Lãi suất vẫn dự báo tăng cao trong năm 2023
Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều biến số khó lường, các chuyên gia dự báo năm 2023, lãi suất vẫn sẽ tiếp tục leo cao trong nửa đầu năm, sau đó giảm dần trong nửa cuối năm.

Lạm phát vẫn bao trùm nền kinh tế thế giới
Trong năm 2022, thế giới đối mặt hàng loạt thách thức như lãi suất tăng cao, lạm phát ngoài tầm kiểm soát, các vấn đề về chuỗi cung ứng, khủng hoảng năng lượng, hay xung đột giữa Nga và Ukraine. Triển vọng của kinh tế toàn cầu năm 2023 vẫn không mấy lạc quan, khi nhiều vấn đề nhức nhối tiếp diễn, với lạm phát dù có dấu hiệu hạ nhiệt, lãi suất có thể vẫn tiếp tục tăng, trong khi tăng trưởng toàn cầu đang đi xuống.
Trong bản cập nhật hồi tháng 10/2022 về Triển vọng Kinh tế thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo điều tồi tệ nhất vẫn chưa qua. Phần lớn các nhà kinh tế đều nhất trí rằng tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại ở hầu hết khu vực, với triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến giảm từ mức 3,2% trong năm 2022 xuống 2,7% vào năm 2023.
Lý do đưa đến cảnh báo trên của IMF là hàng loạt đợt tăng lãi suất năm 2022 sẽ tác động nặng nề nhất đến các nền kinh tế vào năm 2023, khi tác động của chính sách tiền tệ sẽ có độ trễ 12-18 tháng.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã đưa lãi suất cơ bản từ mức 0-0,25% hồi tháng 3/2022 lên 4,25-4,5% hiện nay và sẽ còn tăng cao hơn nữa. Điều này đã dẫn đến việc tăng lãi suất hoặc các hình thức thắt chặt tiền tệ khác ở ít nhất 45 quốc gia trên toàn thế giới.
Chính sách tiền tệ thắt chặt dẫn đến sụt giảm trong cả đầu tư, tiêu dùng cũng như thị trường nhà ở. Các thị trường cổ phiếu và trái phiếu cũng bị ảnh hưởng, từ đó ảnh hưởng đến sự thịnh vượng chung.
Việt Nam khó đi ngược xu hướng chung
Trước những biến động này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có nhiều nỗ lực để duy trì giá trị VND và để giữ ổn định tỷ giá hối đoái, kiểm soát lạm phát, NHNN đã sử dụng nhiều chính sách để can thiệp. Cụ thể, NHNN nới biên độ tỷ giá giao ngay giữa VND và USD từ +/-3% lên +/-5% từ ngày 17/10/2022, giúp tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại được điều chỉnh linh hoạt hơn so với tỷ giá trung tâm.
Song, NHNN cũng bắt đầu tăng các mức lãi suất điều hành sau khi giữ nguyên trong gần 2 năm qua và lãi suất bình quân liên ngân hàng được đẩy lên cao được cho là xuất phát từ định hướng điều hành của NHNN nhằm tạo ra chênh lệch an toàn với lãi suất USD, góp phần kìm hãm đà tăng của tỷ giá. Cụ thể, NHNN lần đầu tiên tăng lãi suất điều hành vào ngày 22/9/2022 với lãi suất tái cấp vốn từ 4%/năm lên 5%/năm và lãi suất tái chiết khấu từ 2,5%/năm tăng lên 3,5%/năm. Tiếp đó, ngày 25/10/2022, NHNN tăng lãi suất tái cấp vốn từ 5%/năm lên 6%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 3,5%/năm lên 4,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với tổ chức tín dụng từ 6,%/năm lên 7%/năm.
Trong bối cảnh lãi suất quốc tế còn tăng, Việt Nam khó đi ngược xu hướng chung.
Bên cạnh đó, NHNN cũng điều chỉnh tăng các mức trần lãi suất tiền gửi dưới 1 tháng từ mức 0,5%/năm lên 1%/năm; tiền gửi kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng từ 5%/năm lên 6%/năm. Do đó, mặt bằng lãi suất tăng mạnh từ cuối tháng 10/2022, các ngân hàng đã mạnh tay hơn khi điều chỉnh lãi suất huy động từ 6 tháng trở lên và kỳ hạn dưới 6 tháng hầu hết đều áp mức tối đa. Không chỉ khối ngân hàng tư nhân, mà cả khối ngân hàng có vốn nhà nước chi phối cũng lao vào cuộc đua tăng lãi suất từ cuối tháng 10.
