Khắc phục bất cập trong quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, Việt Nam là quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao, trong đó có nhiều loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Việt Nam cũng là quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của các hoạt động buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã, có nhiều mẫu vật động vật hoang dã bị buôn bán trái pháp luật có nguồn gốc nước ngoài như voi, hổ, tê giác, tê tê…
Các hoạt động khai thác, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu, nuôi, trồng, chế biến, kinh doanh mẫu vật động vật hoang dã cần được quản lý theo quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước CITES.
Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước CITES (Nghị định số 06) và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06 (Nghị định số 84) cơ bản đã nội luật đầy đủ các quy định của CITES.
Tuy nhiên, qua đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 06 và Nghị định số 84 đã có một số khó khăn, vướng mắc như: Chưa có tiêu chí sửa đổi, bổ sung Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; chưa quy định cụ thể nội dung về trình tự, thủ tục khai thác đối với các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và động vật, thực vật hoang dã gây khó khăn, lúng túng cho các cơ quan quản lý; các quy định về điều kiện xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm chưa phù hợp với thực tiễn...
Do vậy, Bộ NN&PTNT xây dựng Nghị định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp để thay thế các văn bản trên là cần thiết nhằm đảm bảo phù hợp với những quy định của Luật lâm nghiệp, đảm bảo yêu cầu của công tác quản lý, đảm bảo tính khả thi và hài hòa với yêu cầu của Công ước CITES.
Dự thảo Nghị định được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội dung còn phù hợp của Nghị định số 06 và Nghị định số 84, đồng thời khắc phục những tồn tại, bất cập; bổ sung những quy định mới phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn quản lý; có tính khả thi cao, tránh sự chồng chéo, thiếu thống nhất.
Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương trong việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và động vật, thực vật thuộc Phụ lục CITES; gắn quyền, lợi ích hợp pháp và trách nhiệm của người dân địa phương khi tham gia.
Bảo đảm đơn giản hoá thủ tục hành chính, quy định rõ các điều kiện đầu tư, kinh doanh, cắt giảm tối đa thời gian cấp các loại giấy phép, chứng chỉ; bảm đảo tính khả thi của dự thảo Nghị định, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và nhận thức, ý thức pháp luật của tổ chức, cá nhân trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
Trong những tháng tiếp dự báo nhiều siêu bão sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam
17/10/2024, 10:39Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời
18/09/2024, 10:35Khách quốc tế dồn dập đến Nha Trang dịp lễ 2/9
01/09/2024, 15:58Giá xăng dầu hôm nay ngày 12/8: Giá dầu biến động
12/08/2024, 12:00Bác Trọng - Nhà lãnh đạo của lòng dân
22/07/2024, 14:04Một số hình ảnh nổi bật của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
20/07/2024, 14:16Hà Nội phân luồng giao thông thi công hầm chui nút giao Vành đai 2,5 - Giải Phóng
Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội thông báo về tổ chức giao thông tuyến đường Giải Phóng, Kim Đồng phục vụ thi công dự án Xây dựng hầm chui tại nút giao Vành đai 2,5 với đường Giải Phóng (Quốc lộ 1A cũ), giai đoạn 5.
Nhiều người vẫn chưa hiểu vì sao phải phân loại rác thải tại nguồn, và đây là lý do
Phân loại rác thải tại nguồn không chỉ là lời giải cho bài toán về bảo vệ môi trường, mà còn hình thành nên thói quen tốt để xây dựng một Trái đất phát triển bền vững.
Thiết bị tiết kiệm điện - thật hay ảo?
Gần đây, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện hàng loạt bài quảng cáo về các thiết bị tiết kiệm điện với khả năng “đỉnh của chóp”, giúp tiết kiệm được đến 40% lượng điện tiêu thụ. Một số hộ gia đình tại Hà Nội đã đua nhau lắp đặt thiết bị này. Nhưng nó có thật sự tốt như lời đồn?
Người dân mong giữ lại khu dân cư bãi giữa sông Hồng
Người dân làng Bắc Cầu (quận Long Biên) đã kiến nghị TP Hà Nội nâng cấp kè quanh làng và cho phép người dân không phải di dời, được sinh sống ổn định như cũ.