Thứ năm, 08/09/2022, 10:20 AM
  • Click để copy

Hội thảo khoa học quốc tế: 20 năm nghiên cứu, bảo tồn, phát huy di sản Hoàng thành Thăng Long–Hà Nội

Ngày mai (8/9), UBND TP Hà Nội phối hợp với Văn phòng đại diện UNESCO tại Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội”.

Nhân kỷ niệm 50 năm Công ước Di sản Thế giới (1972-2022), nhằm đẩy mạnh việc thực hiện các Khuyến nghị của Ủy ban Di sản Thế giới trong công tác nghiên cứu khoa học, khảo cổ học phục vụ quản lý hiệu quả khu di sản; đồng thời hoàn thiện Kế hoạch quản lý di sản giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn 2045 và tổng hợp kết quả 20 năm nghiên cứu, khai quật, phát lộ Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội (2002-2022), UBND TP Hà Nội phối hợp với Văn phòng đại diện UNESCO tại Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội”.

 Hoạt động nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Lại Tấn.

 Hoạt động nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Lại Tấn.

Hội thảo là dịp tổng kết những thành tựu nổi bật trong công tác quản lý, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị tại Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội từ 2002 đến nay, đặc biệt giới thiệu kết quả khai quật khảo cổ học 10 năm tại khu vực Chính điện Kính Thiên; đồng thời sẽ giúp cho những người làm công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản trong nước và quốc tế có cơ hội trao đổi, học tập kinh nghiệm, nghiên cứu so sánh trong công tác phục dựng các cung điện; tham vấn khoa học về định hướng cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội; thúc đẩy hoạt động quảng bá các giá trị đặc sắc văn hóa Thăng Long – Hà Nội, Việt Nam lan tỏa trong nước và quốc tế. Đây cũng là dịp để quảng bá hình ảnh Di sản Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, một điểm đến không thể bỏ qua của du lịch Thủ đô, một công viên văn hóa lịch sử trong tương lai.

 Hoạt động văn hoá, phát huy giá trị di sản tại Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Lại Tấn.

 Hoạt động văn hoá, phát huy giá trị di sản tại Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Lại Tấn.

Tham dự Hội thảo có các đại biểu đại diện các Bộ/ngành cơ quan T.Ư, TP Hà Nội, các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm… các Viện Nghiên cứu, các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội, các bảo tàng, các khu di sản thế giới của Việt Nam cùng nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực lịch sử, khảo cổ, kiến trúc, Hán Nôm, văn hóa, mỹ thuật, bảo tồn, bảo tàng, di sản của Việt Nam và quốc tế như Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Italia đặc biệt sự có mặt của đại diện Trung tâm di sản Thế giới; nguyên Chủ tịch Hiệp hội Bảo tàng quốc tế ICOM; Giám đốc Hội đồng Di tích và Di chỉ quốc tế ICOMOS.

Nội dung Hội thảo tập trung vào hai chủ đề chính: Chủ đề 1 (diễn ra ngày 8/9) Đánh giá kết quả 20 năm nghiên cứu di sản Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội; Chủ đề 2: (diễn ra ngày 9/9) Tập trung vào Phát huy giá trị di sản: thực tiễn kinh nghiệm và định hướng. Địa điểm diễn ra tại Hội trường 19C, khu di sản Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội (19 C Hoàng Diệu).

 Nhiều hoạt động bên lề của Hội thảo được tổ chức, thu hút sự quan tâm của công chúng. Ảnh: Lại Tấn.

 Nhiều hoạt động bên lề của Hội thảo được tổ chức, thu hút sự quan tâm của công chúng. Ảnh: Lại Tấn.

Trong dịp này, nhằm kỷ niệm 50 Công ước Di sản Thế giới (1972-2022) với chủ đề: “ 50 năm tới: Di sản thế giới – nguồn lực cho tự cường, tính nhân văn và đổi mới sáng tạo” tại Khu di sản Hoàng Thành Thăng Long cũng diễn ra nhiều hoạt động hưởng ứng như: Chương trình Vui tết Trung thu, khai mạc từ ngày 2/9 và các hoạt động phục vụ Trung Thu  diễn ra trong các ngày 2,3,4 và 10/9 tại Khu di sản Hoàng Thành Thăng Long; Trưng bày “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long”, khai mạc lúc 16 giờ 30 ngày 8/9 tại Nhà N19 – Khu di sản Hoàng thành Thăng Long; Phỏng dựng hình ảnh kiến trúc cung điện thời Lê tại Hoàng thành Thăng Long tại nền Điện Kính Thiên, di sản Hoàng Thành Thăng Long lúc 16 giờ 30 ngày 8/9; Trang trí cảnh quan Không gian Cổng Đông và lầu lục giác.

