Liên Hợp Quốc cảnh báo sự trở lại của El Nino và các kỷ lục mới về nhiệt độ
Liên Hợp Quốc cảnh báo hiện tượng thời tiết El Nino sẽ phát triển trong những tháng tới, thúc đẩy nhiệt độ toàn cầu tăng cao hơn và thiết lập những kỷ lục nhiệt mới.

Liên Hợp Quốc cảnh báo sự trở lại của El Nino và các kỷ lục mới về nhiệt độ
El Nino trở lại
Ngày 3/5, Liên Hợp Quốc cảnh báo nguy cơ ngày càng cao hiện tượng El Nino sẽ diễn ra trong vài tháng tới, làm nhiệt độ toàn cầu tăng cao và có thể sẽ dẫn tới những kỷ lục nắng nóng mới.
El Nino là một kiểu khí hậu tự nhiên thường liên quan đến việc tăng nhiệt độ trên toàn thế giới, xảy ra trung bình cứ sau 2 đến 7 năm và mỗi đợt thường kéo dài từ 9 - 12 tháng.
Các sự kiện El Nino thường liên quan đến lượng mưa tăng lên ở các vùng phía nam Nam Mỹ, miền nam nước Mỹ, vùng Sừng châu Phi và Trung Á. Nhưng đồng thời, El Nino cũng có thể gây hạn hán nghiêm trọng ở Australia, Indonesia và một số khu vực phía nam châu Á. Lần gần đây nhất El Nino xảy ra là vào năm 2018-2019.
Theo báo cáo được cập nhật trên trang web của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), khả năng hiện tượng El Nino phát triển vào cuối năm nay đang tăng lên. Điều này sẽ tác động tới các kiểu thời tiết và khí hậu ở nhiều khu vực trên thế giới.
“Chúng ta vừa trải qua 8 năm nóng nhất lịch sử, dù trong đó có 3 năm bị ảnh hưởng bởi hiện tượng La Nina. (Hiện tượng) này đóng vai trò như một cú hãm tạm thời đối với sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu”, Tổng thư ký WMO, giáo sư Petteri Taalas, cho biết.
Ông nhấn mạnh sự phát triển của El Nino rất có thể sẽ dẫn đến một đợt nóng lên toàn cầu mới và tăng khả năng phá vỡ các kỷ lục nhiệt độ.
“Thế giới nên chuẩn bị cho sự phát triển của El Nino - hiện tượng thường liên quan đến nhiệt độ tăng cao hay hạn hán. Nó có thể mang lại thời gian nghỉ ngơi sau hạn hán ở vùng Sừng châu Phi và các tác động khác do La Nina, nhưng cũng có thể gây ra các hiện tượng thời tiết và khí hậu khắc nghiệt hơn”, ông nói.
"Điều này nhấn mạnh Liên Hợp Quốc cần cảnh báo sớm để giúp mọi người giữ an toàn”, ông Taalas nói thêm.
WMO ước tính có 60% khả năng hiện tượng El Nino sẽ phát triển vào cuối tháng 7 và 80% khả năng phát triển vào cuối tháng 9.
Nhiều kỷ lục mới liên tiếp thiết lập
Báo cáo Tình trạng khí hậu toàn cầu mới nhất của WMO cho thấy, nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng, khiến các năm từ 2015 đến 2022 trở thành những năm nóng nhất kể từ khi các dữ liệu theo dõi thường xuyên bắt đầu được ghi nhận năm 1850. Dù hiện tượng La Nina xảy ra ba năm liên tiếp trong khoảng thời gian kể trên, song cũng không tác động nhiều tới xu hướng tăng của nhiệt độ toàn cầu. Nhiệt độ trung bình toàn cầu vào năm 2022 cao hơn 1,15°C so mức trung bình của những năm 1850-1900.
WMO cho biết, ba loại khí nhà kính, vốn là tác nhân chính giữ lại nhiệt trong bầu khí quyển là carbon dioxide, methane và nitrous oxide đạt mức cao kỷ lục vào năm 2021. Lượng khí thải nhà kính ở mức độ kỷ lục đã gây ra những thay đổi ở quy mô toàn hành tinh, cả trên đất liền, trong các đại dương và trong bầu khí quyển.