So với cuối năm 2021, nhìn chung lãi suất huy động của hệ thống ngân hàng hiện tăng 3-4%/năm ở các kỳ hạn trên 6 tháng và trên 12 tháng. Theo các ngân hàng, có nhiều nguyên nhân khiến lãi suất huy động tăng, trong đó quan trọng nhất là tăng lãi suất tiền gửi giúp ngân hàng tăng huy động vốn, cải thiện thanh khoản, đáp ứng nhu cầu vốn tăng cao dịp kinh doanh cao điểm cuối năm.
Để ổn định mặt bằng lãi suất huy động, theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), các tổ chức tín dụng đã thống nhất quan điểm chỉ đạo của NHNN và ủng hộ đề xuất mức tối đa 9,5%/năm cho lãi suất huy động các kỳ hạn, song chỉ một vài ngân hàng đưa lãi suất tiền gửi về mức đề xuất vì áp lực thanh khoản cuối năm.
Thế nhưng, tại một số ngân hàng, dù đang niêm yết mức lãi suất cao nhất dưới 9,5%/năm, song nếu tham gia các chương trình khuyến mãi, hoặc đáp ứng điều kiện về lượng tiền gửi tối thiểu, mở thêm tài khoản thanh toán online… hoặc là khách VIP thì mức lãi suất thực nhận vẫn ở mức cao, khoảng 12-13%/năm.
Năm 2023 lãi suất vẫn khó hạ nhiệt
Theo TS. Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN), trong năm 2023, dự báo kinh tế toàn cầu có khả năng đi vào suy thoái. Theo đó, Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất và dự kiến duy trì chính sách lãi cao đến cuối năm 2024. Như vậy, áp lực lạm phát tăng vẫn lớn, mặt bằng lãi suất cao còn tiếp tục duy trì, xu hướng dịch chuyển dòng vốn trên toàn cầu còn cao.
Trong bối cảnh lãi suất quốc tế còn tăng, Việt Nam khó đi ngược xu hướng chung. Do đó, cơ quan quản lý sẽ phải nỗ lực hơn nữa để duy trì ổn định mặt bằng lãi suất thị trường. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng xuyên suốt của ngành ngân hàng thời gian tới, nhất là khi lạm phát lõi có dấu hiệu tăng.
Ở góc nhìn tích cực hơn, TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính nhận định, mặc dù còn chịu sức ép tăng những tháng đầu năm, nhưng lãi suất sẽ hạ nhiệt dần từ cuối quý II/2023. Các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh sẽ có có hội tiếp cận nguồn tín dụng lãi suất tốt từ quý II/2023 trở đi. Thời điểm này, nhiều ngân hàng thương mại đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn vốn, chỉ chờ được cấp hạn mức tín dụng mới là lập tức giải ngân.
Ông Trần Ngọc Báu, Tổng giám đốc WiGroup - đơn vị chuyên cung cấp dữ liệu và giải pháp công nghệ tài chính tại Việt Nam cho hay, hiện tại, dòng tiền đang chịu áp lực lớn, tổng cung tiền trong nền kinh tế giảm nhẹ trong năm 2022 - điều chưa từng xuất hiện trong 20 năm qua. Trong khi đó, cung tiền cần tăng 12-13% để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, thanh khoản hệ thống ngân hàng đang gặp khó khăn do chênh lệch lớn giữa cho vay và huy động. Số liệu NHNN cho thấy, tính đến 21/12/2022, tín dụng tăng 12,87% so với cuối năm 2021, trong khi huy động vốn chỉ tăng 6%.
Theo ông Báu, một số tổ chức quốc tế đưa ra nhận định kém lạc quan về kinh tế Việt Nam năm 2023, dấu hiệu đầu tiên là số lượng đơn hàng của doanh nghiệp giảm từ cuối năm 2022. Tuy nhiên, đây cũng là yếu tố để cơ quan quản lý cân nhắc hỗ trợ thị trường tiền tệ để kích thích phát triển, do đó bức tranh kinh tế 2023 sẽ vẫn có những gam màu sáng, lãi suất dự báo bắt đầu giảm từ quý II/2023. Tương tự, lạm phát năm 2023 sẽ theo xu hướng tăng trong những tháng đầu năm, trước khi giảm dần sau đó.
