Kinh tế số là trụ cột, nhiệm vụ trọng tâm trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 52-NQ/TW đã xác định phát triển kinh tế số là trụ cột, nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Kinh tế số sẽ chiếm 30% trong GDP vào năm 2030
Ngày 14/9, tại Nam Định, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Kinh tế Trung ương, UBND tỉnh Nam Định tổ chức Diễn đàn quốc gia về phát triển Kinh tế số và xã hội số lần thứ nhất với chủ đề “Mang nền tảng số đến hộ gia đình”.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 52-NQ/TW đã xác định phát triển kinh tế số là trụ cột, nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia và đề ra mục tiêu vào năm 2025 kinh tế số Việt Nam sẽ chiếm 20% GDP và tăng lên 30% vào năm 2030.
Gần đây nhất, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030” cũng đã coi chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời xác định nội dung cốt lõi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2021 - 2030 là thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; thực hiện chuyển đổi số toàn diện, thực chất, hiệu quả, bền vững.
Kết quả thực hiện trong thời gian qua là rất tích cực và đáng ghi nhận. Điển hình tỷ trọng đóng góp của kinh tế số vào GDP ngày càng tăng. Theo ước tính và báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, tỷ trọng kinh tế số trong GDP đã tăng từ 11,91% năm 2021 lên 14,26% trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 đạt khoảng 14,96%.
Báo cáo thường niên kinh tế số e-Connomy SEA do Google và Temasek nghiên cứu công bố tốc độ tăng trưởng kinh tế số Việt Nam năm 2022 là 28%, dẫn đầu trong các quốc gia Đông Nam Á. Năm 2022 có hơn 1.400 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có doanh thu từ thị trường nước ngoài, tăng gần 20% so với năm 2021.
Hạ tầng số được tăng cường đầu tư, nhiều nền tảng số tiếp tục được phát triển. 60 nền tảng, ứng dụng di động phục vụ người dân của Việt Nam có trên 1 triệu người dùng hàng tháng, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng số lượng người dùng hàng tháng trên các ứng dụng di động Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023 vượt mức 500 triệu, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm 2022.
Chuyển đổi, phát triển kinh tế số là một chặng đường dài
Theo Bộ trưởng, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là một chặng đường dài, là ứng dụng nhiều hơn là nghiên cứu. Các doanh nghiệp công nghệ số muốn thành công thì phải am hiểu bối cảnh Việt Nam. Bài toán Việt Nam sẽ tạo ra lời giải và sản phẩm Việt Nam, tạo ra cách tiếp cận Việt Nam.
Bộ trưởng nhấn mạnh, Việt Nam phải đi con đường Việt Nam và vì thế có cơ hội tiến lên đi đầu. Một lý luận về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số Việt Nam có ý nghĩa quyết định.
Kinh tế số là tất cả các hoạt động dựa trên hoặc được đổi mới bởi công nghệ số, hạ tầng số, nền tảng số, sản phẩm số, dữ liệu số, thể chế số, kỹ năng số. Kinh tế số được đặc trưng bởi giao dịch online, một thế giới ảo, không giấy tờ, không tiền mặt. Mọi doanh nghiệp đều sử dụng thương mại điện tử, công nghệ số để nâng cao năng suất lao động, tạo ra dịch vụ mới, công việc mới.
Với người lao động có kỹ năng số để làm việc. Người dân tự tin và an toàn sử dụng các dịch vụ số. Chính phủ cung cấp các dịch vụ công online, dễ dùng, sử dụng dữ liệu để dịch vụ đáp ứng nhu cầu cá thể hóa của người dân. Chính phủ cũng tạo ra môi trường sống, làm việc online, tạo ra niềm tin trong nền kinh tế số.
Bộ trưởng nhấn mạnh, muốn tăng trưởng nhanh hơn, cao hơn thì cần không gian mới, cần lực lượng sản xuất mới, cần nguồn lực sản xuất mới, các yếu tố sản xuất mới và động lực mới. Bộ trưởng nhấn mạnh, không gian mới là kinh tế số; lực lượng sản xuất mới là công nghệ số; nguồn lực sản xuất mới là nhân lực số; yếu tố sản xuất mới là dữ liệu số và động lực mới là đổi mới sáng tạo số.
Phát triển kinh tế số Việt Nam cần phải xây dựng thể chế số, hạ tầng số, niềm tin số. Kinh tế số phải dựa trên đổi mới sáng tạo số, tích hợp kinh tế số vào mọi ngành, lĩnh vực. Cùng với đó phải thực hiện quản trị số, đào tạo kỹ năng số, nhân lực số và thu hút nhân tài số.