Theo báo cáo, sự tan chảy ở các sông băng và mực nước biển dâng cũng thiết lập mức kỷ lục mới vào năm 2022 và được dự báo còn tiếp tục xu hướng tăng trong hàng nghìn năm nữa. WMO nhấn mạnh thêm, băng ở Bắc Cực đã giảm xuống mức thấp nhất từng được ghi nhận và tốc độ tan chảy của một số sông băng ở châu Âu cũng chưa từng có trong lịch sử. WMO lưu ý rằng, sự nóng lên của đại dương đặc biệt cao trong hai thập niên qua. Sự tan chảy cũng được ghi nhận ở các sông băng và chỏm băng ở Greenland và Nam Cực, trong khi các đại dương mở rộng thể tích do nhiệt tăng. Mực nước biển dâng đe dọa sự tồn tại của các cộng đồng ven biển và đôi khi là toàn bộ các quốc gia.
Tổng Thư ký WMO, GS Petteri Taalas cho biết, trong bối cảnh lượng khí thải nhà kính gia tăng và khí hậu thay đổi, người dân trên toàn thế giới tiếp tục bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các hiện tượng thời tiết và khí hậu khắc nghiệt. Theo Tổng Thư ký WMO, năm 2022 hạn hán liên tục ở Đông Phi, lượng mưa kỷ lục ở Pakistan và những đợt nắng nóng chưa từng ghi nhận ở Trung Quốc và châu Âu đã ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng chục triệu người, dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực, kéo theo làn sóng di cư hàng loạt, gây thiệt hàng tỷ USD.
Báo cáo của WMO cũng đã xem xét nhiều tác động kinh tế - xã hội của thời tiết khắc nghiệt đối với cuộc sống của những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới. Tính đến năm 2021, 2,3 tỷ người phải đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực, trong đó 924 triệu người đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực ở mức nghiêm trọng. Các dự báo ước tính có tới 767,9 triệu người đối mặt tình trạng suy dinh dưỡng vào năm 2021, chiếm 9,8% dân số toàn cầu. Một nửa trong số này ở châu Á và một phần ba ở châu Phi. 5 năm hạn hán liên tiếp ở Đông Phi, cùng các yếu tố khác như xung đột vũ trang, đã gây ra tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng cho 20 triệu người trên khắp khu vực.
Các đợt nắng nóng trước gió mùa năm 2022 ở Ấn Độ và Pakistan đã khiến năng suất cây trồng sụt giảm. Điều này, kết hợp với các lệnh cấm xuất khẩu lúa mì tại các nước và hạn chế xuất khẩu gạo ở Ấn Độ sau khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra, đã đe dọa khả năng cung cấp, tiếp cận và sự ổn định của các loại lương thực thiết yếu trên thị trường lương thực quốc tế, gây rủi ro cao cho các quốc gia vốn đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu hụt các loại thực phẩm chính.
Lũ lụt trên diện rộng ở Pakistan do mưa lớn vào tháng 7 và tháng 8/2022 đã làm hơn 1.700 người chết, trong khi khoảng 33 triệu người bị ảnh hưởng. Đến tháng 10/2022, khoảng tám triệu người đã phải di dời trong nước do lũ lụt. WMO ước tính, tổng thiệt hại và tổn thất kinh tế mà Pakistan phải gánh chịu sau đợt lũ lụt kỷ lục này là khoảng 30 tỷ USD.
