 triệu 900.000 m3, tấn; kịch bản 2 tăng trưởng 15%, tương đương 26 triệu 760.000 m3, tấn. Sản lượng này phải được phân bổ từng tháng, quý. Mỗi tháng, quý căn cứ vào số liệu thực hiện trên phần mềm quản lý sẽ áp dụng từ 1/1/2023 để có điều chỉnh phù hợp.
“Trong phân giao này cần tách bạch tương đối giữa sản lượng nhập khẩu và mua hàng sản xuất trong nước. Nếu doanh nghiệp nào không có đủ năng lực thì liên kết với nhau để nhập. Từng doanh nghiệp phải có sản lượng nhập để khẳng định trong mọi tình huống có nguồn cung ra thị trường” - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị. Đồng thời cho rằng, việc phân giao này phải căn cứ kế hoạch sản xuất của nhà máy trong nước, nhất là kế hoạch duy tu bảo dưỡng định kỳ để có sự điều chỉnh kịp thời.
Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng đề nghị các doanh nghiệp đầu mối thường xuyên báo cáo phản ánh những chi phí thực tế phát sinh để cập nhật với Bộ Tài chính. Ngày 20 hàng tháng, Bộ Tài chính sẽ rà soát các chi phí này. Đây là quyền lợi và nghĩa vụ của các thương nhân đầu mối. Trách nhiệm và nghĩa vụ của đầu mối thương nhân ngày càng phải cao hơn.

Chính phủ cho phép thử nghiệm fintech trong lĩnh vực ngân hàng từ 1/7
02/05/2025, 13:12
Đề xuất để doanh nghiệp tự công bố giá xăng dầu
28/04/2025, 13:44Đặt nền móng cho ngành sữa trong nước, Ceo Vinamilk được vinh danh cá nhân tiêu biểu của TP.HCM
Đặt nền tảng cho việc tự chủ nguồn dinh dưỡng chất lượng cao cho trẻ em Việt Nam trên mọi vùng miền, bà Mai Kiều Liên – CEO Vinamilk - đã được vinh danh trong danh sách 60 cá nhân tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển TP.HCM, đứng cùng các tên tuổi huyền thoại, đã đi vào lịch sử dân tộc.
Giá vàng hôm nay 25/4: Giá vàng trong nước đi lên
Giá vàng hôm nay ngày 25/4 có chiều hướng đi lên cả ở trong nước và quốc tế.
Giá dầu hôm nay: Dự báo giá dầu sẽ giảm trong tuần tới
Giá dầu thế giới tăng nhẹ vào sáng nay 25/4 nhưng có chiều hướng sụt giảm giá vào những ngày sắp tới.
Cổ Loa - Hạ tầng bứt phá, giá trị bất động sản sẵn sàng nhân đôi
Hưởng lợi trực tiếp từ các đại dự án hạ tầng đang được đồng bộ triển khai, khu vực Cổ Loa đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới, với tiềm năng tăng giá bất động sản ít nhất gấp đôi trong 5 năm tới theo đánh giá của các chuyên gia. Với sự cam kết đầu tư mạnh mẽ từ Chính phủ và TP. Hà Nội, hạ tầng sẽ tiếp tục khẳng định vai trò là “bảo chứng” cho giá trị gia tăng bền vững và Cổ Loa đang là minh chứng rõ nét cho xu hướng đó.
Giá vàng vọt lên đỉnh: Thị trường cần gì để bớt 'nóng'?
Giá vàng trong nước liên tục tăng mạnh, bỏ xa thế giới, phản ánh sự mất cân đối cung cầu và tâm lý phòng thủ của nhà đầu tư.
Giá heo hơi hôm nay 22/4: Phía Nam được giá
Giá heo hơi hôm nay 22/4 tiếp tục ghi nhận sự biến động tại các khu vực trên cả nước.
Giá vàng sáng 21/4 đồng loạt tăng
Tính đến trưa 21/4, giá vàng SJC tăng 4 triệu đồng/ lượng so với phiên trước đó. Giá vàng thế giới quy đổi ở mức 106 triệu đồng/ lượng. Giá vàng nhẫn cũng tăng.
Giá cà phê hôm nay 18/4 vượt 135.000 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 18/4 tiếp tục tăng mạnh, vượt 135.000 đồng/kg tại Tây Nguyên do nguồn cung giảm, khô hạn kéo dài và tồn kho thế giới thấp.
Giá xăng xuống thấp nhất 5 năm
Sau điều chỉnh của cơ quan quản lý, ngày 17/4, giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) giảm 350 đồng, xuống 18.850 đồng một lít, thấp nhất 5 năm.