Liệu EU có tiếp tục giảm nhu cầu khí đốt trong tương lai?
Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) gia hạn các biện pháp khẩn cấp nhằm giảm 15% nhu cầu khí đốt thêm 1 năm, cho đến tháng 3/2024.

Các nước EU phụ thuộc vào khí đốt của Nga
Bộ trưởng Năng lượng các nước EU sẽ xem xét đề xuất này theo Điều 122 của Hiệp ước tại Hội đồng Giao thông, Viễn thông và Năng lượng (TTE) vào ngày 28/3. Động thái này được đưa ra khi thị trường khí đốt toàn cầu vẫn thắt chặt bởi các yếu tố khác nhau như điều kiện thời tiết, nhu cầu LNG toàn cầu và điều kiện kinh tế vĩ mô.
EU phải tiếp tục nỗ lực giảm nhu cầu khí đốt
Quyết định gia hạn biện pháp khẩn cấp dựa trên phân tích của Ủy ban châu Âu. Để bù đắp hoàn toàn sự sụt giảm vĩnh viễn nguồn cung khí đốt của Nga, cần phải tiếp tục giảm nhu cầu khí đốt, bằng cách bổ sung thêm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và đường ống dẫn khí từ các quốc gia khác. Ngoài ra, cần phải đa dạng hóa với các công suất tái tạo mới được lắp đặt từ đầu năm 2022. Việc tiếp tục giảm 15% nhu cầu sử dụng khí đốt vào tháng 4 thêm một năm nữa sẽ đủ để đạt tỷ lệ lấp đầy 90% kho dự trữ khí đốt vào ngày 1/11 và đảm bảo không xảy ra các vấn đề liên quan đến an ninh nguồn cung khí đốt trong suốt mùa đông sắp tới.
Ngoài ra, theo Cao ủy châu Âu về năng lượng Kadri Simson, việc giảm hơn nữa nhu cầu khí đốt là cần thiết để bù đắp cho sự sụt giảm vĩnh viễn nguồn cung khí đốt của Nga và để bổ sung các công suất tái tạo mới cũng như nhập khẩu LNG và đường ống dẫn khí từ các quốc gia khác.
Giảm mức tiêu thụ khí đốt cũng sẽ giúp duy trì các điều kiện thị trường hiện tại. Thị trường khí đốt sẽ có giá thấp hơn và ít biến động hơn so với năm ngoái. Điều này sẽ hạn chế mọi tác động tiêu cực có thể xảy ra đối với khối lượng khí đốt bổ sung được nhập khẩu vào châu Âu. Thông qua các biện pháp khẩn cấp, trong khoảng thời gian từ tháng 8/2022 đến tháng 1/2023, EU đã tiết kiệm được 19% lượng khí đốt tiêu thụ, tương đương 41,5 tỷ mét khối.
Thay đổi trong đề xuất giảm nhu cầu khí đốt
Đề xuất gia hạn biện pháp khẩn cấp có một thay đổi, liên quan đến việc giám sát và báo cáo dữ liệu tiết kiệm năng lượng hàng tháng nhằm theo dõi tổng nhu cầu khí đốt 2 tháng một lần. Quy định này sẽ giúp các quốc gia thành viên EU có mục tiêu hơn khi thực hiện các biện pháp trong tương lai.
Một bối cảnh 2023 khác
Vấn đề nguồn cung khí đốt đã trở nên trầm trọng hơn trong năm qua. Thật thế, căng thẳng giữa Nga và Ukraine, cũng như cuộc khủng hoảng Covid-19 đã làm xáo lộn thị trường. Tuy nhiên, tình hình năm nay sẽ khác. Nga không thể vũ khí hóa năng lượng. Năm nay, mức lưu trữ khí đốt rất cao và các cơ sở hạ tầng mới đã tăng khả năng đa dạng hóa.
