Thứ tư, 06/05/2020, 19:01 PM
  • Click để copy

Khám phá lăng của vị vua triều Nguyễn được nhiều người lựa chọn tham quan khi đến xứ Huế

Từ lâu, lăng vua Khải Định là một địa điểm không thể thiếu trong danh sách các điểm tham quan cần khám phá của nhiều du khách khi đến Huế.

Hằng ngày, lăng vua Khải Định đón tiếp đông đảo du khách thập phương đến tham quan, tìm hiểu.

Hằng ngày, lăng vua Khải Định đón tiếp đông đảo du khách thập phương đến tham quan, tìm hiểu.

Cách trung tâm TP Huế khoảng 10km, lăng vua Khải Định được xây dựng trên triền núi Châu Chữ (hay còn gọi là Châu Ê), thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy.

Cách trung tâm TP Huế khoảng 10km, lăng vua Khải Định được xây dựng trên triền núi Châu Chữ (hay còn gọi là Châu Ê), thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy.

Theo tìm hiểu, vua Khải Định lên ngôi năm 1916, là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn và là người cuối cùng xây dựng lăng tẩm – chuẩn bị chỗ yên nghỉ vĩnh viễn của một ông vua.

Theo tìm hiểu, vua Khải Định lên ngôi năm 1916, là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn và là người cuối cùng xây dựng lăng tẩm – chuẩn bị chỗ yên nghỉ vĩnh viễn của một ông vua.

Lăng này được khởi công ngày 4/9/1920 và kéo dài trong 11 năm mới hoàn thành.

Lăng này được khởi công ngày 4/9/1920 và kéo dài trong 11 năm mới hoàn thành.

Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá là người chỉ huy với sự trưng tập nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký Duyệt...

Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá là người chỉ huy với sự trưng tập nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký Duyệt...

Vua Khải Định cử người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng…, sang Trung Quốc, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh để kiến thiết công trình.

Vua Khải Định cử người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng…, sang Trung Quốc, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh để kiến thiết công trình.

So với các lăng trong hệ thống lăng tẩm ở Cố đô Huế, lăng vua Khải Định có diện tích nhỏ nhưng rất công phu và tốn nhiều thời gian, là kết quả hội nhập của nhiều dòng kiến trúc Á, Âu, Việt Nam cổ điển và hiện đại.

So với các lăng trong hệ thống lăng tẩm ở Cố đô Huế, lăng vua Khải Định có diện tích nhỏ nhưng rất công phu và tốn nhiều thời gian, là kết quả hội nhập của nhiều dòng kiến trúc Á, Âu, Việt Nam cổ điển và hiện đại.

Tổng thể của lăng là một khối nổi hình chữ nhật vươn cao đến 127 bậc.

Tổng thể của lăng là một khối nổi hình chữ nhật vươn cao đến 127 bậc.

Núi đồi, khe suối của một vùng rộng lớn quanh lăng được dùng làm các yếu tố phong thủy: tiền án, hậu chẩm, tả thanh long, hữu bạch hổ, minh đường, thủy tụ, tạo cho lăng vua Khải Định một ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Núi đồi, khe suối của một vùng rộng lớn quanh lăng được dùng làm các yếu tố phong thủy: tiền án, hậu chẩm, tả thanh long, hữu bạch hổ, minh đường, thủy tụ, tạo cho lăng vua Khải Định một ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Trên sân chầu là bộ tượng các quan, lính hầu và voi ngựa, một trong số những bộ tượng đặc sắc nhất ở Huế. Đây cũng là nơi được nhiều du khách lựa chọn để chụp ảnh, lưu lại những tấm ảnh làm kỉ niệm.

Trên sân chầu là bộ tượng các quan, lính hầu và voi ngựa, một trong số những bộ tượng đặc sắc nhất ở Huế. Đây cũng là nơi được nhiều du khách lựa chọn để chụp ảnh, lưu lại những tấm ảnh làm kỉ niệm.

Cung Thiên Định ở vị trí cao nhất và là kiến trúc chính của lăng. Công trình này gồm 5 phần liền nhau. Hai bên là Tả, Hữu Trực phòng dành cho lính hộ lăng.

Cung Thiên Định ở vị trí cao nhất và là kiến trúc chính của lăng. Công trình này gồm 5 phần liền nhau. Hai bên là Tả, Hữu Trực phòng dành cho lính hộ lăng.

Phía trước là điện Khải Thành - nơi để án thờ và chân dung vua Khải Định,.

Phía trước là điện Khải Thành - nơi để án thờ và chân dung vua Khải Định,.

Chính giữa là Bửu án, pho tượng nhà vua và mộ phần ở phía dưới, trong cùng là khám thờ với bài vị của vị vua quá cố.

Chính giữa là Bửu án, pho tượng nhà vua và mộ phần ở phía dưới, trong cùng là khám thờ với bài vị của vị vua quá cố.

Giá trị nghệ thuật cao nhất của lăng là phần trang trí nội thất cung Thiên Định. 3 gian giữa trong cung đều được trang trí phù điêu ghép bằng sánh sứ và thủy tinh màu.

Giá trị nghệ thuật cao nhất của lăng là phần trang trí nội thất cung Thiên Định. 3 gian giữa trong cung đều được trang trí phù điêu ghép bằng sánh sứ và thủy tinh màu.

Đặc biệt, chiếc Bửu tán trên pho tượng đồng, nặng 1 tấn với những đường lượn mềm mại, thanh thoát khiến người xem có cảm giác làm bằng nhung lụa rất nhẹ nhàng.

Đặc biệt, chiếc Bửu tán trên pho tượng đồng, nặng 1 tấn với những đường lượn mềm mại, thanh thoát khiến người xem có cảm giác làm bằng nhung lụa rất nhẹ nhàng.

Bên dưới Bửu tán là pho tượng đồng Khải Định được đúc tại Pháp năm 1922 theo yêu cầu của nhà vua.

Bên dưới Bửu tán là pho tượng đồng Khải Định được đúc tại Pháp năm 1922 theo yêu cầu của nhà vua.

Người chịu trách nhiệm chính trong việc kiến tạo những tuyệt tác nghệ thuật trong lăng vua Khải Định là nghệ nhân Phan Văn Tách, tác giả của 3 bức bích họa “Cửu long ẩn vân” lớn vào bậc nhất nước ta, được trang trí trên trần ba gian giữa cung Thiên Định.

Người chịu trách nhiệm chính trong việc kiến tạo những tuyệt tác nghệ thuật trong lăng vua Khải Định là nghệ nhân Phan Văn Tách, tác giả của 3 bức bích họa “Cửu long ẩn vân” lớn vào bậc nhất nước ta, được trang trí trên trần ba gian giữa cung Thiên Định.

Nhờ những đóng góp của ông và bao nghệ nhân dân gian tài hoa của nước Việt, lăng vua Khải Định đã trở thành biểu tượng, đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sành sứ và thủy tinh.

Nhờ những đóng góp của ông và bao nghệ nhân dân gian tài hoa của nước Việt, lăng vua Khải Định đã trở thành biểu tượng, đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sành sứ và thủy tinh.

18
Ngày nay, nơi đây trở thành điểm đến của đông đảo du khách.

Ngày nay, nơi đây trở thành điểm đến của đông đảo du khách.

Bài liên quan