Biến đổi khí hậu có thể khiến toàn bộ hệ sinh thái bị đảo lộn. Tác động môi trường của biến đổi khí hậu cũng là một trọng tâm của báo cáo, trong đó nêu bật sự thay đổi trong các sự kiện định kỳ của tự nhiên, như cây nở hoa hoặc chim di cư. Vào năm 2021, hoa anh đào ở Nhật Bản nở vào thời điểm sớm nhất trong vòng 1.200 năm qua. WMO công bố dữ liệu cho thấy, thời điểm di cư của hàng trăm loài chim ở châu Âu trong hơn 5 thập niên qua ngày càng không khớp với các mùa xuân khác, như thời điểm cây ra lá hay côn trùng mọc cánh, vốn là những yếu tố tự nhiên quan trọng đối với sự sống còn của các loài chim.
Báo cáo cho biết, những sự kiện không còn ăn khớp này có thể góp phần làm suy giảm số lượng ở một số loài di cư, đặc biệt là những loài trú đông ở châu Phi cận Sahara và có thể dẫn đến sự hủy hoại đa dạng sinh học.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT sớm ban hành quy chuẩn đường cao tốc
22/11/2023, 09:07
7 quy định nổi bật về PCCC có hiệu lực từ 12/2023
20/11/2023, 11:47
Khởi công xây dựng dự án Tháp Kim Thành tại Lào Cai
20/11/2023, 11:45
Hơn 16.000 ngôi nhà bị ngập, 2 người chết và mất tích do mưa lũ tại Huế
18/11/2023, 06:33
Những vấn đề môi trường nào 'làm nóng' Kỳ họp thứ 6, Quốc hội XV?
13/11/2023, 15:08
Tăng quyền lợi cho người tham gia, thụ hưởng bảo hiểm y tế
12/11/2023, 07:42Chủ tịch Quốc hội: Xây dựng Luật Thủ đô không phải chỉ riêng của Hà Nội mà thực chất là cho cả nước
Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) ngày 10/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ xây dựng Luật Thủ đô không phải chỉ riêng của Hà Nội mà thực chất là cho cả nước.
Đại hội Chi hội Nhà báo Tạp chí Người Xây dựng nhiệm kỳ 2023 – 2025
Sáng 10/11/2023, tại Hà Nội, Chi hội Nhà báo Tạp chí Người Xây dựng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2023 - 2025.
Đã hứa thì phải làm!
Đó là ý kiến của các đại biểu Quốc hội (QH) và của chính các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6, QH khóa 15, diễn ra trong hai ngày rưỡi (từ ngày 6 đến hết sáng ngày 8-11).
Đề xuất thí điểm quản lý tốc độ 30km/h ở TP.HCM 'chết yểu'
Sở GTVT TP.HCM vừa thu hồi và huỷ bỏ công văn trình UBND về kế hoạch đề xuất quản lý tốc độ không quá 30 km/h đối với khu vực nội thị.
Hôm nay, miền Bắc đón không khí lạnh kèm mưa dông rải rác
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, một bộ phận không khí lạnh đã báo vẫn đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Nhiệt độ giảm xuống từ 20-23 độ C, riêng vùng núi miền Bắc có nơi rét 16 độ C
Xung đột Israel-Hamas sẽ khác với những cuộc chiến tranh trước đó tại Trung Đông
Ngày 3/11, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo: "Tác động hạn chế của xung đột Trung Đông đến giá nguyên liệu thô". Mặc dù xung đột leo thang có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với nguồn cung nguyên liệu thô toàn cầu, đặc biệt là dầu mỏ, WB vẫn duy trì dự báo cho thấy giá năng lượng dự kiến sẽ giảm khoảng 30% trong năm nay.
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV: 4 nhóm lĩnh vực nào được đưa ra chất vấn?
8h00 sáng 6/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành Phiên Chất vấn và trả lời chất vấn.
Mưa lũ kéo dài tại miền Trung và Tây Nguyên, Thủ tướng chỉ đạo phương án hỗ trợ người dân
Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố có phương án hỗ trợ chỗ ở tạm, lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân phải sơ tán do mưa lũ, bảo đảm ổn định đời sống cho người dân.
Thi tốt nghiệp THPT sẽ thay đổi thế nào sau năm 2025?
Trong quá trình khảo sát, nhiều chuyên gia, địa phương đã đề xuất thêm phương án chỉ thi 4 môn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.