Không giữ “người nhà”, bỏ “người tài”
Giảm đầu mối, tinh giản biên chế là vấn đề nóng trong lúc này. Không chỉ có các cơ quan đảng, các bộ, ngành giảm đầu mối, mà ngay các tổ chức trong toàn hệ thống chính trị cũng phải tự cơ cấu lại, giảm “biên chế bên trong”. Thế là nảy sinh nỗi lo hoàn toàn chính đáng, rồi ai sẽ ở lại, ai “đi”?
Thời gian rất gấp, không thể chậm trễ hơn, vì liên quan đến tổ chức bộ máy, đến nhân sự chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng. Kế hoạch thông qua các phương án tinh gọn, sắp xếp bộ máy được tính toán đến từng ngày, từng giờ. Đây là cuộc cách mạng, là vấn đề rất lớn, nhạy cảm, đòi hỏi sự gương mẫu, hi sinh lợi ích cá nhân. Đây là việc làm vô cùng khó khăn không khác gì cầm dao rạch khối u trên cơ thể, cho nên ý chí phải mạnh, quyết tâm rất cao, “vừa chạy vừa xếp hàng”, “tất cả các hàng đều phải chạy” và “Chỉ có phép giải rút gọn mới cho đáp số vượt thời gian” như Tổng Bí thư Tô Lâm nói.
Những ngày qua, đi đến đâu cũng nghe câu hỏi: Chuyện sắp xếp đến đâu rồi; chỉ “tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ” là thế nào, không tiếp nhận con người à; sẽ giữ bao nhiêu phần trăm số người ở lại, tiêu chuẩn thế nào? Và câu hỏi băn khoăn nhất: Liệu có tình trạng giữ “người nhà”, bỏ “người tài” như đã từng xảy ra trong các lần giảm biên chế trước đây hay không?
Câu trả lời từ Bộ Nội vụ, cơ quan tham mưu trọng yếu trong công tác tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cũng như từ lãnh đạo nhiều ban Đảng, cơ quan bộ, khẳng định: Chắc chắn sẽ có chính sách mới, cụ thể, hợp lý, tính toán kỹ việc ưu tiên bố trí sử dụng người có trình độ, phẩm chất, năng lực vượt trội, người có thâm niên kinh nghiệm công tác để giữ chân người tài. Cụ thể, Bộ Nội vụ đang khẩn trương xây dựng nghị định, với cơ chế cụ thể đánh giá, lựa chọn cán bộ khi sắp xếp. Khẩn trương đánh giá tác động nhiều chiều, bảo đảm tính khả thi của chính sách sau khi ban hành.
Hỏi, “khẩn trương” là khi nào xong. Trả lời, ngay trong tháng 12/2024. Có như vậy mới có thể giải quyết một cách bài bản, đúng chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức trong bộ máy. Ai ở lại, ai có nguyện vọng, nhu cầu chuyển sang khu vực khác không phải là cơ quan Nhà nước sẽ được hưởng các quyền lợi ra sao, nhất là với những cán bộ công chức xin nghỉ việc, nghỉ hưu sớm.
Nhiều người băn khoăn, liệu dịp này có cơ chế, chính sách nào khả thi để giữ chân người tài. Vẫn là ý kiến trả lời từ Bộ Nội vụ, rằng cơ quan tham mưu đang phối hợp các cơ quan liên quan, tập hợp ý kiến, tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền, từ đó sớm ban hành văn bản theo quy trình thủ tục rút gọn, sớm thông qua để triển khai thực hiện. Hết sức chú ý, bảo đảm mục tiêu tinh-gọn-mạnh; bảo đảm tính ổn định để phát triển. Không chỉ có Bộ Nội vụ mà tất cả các cơ quan trong hệ thống chính trị đã và đang quyết liệt trong việc sắp xếp nhân sự, bảo vệ những người có uy tín về nghề nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm về ngành, lĩnh vực đặc thù; bảo đảm công bằng, công khai, khách quan, không để phát sinh phức tạp, nhằm giữ chân người tài. Có như vậy mới tránh được tình trạng “chạy chỗ”, “chạy” để ở lại nhờ có “ô dù”, nhờ các mối quan hệ...
Với yêu cầu giảm từ 15 đến 20% bộ máy bên trong thì số ở lại phải thật sự tiêu biểu, bảo đảm bộ máy mới hoạt động thông suốt, không bị ách tắc, tiếp tục cải tiến quy chế, quy trình hoạt động.
Cho đến nay chưa có con số thống kê đầy đủ về số cán bộ, công chức bị ảnh hưởng, phải nghỉ việc sau khi sắp xếp. Nhiều người hỏi, liệu có chính sách hưởng trợ cấp “về một cục” như trước đây chúng ta đã từng làm? Có thể coi đây là vốn liếng để đầu tư vào sản xuất, là một phần trợ cấp người lao động bớt khó khăn sau khi nghỉ việc. Vấn đề này vẫn phải chờ khi đã có khung về bộ máy thì mới có phương án điều chuyển, theo nguyên tắc người lao động gắn với nhu cầu công việc thực tế.