Còn Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) nhận định, lãi suất điều hành có thể tăng thêm 2%/năm trong năm 2023, trong khi lãi suất liên ngân hàng, thanh khoản hệ thống sẽ duy trì ở mức hiện tại để hỗ trợ tiền đồng. Bên cạnh đó, NHNN sẽ tiếp tục duy trì chênh lệch lãi suất VND và USD liên ngân hàng dương để hỗ trợ tỷ giá. Tuy nhiên, do Fed còn duy trì chính sách lãi suất cao, NHNN sẽ khó giảm mạnh lãi suất liên ngân hàng trong những tháng tới.

Vietjet đặt hàng mới 100 máy bay A320, A321neo
18/06/2025, 10:06
Vietjet ký đơn hàng mới 40 động cơ Trent 7000 với Rolls-Royce
18/06/2025, 10:05
Khai thác lợi thế phát triển nông nghiệp bền vững
17/06/2025, 14:55
Giá vàng ngày 17/6: Dự báo giá thế giới 3.472 USD, SJC 119,6 triệu
17/06/2025, 12:03
Tiền gửi tăng mạnh, dòng tiền quay trở lại hệ thống ngân hàng
16/06/2025, 14:28
Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang
13/06/2025, 14:58
Tổng thống Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet
12/06/2025, 09:50
Xây dựng mã số vùng trồng cho các loại nông sản
09/06/2025, 15:01Tôm Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá kỷ lục
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) áp thuế chống bán phá giá mặt hàng tôm xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp Việt, ở mức 35%, cao nhất từ trước tới nay.
Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu vượt 182.000 tỷ đồng
Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025 giúp ngân sách Nhà nước thu về hơn 182.000 tỷ đồng, đạt hơn 44% kế hoạch cả năm.
Lãi suất ngân hàng hôm nay 6/6: Nơi tăng, nơi giảm
Cập nhật lãi suất ngân hàng ngày 6/6/2025: Một số ngân hàng điều chỉnh tăng nhẹ, nhiều nơi vẫn giữ nguyên hoặc giảm.
Giá tiêu dùng tăng đều, xuất nhập khẩu và đầu tư khởi sắc
Chỉ số CPI bình quân 5 tháng tăng 3,21%, trong khi xuất nhập khẩu, đầu tư công và FDI đồng loạt tăng mạnh, cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực.
Legend Residence - nơi an cư định hình phong cách sống của giới tinh hoa Hải Phòng
Tọa lạc giữa lòng phố cổ Hải Phòng - nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, lịch sử song hành với nhịp sống đô thị sôi động, Legend Residence xuất hiện như một dấu ấn kiến trúc mới, định vị lại phong cách sống của tầng lớp tinh hoa thành phố cảng thông qua bộ sưu tập giới hạn The Emerald.
Ngân hàng đẩy mạnh ưu đãi vay mua nhà
Các ngân hàng đồng loạt tung ra loạt gói vay ưu đãi, đẩy lãi suất vay mua nhà xuống mức thấp kỷ lục từ trước đến nay, chỉ từ 2,75%/năm, kèm điều kiện vay linh hoạt.
BSR ra mắt và xuất bán lô sản phẩm mới Nhiên liệu hàng không bền vững (SAF)
Ngày 4/6/2025, Công ty cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã tổ chức lễ ra mắt và xuất bán thành công lô sản phẩm thương mại đầu tiên của Nhiên liệu hàng không bền vững (SAF - Sustainable Aviation Fuel). Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu bước tiến mới của BSR trong hành trình nghiên cứu, phát triển các sản phẩm năng lượng xanh và bền vững.
Mộc Châu vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Phát huy lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, nông dân thị xã Mộc Châu từng bước thay đổi tư duy sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ. Từ đó, hình thành vùng sản xuất tập trung, liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích đất canh tác.
Giá lúa gạo hôm nay 3/6: Thị trường ổn định, giao dịch chậm
Thị trường lúa gạo trong nước ghi nhận mức giá ổn định trong ngày 3/6, giao dịch chậm do nguồn cung giới hạn và thị trường xuất khẩu đang chờ tín hiệu mới.