Tác động của biến đổi khí hậu đến xâm nhập mặn

Tác động của biến đổi khí hậu đến xâm nhập mặn

26/02/2025 13:50

Xâm nhập mặn là một trong những hệ quả tiêu biểu của biến đổi khí hậu. Hiện tượng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông nghiệp, thủy sản, hạ tầng và đời sống sinh hoạt của người dân ở các khu vực ven biển và đồng bằng.

[INFOGRAPHIC] Chi tiết 3 cầu vượt sông Hồng sắp khởi công

[INFOGRAPHIC] Chi tiết 3 cầu vượt sông Hồng sắp khởi công

26/02/2025 13:46

Trong giai đoạn từ năm 2025 đến 2030, thành phố Hà Nội dự kiến sẽ hoàn thành ba cây cầu vượt sông Hồng, bao gồm cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi và cầu Tứ Liên, với tổng mức đầu tư gần 48.000 tỷ đồng.

Phó Thủ tướng yêu cầu trình phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII trước 27/02

Phó Thủ tướng yêu cầu trình phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII trước 27/02

26/02/2025 13:39

Bộ Công Thương phải hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII theo Luật Quy hoạch và trình Thủ tướng trước ngày 27/02/2025.

Vinamilk đồng hành cùng ngành Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Vinamilk đồng hành cùng ngành Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng

26/02/2025 11:26

Vinamilk đã đồng hành cùng với hơn 1.000 nhân viên y tế, runner tại giải chạy “Run With Me - Cộng Đồng Khỏe” nhân kỉ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 – 27/02/2025). Đây là một trong nhiều hoạt động Vinamilk phối hợp cùng ngành y trong suốt thời gian qua hướng đến chăm sóc sức khỏe người Việt.

Yagi và Trà Mi được loại khỏi danh sách đặt tên bão

Yagi và Trà Mi được loại khỏi danh sách đặt tên bão

25/02/2025 11:08

Do những ảnh hưởng nặng nề của cơn bão Yagi và Trà Mi, Hội đồng Ủy ban bão quốc tế đã thống nhất loại hai cái tên này ra khỏi danh sách đặt tên bão.

Xây dựng phương án giải quyết tổng thể vấn đề hạn mặn vùng ĐBSCL

Xây dựng phương án giải quyết tổng thể vấn đề hạn mặn vùng ĐBSCL

24/02/2025 10:06

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, Bộ NN&PTNT đã xây dựng Đề án Phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, sụt lún, ngập lụt và nước sinh hoạt để giải quyết tổng thể cả 5 vấn đề của vùng ĐBSCL.

Cơ chế nhà nước đặt hàng giúp hình thành ra công ty 'kỳ lân' với các công nghệ đột phá

Cơ chế nhà nước đặt hàng giúp hình thành ra công ty 'kỳ lân' với các công nghệ đột phá

22/02/2025 18:59

Theo ông Đỗ Tiến Thịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia, việc nhà nước đặt hàng mang lại sự ổn định cho các nhà đầu tư, giảm thiểu rủi ro và tạo động lực cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang cạnh tranh gay gắt, việc có một đối tác chiến lược như nhà nước sẽ giúp hình thành ra các "kỳ lân" với công nghệ đột phá phát triển và trưởng thành.

Chính thức công bố nguyên nhân sự cố khi đào hầm metro Nhổn - ga Hà Nội

Chính thức công bố nguyên nhân sự cố khi đào hầm metro Nhổn - ga Hà Nội

22/02/2025 18:49

Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) đã công bố nguyên nhân của việc bùn đất, phụ gia đào hầm phun lên mặt đất trong quá trình khoan hầm tuyến đường sắt đô thị, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.

[Infographic] Cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

[Infographic] Cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

20/02/2025 14:58

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 19/2, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Xem thêm