Cố nhiên, không phải “chờ” quá lâu. Các cơ quan, đơn vị đều đang rất khẩn trương thực hiện theo lộ trình đã ấn định. Một cuộc cách mạng tổ chức rất lớn, không thể giải quyết ngay một lúc tất cả các vấn đề từ to đến nhỏ, với nhiều hoàn cảnh, đặc thù khác nhau. Lúc này, tư tưởng thông suốt, vì lợi ích toàn cục mà hi sinh lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân là điều quyết định thành công việc cải tổ bộ máy vốn đã cồng kềnh, kém hiệu quả từ quá lâu.
Cùng chủ đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bão số 3
Đồng chí Tô Lâm được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt của cấp ủy và chất lượng sinh hoạt chi bộ
Nghi thức tổ chức lễ Quốc tang của Việt Nam
Đại án MobiFone mua cổ phần AVG: Thu hồi hơn 6.590 tỷ đồng và trên 6 triệu USD
Thủ tướng đồng ý đề xuất lấy nước sông Hồng hồi sinh sông Tô Lịch
15/01/2025, 16:05Nghệ An: Nhiều xã miền núi xuất hiện băng giá, nhiệt độ dưới 0 độ C
14/01/2025, 14:10Hà Nội chốt phương án hồi sinh sông Tô Lịch
10/01/2025, 14:05Hà Nội dự kiến đầu tư 550 tỷ làm dự án hồi sinh sông Tô Lịch
09/01/2025, 06:18Miền Bắc lại chuẩn bị đón thêm đợt không khí lạnh
08/01/2025, 10:45Thủ tướng gửi thư chúc mừng đội tuyển Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024
06/01/2025, 12:59Hôm nay (3/1) Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
03/01/2025, 10:43Tăng cường xe dự phòng, chuyến bay dịp cao điểm Tết
27/12/2024, 11:40Sân Pikleball Hoa Phượng xây dựng trái phép trên đất công viên cây xanh
Hàng nghìn mét vuông đất công viên cây xanh tại Khu biệt thự Hoa Phượng (xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) bị chiếm dụng để xây dựng sân Pikleball kinh doanh trái phép. Mặc dù hoạt động xây dựng, kinh doanh đã diễn ra công khai nhiều tháng nay nhưng trả lời báo chí, Phó Chủ tịch UBND xã An Khánh vẫn nói rằng “đang phối hợp với Đội thanh tra xây dựng để tiến hành kiểm tra”. Điều bất ngờ là trong thời gian lãnh đạo xã nói đang kiểm tra thì tại đây thêm một sân Pikleball mới tiếp tục được thi công xây dựng rầm rộ.
Thống nhất lấy tên Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau khi hợp nhất 2 Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT
Sau khi hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) thống nhất lấy tên mới là Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Tóm gọn kẻ dùng hung khí cướp tài sản của tài xế Xanh SM taxi ở Thái Bình sau 1 giờ gây án
Lê Đình Xuân Hiếu nảy sinh ý định cướp tài sản của tài xế Xanh SM taxi. Sau khi thực hiện trót lọt hành vi, Hiếu trở về nhà ngủ thì bị lực lượng công an bắt giữ.
Không giữ “người nhà”, bỏ “người tài”
Giảm đầu mối, tinh giản biên chế là vấn đề nóng trong lúc này. Không chỉ có các cơ quan đảng, các bộ, ngành giảm đầu mối, mà ngay các tổ chức trong toàn hệ thống chính trị cũng phải tự cơ cấu lại, giảm “biên chế bên trong”. Thế là nảy sinh nỗi lo hoàn toàn chính đáng, rồi ai sẽ ở lại, ai “đi”?
Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ hơn 1,2 nghìn tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai
Ngày 12/12, UBND tỉnh Quảng Ngãi thông tin, đã có văn bản trình lên các Bộ để xem xét, trình lên Chính phủ xin hỗ trợ 1,28 nghìn tỷ đồng để khắc phục các hậu quả do thiên tai gây sạt lở trên địa bàn tỉnh.
Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh công tác đấu giá đất
Thủ tướng yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm với các tổ chức, cá nhân vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong công tác đấu giá đất.
Hà Nội chính thức thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp
Sáng 12/12, tại kỳ họp thứ 20, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn thành phố.
Yên Bái: Chỉ số hạnh phúc của người dân năm 2024 tăng lên 66,52%
Năm 2024, Chỉ số hạnh phúc của người dân tỉnh Yên Bái đạt 66,52%, tăng 0,90% so với năm 2023 (65,62%), qua đó, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng cao kéo theo thước đo chỉ số hạnh phúc tiếp tục được nâng lên.
Nghệ An: Phát hiện hàng chục con lợn rừng chết bất thường trong Vườn quốc gia Pù Mát
Trong quá trình tuần tra, lực lượng chức năng phát hiện 21 con lợn rừng sống hoang dã tại Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An) chết bất thường, chưa rõ nguyên nhân.