Đề cập đến các vấn đề cơ bản của kinh tế số, người đứng đầu ngành Thông tin và Truyền thông cho rằng, phát triển kinh tế số Việt Nam dựa trên 3 trụ cột gồm: Quản trị số; Khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị cho nền kinh tế và Phát triển các lực lượng sản xuất liên quan đến kinh tế số, trong đó lõi là công nghiệp công nghệ thông tin (ICT) chiếm 20-30% và 70-80% là kinh tế số ngành được sinh ra do chuyển đổi số các ngành.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định mục tiêu của phát triển kinh tế số là làm cho người dân giàu có hơn, mục tiêu phát triển của xã hội số là làm cho người dân hạnh phúc hơn nhờ công nghệ số. Các công nghệ số, nhất là trí tuệ nhân tạo phải được sử dụng đúng đắn, có đạo đức để hướng tới thực hiện những mục tiêu vì con người.
Cùng chủ đề
Viettel tiên phong đồng hành cùng chuyển đổi số quốc gia
Bộ Thông tin Truyền thông công bố nền tảng số phục vụ người dân cho Cốc Cốc
Nhà mạng khuyến mại khủng 50% thẻ nạp sau thời gian dài ở mức 20%
Viettel tăng tốc chuyển đổi số quốc gia với nhiều dự án trọng điểm
Hà Nội: Tăng cường thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm triển khai Đề án 06
Ngân hàng Nhà nước nới room cho các tổ chức tín dụng
30/11/2024, 14:02Đồng Nai vào cuộc chấn chỉnh thị trường bất động sản
30/11/2024, 13:59Tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 với các ngân hàng
29/11/2024, 10:06Chính phủ đề xuất Quốc hội tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng
29/11/2024, 10:03Tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024
28/11/2024, 14:33Vinamilk: Một thương hiệu quốc gia 'đặc biệt' và 'khác biệt'
28/11/2024, 13:33MIK Group 'kiến tạo' mô hình căn hộ chuẩn quốc tế tại The Continental
27/11/2024, 17:48“Cha chung” đã có người khóc
27/11/2024, 11:34Trong nửa đầu tháng 11 xuất khẩu gạo Việt Nam đã vượt 8 triệu tấn
Trong nửa đầu tháng 11, Việt Nam đã xuất khẩu thêm 293.484 tấn gạo, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước tính đến ngày 15/11 lên 8,05 triệu tấn, tương đương 5,05 tỉ đô la Mỹ.
Xuất khẩu thủy sản mang về hơn 8,3 tỷ USD
Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sau 10 tháng năm 2024 cán mốc 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngang nhiên xây dựng sân Pickleball trên đất nông nghiệp: TP Hà Nội quyết liệt xử lý, TP Thủ Đức lừng khừng!
Thửa đất chuyên trồng lúa và ao nuôi trồng thủy sản nhưng chủ đầu tư đã ngang nhiên chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp để xây dựng sân thể dục, thể thao (Pickleball), với các công trình kiên cố, có mái che, khung thép… rộng gần 600m2. Mặc dù, Thanh tra xây dựng TP. Thủ Đức (TP. HCM) đã phát hiện từ rất sớm và có nhiều văn bản cảnh báo, yêu cầu UBND phường ngăn chặn nhưng sau đó công trình vẫn hoàn thiện và đang hoạt động rầm rộ.
Thanh tra Bộ Xây dựng đề nghị làm rõ tiêu chuẩn PCCC tại Phòng khám Drip Hydration báo kết quả giải quyết
Liên quan đến phản ánh Phòng khám đa khoa Drip Hydration tại địa chỉ 24 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM không đảm bảo quy định về phòng cháy, chữa cháy, Thanh tra Bộ Xây dựng đã có phiếu chuyển đơn đến Công an TP.HCM và Sở Y tế TP.HCM để xem xét giải quyết.
Home Today - Mạng xã hội về bất động sản, kiến trúc, không gian sống chính thức ra mắt
Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc, không gian sống tại Việt Nam.
Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Malaysia tăng trưởng cao
Trong 9 tháng năm nay, xuất khẩu từ Việt Nam sang Malaysia đạt 3,81 tỷ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, xuất khẩu gạo đạt mức tăng trưởng tới 131,2%, vượt lên trên cả điện thoại các loại và linh kiện…
Việt Nam tăng trưởng cao hàng đầu châu Á về xuất nhập khẩu
Thống kê mới nhất của Bộ Công Thương cho thấy, xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng trưởng khá cao so với một số nền kinh tế hàng đầu trong khu vực châu Á.
MIK Group phát triển dòng sản phẩm cao cấp nhất của thương hiệu Imperia - Imperia Signature
Nhà phát triển bất động sản MIK Group công bố dự án The Continental, theo tiêu chuẩn Imperia Signature - phiên bản cao cấp nhất của thương hiệu Imperia được phát triển trong suốt 10 năm qua.
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
Vinamilk tiếp tục khẳng định vị trí tiên phong và dẫn đầu của ở cả khía cạnh quản trị lẫn phát triển bền vững qua các kết quả nổi bật tại Cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết năm 2024 với hơn 500 doanh nghiệp tham gia.