Mặc dù vậy, thị trường khí đốt toàn cầu vẫn thắt chặt bởi một số yếu tố.

Châu Á 'đổ mồ hôi' vì nắng nóng
27/05/2023, 06:55
Nga đang vẽ lại bản đồ dòng chảy dầu mỏ toàn cầu
25/05/2023, 16:41
Gói trừng phạt mới với Nga sẽ hoàn toàn khác so với trước đây?
23/05/2023, 07:30
Thế cục Syria hiện giờ ra sao?
06/05/2023, 06:35
OPEC+ sẽ triệu tập họp mặt vào tháng 6
05/05/2023, 07:31
Mỹ: Thu giữ và lưu trữ carbon có ý nghĩa thương mại không?
04/05/2023, 07:05Nga tăng sản lượng khai thác vàng
Tháng 3/2023, sản lượng khai thác vàng của Nga tăng vọt lên 26,5%.
Giá năng lượng năm 2023 có tiếp tục tăng?
Giá năng lượng thế giới năm 2023 được dự báo vẫn sẽ ở mức cao. Trong bối cảnh đó, Chính phủ các nước cần thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài từ năm 2022 sang năm 2023.
Nga và phương Tây 'ăn miếng trả miếng' tài sản năng lượng như thế nào?
Vào tuần qua, Nga đã nắm quyền kiểm soát một phần tài sản trên đất Nga của tập đoàn năng lượng Fortum (Phần Lan) và Uniper (Đức), đồng thời cảnh báo về khả năng thu giữ thêm nhiều tài sản khác. Cả hai doanh nghiệp này đều vận hành nhiều nhà máy điện ở Nga.
Kho chứa dầu của Nga ở Crimea bốc cháy dữ dội
Một kho chứa dầu ở thành phố Sevastopol đã bốc cháy dữ dội, nghi bị một máy bay không người lái (UAV) tấn công sáng 29/4.
3 phút để hiểu về quan hệ Mỹ - Hàn Quốc hiện nay
Trong tuần này, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã thực hiện chuyến công du đến nước Mỹ để gặp Tổng thống Joe Biden nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Hàn. Thông qua sự kiện này, Hàn Quốc mong muốn Mỹ đưa cam kết bảo vệ họ khỏi mối đe dọa từ Triều Tiên, còn Mỹ thì mong muốn Hàn Quốc ủng hộ lợi ích của Mỹ trong cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung - Nga.
Điện Kremlin dọa tịch thu tài sản của các công ty phương Tây
Điện Kremlin đe dọa tịch thu thêm tài sản của các công ty nước ngoài để đáp trả động thái của các nước phương Tây chống lại các công ty Nga hôm thứ Tư sau khi nước này tạm thời nắm quyền kiểm soát hai công ty châu Âu.
Vì sao EU không thể trừng phạt ngành công nghiệp hạt nhân của Nga?
Công ty nhà nước Rosatom của Nga là “nhà sản xuất duy nhất trên thế giới” có thể bảo dưỡng những đơn vị tổ hợp nhiên liệu VVER trong những nhà máy điện hạt nhân ở châu Âu.
Con đường nào đưa dầu Nga tới Trung Quốc và Ấn Độ
Trong tháng 4, theo thông tin của giới thương nhân và Reuters, Ấn Độ và Trung Quốc đã mua phần lớn dầu của Nga với mức giá cao hơn mức trần mà phương Tây đã ấn định, tức trên 60 USD/thùng.
Rút kho dự trữ dầu quá nhanh, chính quyền Mỹ nói gì?
Hạ viện Mỹ - do Đảng Cộng hòa nắm quyền, đã bày tỏ lo ngại về hành động rút cạn nguồn dầu mỏ khỏi Khu Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược, gây hư hại đến cấu trúc mỏng manh của hệ thống hang động muối. Tuy nhiên, đối với chính quyền của Tổng thống Joe Biden, đây là một nhận định thiếu cơ sở.