Khí đốt tự nhiên: EU sẽ đối mặt tình thế khó khăn hơn vào năm 2023
Trong một báo cáo mới do Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) phát hành, ông Fatih Birol - Giám đốc điều hành IEA cảnh báo: “Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga, nhưng nguy cơ vẫn còn đó”.
Mức tiêu thụ khí đốt của EU giảm hơn 10% vào năm 2022
Sau sự kiện chiến tranh Nga - Ukraine, EU chỉ nhập khẩu được gần 60 tỷ m3 (bcm) từ Nga trong năm 2022, so với con số 155 bcm của năm 2021.
Trong bối cảnh trên, mức tiêu thụ khí đốt ở EU đã giảm gần 50 bcm vào năm 2022, tức hơn 10% so với năm 2021.
3 yếu tố làm dấy lên lo ngại về một viễn cảnh căng thẳng tăng cao trong năm 2023
IEA cảnh báo: EU có thể phải đối mặt với một tình huống thậm chí còn nghiêm trọng hơn vào năm 2023, vì sản lượng khí đốt Nga nhập khẩu qua đường ống sẽ đạt mức thấp hơn rất nhiều vào năm tới so với năm 2022.
Ngoài ra, nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) - loại khí mà EU phụ thuộc rất nhiều, cũng sẽ bị “thắt chặt”: Trên lý thuyết, kim ngạch nhập khẩu LNG của các quốc gia thành viên có thể tăng khoảng 40 bcm vào năm 2023. Tuy nhiên, theo ước tính thực tế của IEA, nguồn cung có thể sẽ chỉ tăng thêm khoảng 20 bcm trong năm tới. Hiện nay, hạn ngạch nhập khẩu LNG của Trung Quốc giảm rất mạnh bởi quyết định thực thi chính sách kiểm soát dịch COVID-19 nghiêm ngặt của quốc gia này. Nhưng một khi nhu cầu phục hồi, Trung Quốc sẽ cạnh tranh khốc liệt với châu Âu để có nguồn cung LNG.
Cuối cùng, IEA nhắc lại: EU đang trải qua giai đoạn thời tiết “dễ chịu lạ thường” vào đầu mùa đông năm nay. Theo ước tính của IEA, hiện tượng khí tượng này đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ khí đốt của các quốc gia thành viên hơn 10 bcm.
EU có biện pháp nào để đáp ứng lần “căng thẳng” tiếp theo?
Theo dự tính của IEA, trong năm 2023, khoảng cách trên lý thuyết, giữa nhu cầu “cơ bản” của EU và nguồn cung “cơ bản” của họ sẽ là 57 bcm. Nhưng IEA cho biết, mức tiêu thụ khí đốt của các quốc gia EU có thể giảm được tận 30 bcm nếu họ “thực hiện những hành động thiết yếu” (cụ thể là sản xuất nhiều năng lượng tái tạo hơn, bao gồm cả thủy điện và hạt nhân).
Từ đó, khoảng cách sẽ rút xuống còn khoảng 27 bcm (tức khoảng 6,5% lượng khí đốt mà EU đã tiêu thụ vào năm 2021). Để giảm được mức tiêu thụ, EU cần những hành động bổ sung để đảm bảo cân bằng mức cung - cầu cho khí đốt trong năm 2023. Theo khuyến nghị của IEA, những hành động này cần phải thỏa 4 tiêu chí sau: Là những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng; triển khai nhanh hơn năng lượng tái tạo; tăng tốc điện khí hóa hệ thống sưởi; thay đổi thói quen của người tiêu dùng.
CEO Vitol dự báo giá dầu năm 2025
08/11/2024, 13:26Tổng thống Putin đề xuất chiến lược kinh tế mới cho BRICS
25/10/2024, 11:34Ngân hàng Thế giới “bơm” thêm 30 tỷ USD vốn trong 10 năm tới
16/10/2024, 16:01Việt Nam - Lào hợp tác phòng chống tội phạm
14/10/2024, 15:40Bão Milton đổ bộ Florida với sức gió hơn 190 km/ giờ
10/10/2024, 15:01Xuất khẩu LNG của Bắc Mỹ tăng gấp đôi trong những năm tới
05/09/2024, 12:26Diễn biến thị trường dầu thô thế giới tuần qua
02/09/2024, 09:02Bhutan - Quốc gia “xanh” duy nhất trên thế giới
Giữa bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức to lớn từ biến đổi khí hậu, Bhutan là hình mẫu toàn cầu về bảo vệ môi trường khi đạt mức carbon âm tính nhờ bảo tồn rừng và phát triển hiệu quả.
Lo ngại mưa bão diễn biến bất thường, Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo khẩn
Càng về cuối năm, xác suất xuất hiện La Nina lại càng lớn, tăng nguy cơ xảy ra mưa, bão, lũ với nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là ở các sân bay khu vực miền Trung.
Mỹ tăng mạnh nhập khẩu cá ngừ đóng hộp từ Việt Nam
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), xuất khẩu (XK) cá ngừ đóng hộp của Việt Nam sang Mỹ liên tục tăng trưởng cao trong những tháng đầu 2024. Chỉ tính riêng trong tháng 4/2024, XK cá ngừ đóng hộp sang thị trường này tăng 127%, đạt hơn 10 triệu USD.
Ngành công nghiệp dầu khí Mỹ được lợi gì nếu ông Trump tái đắc cử?
Khi hàng trăm nhà khoa học khí hậu quốc tế dự báo hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ vượt qua ngưỡng nguy hiểm, ngành dầu khí đang chuẩn bị cho nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Donald Trump với một loạt sắc lệnh hành pháp sẵn sàng được ký vào ngày đầu tái đắc cử.
Cuộc tấn công bất ngờ làm rung chuyển ngành đá phiến Mỹ
Những cáo buộc của Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) rằng người tiên phong về đá phiến Scott Sheffield đã thông đồng với OPEC để hỗ trợ giá dầu thô, khiến các nhà điều hành dầu mỏ Mỹ đang theo đuổi các thỏa thuận trị giá hơn 100 tỷ USD cảm thấy lo lắng.
Thảm họa thời tiết của Brazil: mưa bão lớn khiến 10 người thiệt mạng, 21 người mất tích
Chưa kịp hoàn hồn sau đợt nắng lịch sử lên tới 62,3 độ vào hồi tháng 3 vừa qua, Brazil tiếp tục đối mặt với trận mưa bão lớn nhất trong những năm trở lại đây.
Lốc xoáy khiến bầu trời Quảng Đông, Trung Quốc tối sầm như ngày tận thế, 5 người thiệt mạng
Sau nhiều người mưa to gió lớn dầm dề, tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc đã bất ngờ gặp trận lốc xoáy lớn gây ra thiệt hại về cả người và tài sản.
IMF nâng mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế Nga
Trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất được công bố hôm thứ Ba 16/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tăng đáng kể dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Nga vào năm 2024.
Bất chấp kêu gọi của Mỹ, Ukraine vẫn tấn công các nhà máy lọc dầu Nga
Theo các quan chức Mỹ giấu tên, việc Kiev từ chối nhượng bộ đã khiến căng thẳng gia tăng giữa Ukraine và Washington – đối tác quân sự hàng đầu của nước này.