Lâm Đồng: khẩn trương di dời hàng chục hộ dân khỏi vị trí có nguy cơ sạt lở
Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng đề nghị khẩn trương di dời hàng chục hộ dân khỏi vị trí có nguy cơ sạt lở tại huyện Đức Trọng.
Mới đây, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản số 121/PCTT về việc khẩn trương ứng phó với nguy cơ cao xảy ra sạt trượt đất tại xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng.
Cụ thể, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng đề nghị UBND huyện Đức Trọng thực hiện các chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản số 6477/UBND-GT ngày 31/7/2024 về việc rút kinh nghiệm và tiếp tục triển khai công tác phòng chống sạt lở trong mùa mưa bão năm 2024; văn bản số 112/PCTT ngày 25/9/2024 của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh về việc sẵn sàng ứng phó với ngập úng, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Trong đó, kiên quyết di dời người dân ra khỏi khu vực chân đồi có nguy cơ sạt trượt đất (trường hợp người dân không chấp hành phải cưỡng chế di dời), đồng thời áp dụng các biện pháp không để người dân tự ý quay về khu vực nguy hiểm khi chưa có sự đồng ý của chính quyền địa phương (khóa cổng, lắp rào chắn, bố trí lực lượng dân quân, lực lượng xung kích trực ban…).
Tăng cường công tác quản lý về hoạt động san gạt tạo mặt bằng xây dựng và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn; xử lý và không để phát sinh mới trường hợp người dân xây dựng công trình trái phép tại các vị trí, khu vực sườn dốc, taluy âm/dương cao không đảm bảo an toàn và lấn chiếm hành lang bảo vệ sông, suối dẫn đến nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ; dừng ngay các trường hợp 2 đào cắt góc mái đồi để làm nhà ở gây nguy cơ sạt lở; kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng san gạt đất trái phép ở chân mái dốc để tạo mặt bằng xây dựng nhà ở, gây nguy cơ xảy ra sạt lở.
Trước đó, thông qua phản ánh của các cơ quan báo chí, ngày 11/10/2024, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Đức Trọng, UBND xã Hiệp Thạnh tổ chức kiểm tra thực tế tại tổ 24, thôn Quảng Hiệp, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng.
Qua kiểm tra cho thấy, khu vực đồi có diện tích khoảng 35ha là đất rừng sản xuất thuộc khoảnh 5 tiểu khu 277B do Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh quản lý; bên dưới là khu vực đất sản xuất nông nghiệp và có khoảng 11 căn nhà. Chân đồi bị san gạt, kết hợp với thời tiết mưa nhiều trong mùa mưa dẫn đến xuất hiện các vách sạt, xuất hiện cung trượt và các vết nứt trên mái dốc, gây nguy cơ sạt trượt rất lớn trong mùa mưa lũ.
Cùng chủ đề
Lâm Đồng: Tổ chức trực ban 24/7 để theo dõi tình hình, diễn biến thiên tai
Tin bất động sản tuần qua: Lâm Đồng xử phạt chủ đầu tư dự án khu du lịch Nam Hồ
Tin bất động sản ngày 12/3: Bộ Xây dựng yêu cầu các doanh nghiệp điều chỉnh giá
T&T Group hỗ trợ 5 tỷ đồng mở cánh cửa cho học sinh nghèo Hà Tĩnh vào đại học
Lâm Đồng phấn đấu trước năm 2030 khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt-Tháp Chàm
Việt Nam tăng trưởng cao hàng đầu châu Á về xuất nhập khẩu
21/11/2024, 06:45Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
20/11/2024, 11:59Kia K5 và Kia Sorento ưu đãi đặc biệt gần nửa tỷ đồng
20/11/2024, 09:51Ngân hàng lại tiếp tục giảm lãi suất cho vay
20/11/2024, 06:25VITAS tổ chức họp báo thông tin về Lễ kỷ niệm 25 thành lập
19/11/2024, 16:50Giá xăng dầu đồng loạt giảm
14/11/2024, 16:52Hiệu quả ứng dụng IPM trên cây trồng
Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM) là biện pháp phòng trừ sâu bệnh mới được người dân trên địa bàn tỉnh Sơn La áp dụng, giúp giảm chi phí sản xuất, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sức khỏe người lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng lợi nhuận trên một đơn vị canh tác.
Xây dựng sản phẩm OCOP lê Tai Nung
Những ngày này, nông dân các xã Phiêng Khoài, Yên Sơn, Lóng Phiêng, Chiềng On của huyện Yên Châu phấn khởi bước vào vụ thu hoạch lê. Năm nay, quả lê tiếp tục được mùa, được giá. Cùng với các loại cây ăn quả như chuối, xoài, mận hậu, cây lê được nhiều nông dân các xã vùng cao, biên giới của huyện Yên Châu đưa vào trồng, bước đầu mang lại giá trị kinh tế cao, được thị trường biết đến và đón nhận.
Mộc Châu mở rộng diện tích trồng rau an toàn
Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, những năm gần đây, diện tích trồng rau xanh của huyện Mộc Châu ngày càng được mở rộng, huyện đã hỗ trợ các HTX, người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập.
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm 'siêu xanh, siêu xinh' đến từ Vinamilk
Chỉ trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, hơn 11.000 vỏ hộp sữa đã được mang đến khu vực trải nghiệm của Vinamilk để tái chế; người tham gia nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
Hiệu quả canh tác cây trồng trên đất dốc
Cải tạo đất, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã xây dựng mô hình canh tác áp dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao độ phì nhiêu của đất dốc trồng cây ăn quả. Sau gần 3 năm triển khai, bước đầu giúp bà con nông dân sản xuất theo hướng bền vững.
Hợp tác đưa nông sản vươn xa
Mai Sơn hiện có 204 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, thời gian qua, các hợp tác xã đã phát huy tốt vai trò liên doanh, liên kết, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hình thành các chuỗi liên kết trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Hiệu quả từ mô hình trồng cây xen canh
Trồng cây xen canh, là mô hình sản xuất được nhân dân xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn áp dụng trồng với cây cà phê, nhằm gia tăng giá trị đất canh tác, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng nguồn thu nhập.
Sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản ở Sông Mã
Sông Mã là huyện có vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, với 10.877 ha. Thời điểm này, nhiều loại cây ăn quả bắt đầu vào vụ thu hoạch. Chính quyền địa phương và nông dân đang tích cực triển khai các phương án kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.
Vai trò của HTX trong sản xuất nông nghiệp
Những năm qua, các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực khai thác các sản phẩm thế mạnh, chủ lực của địa phương; áp dụng những cách làm mới, đầu tư công nghệ hiện đại, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, giúp tăng thu nhập cho các thành viên, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển.