Lộ trình giảm thiểu rác thải nhựa, tiến tới cấm sử dụng ở Việt Nam
Việt Nam có thể bắt đầu với những hạn chế sử dụng nhựa dùng một lần trong cửa hàng ăn uống và các cơ sở lưu trú. Lộ trình hướng tới mục tiêu áp đặt lệnh cấm lưu thông các sản phẩm ống hút nhựa, túi nhựa khó phân hủy và hộp đựng thực phẩm từ năm 2026.
Mỗi năm Việt Nam thải 3,1 triệu tấn chất thải nhựa
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố hai báo cáo về: “Phân tích về ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam” và “Hướng tới một lộ trình quốc gia về nhựa dùng một lần tại Việt Nam”. Nhóm chuyên gia đã đề xuất để giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa phải bắt đầu từ việc hạn chế sử dụng và thu phí, và cuối cùng là cấm sử dụng hoàn toàn.
Theo đó, nghiên cứu được nhóm chuyên gia WB thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 7/2020 đến tháng 4/2021 về các loại chất thải nhựa rò rỉ ra sông và đại dương, và các sản phẩm trên thị trường có thể là lựa chọn thay thế phù hợp. Kết quả khảo sát thực địa các khu vực ven sông và ven biển cho thấy, chất thải nhựa chiếm tới 94% số lượng và 71% trọng lượng chất thải thu gom được.
Trong đó, các sản phẩm nhựa dùng một lần (SUP) chiếm 62% tổng lượng chất thải nhựa (về số lượng). Túi nhựa và các mảnh vỡ từ túi, hộp đựng thức ăn bằng xốp và ống hút được xác định là các sản phẩm SUP xuất hiện nhiều nhất trong môi trường.

10 loại rác thải nhựa phổ biến nhất tại Việt Nam. (Nguồn: Ngân hàng Thế giới)
Ước tính có khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa được thải ra trên đất liền ở Việt Nam và ít nhất 10% trong số này đổ ra đại dương mỗi năm. Chương trình Đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa tại Việt Nam cho biết lượng nhựa rò rỉ ra sông và biển có thể sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030 nếu quy trình thu gom, tái chế và xử lý chất thải như hiện nay không được cải thiện.
Ước tính mỗi năm có khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa được thải ra trên đất liền ở Việt Nam, và ít nhất 10% trong số này đổ ra đại dương. Theo Chương trình Đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa tại Việt Nam, lượng nhựa rò rỉ ra sông và biển có thể sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030 nếu quy trình thu gom, tái chế và xử lý chất thải như hiện nay không được cải thiện.
Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết: “Tăng trưởng kinh tế, quá trình đô thị hóa với tốc độ nhanh cũng như thay đổi lối sống ở Việt Nam đã dẫn đến cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa như hiện nay. Nghiên cứu này chỉ ra rằng các loại nhựa dùng một lần gây ra phần lớn tình trạng ô nhiễm nhựa ở Việt Nam và giải quyết tình trạng này sẽ tạo ra sự khác biệt lớn”.
Cấm lưu thông sản phẩm nhựa dùng một lần từ năm 2026
Theo các chuyên gia, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, lợi ích mang lại của việc loại bỏ dần nhựa dùng một lần sẽ lớn hơn chi phí bỏ ra. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi hiệu quả đòi hỏi một cách tiếp cận theo từng giai đoạn để bù đắp thiệt hại cho người sản xuất đồng thời cần chuẩn bị các cơ chế khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp thay đổi hành vi.
Báo cáo “Hướng tới một Lộ trình quốc gia về Nhựa dùng một lần tại Việt Nam” đã đưa ra khuyến nghị chính sách trong vòng 5 năm tới (2022–2026), nhằm mục tiêu cải thiện mức độ sẵn sàng của Việt Nam trong việc thực hiện các lệnh cấm đối với SUP quy định trong Nghị định 08/2022.

Theo đó, Việt Nam có thể bắt đầu với những hạn chế sử dụng nhựa dùng một lần trong cửa hàng ăn uống và các cơ sở lưu trú. Báo cáo cũng đề xuất thu phí đối với túi nhựa không phân hủy sinh học và cốc cà phê mang đi. Lộ trình hướng tới mục tiêu áp đặt lệnh cấm lưu thông các sản phẩm ống hút nhựa, túi nhựa khó phân hủy sinh học và hộp đựng thực phẩm từ năm 2026.
Lộ trình này dựa trên nguyên tắc rằng Việt Nam cần phải có một quá trình chuyển đổi dần dần để đạt được (hoặc thậm chí có thể thực hiện) lệnh cấm các SUP vào năm 2031 theo quy định tại Nghị định 08/2022. Các lựa chọn chính sách được đề xuất và tiến trình thực hiện được thiết kế để từng bước phát triển năng lực hành chính và tăng cường kinh phí cho việc giám sát và thực thi để các cơ quan chức năng được chuẩn bị đầy đủ đối với việc triển khai thực hiện lệnh cấm sắp tới.
Trước đó, trong Kế hoạch Hành động Quốc gia về Quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu cắt giảm 50% rác thải nhựa đại dương vào năm 2025 và 75% vào năm 2030. Một số biện pháp đã được đưa ra như lệnh cấm sắp được áp đặt đối với việc sản xuất và nhập khẩu túi nylon sử dụng trong nước vào năm 2026 và hầu hết các sản phẩm nhựa dùng một lần vào năm 2031.
Tại Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam, mục tiêu đến năm 2025 sử dụng 100% túi ni lông, bao bì thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi ni lông khó phân huỷ; đảm bảo thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh, giảm thiểu 50 % rác thải nhựa trên biển và đại dương, phấn đấu 100% các khu du lịch, khách sạn không sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần;…
Với mục tiêu đó, Đề án hướng đến nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng, người dân trong sản xuất, tiêu thụ, thải bỏ chất thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt. Đồng thời góp phần xây dựng mô hình nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam với định hướng giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; tăng cường tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa.
Để góp phần hỗ trợ các chương trình giảm thiểu ô nhiễm nhựa của Chính phủ, Ngân hàng Thế giới đề xuất một Lộ trình chính sách nhằm giảm thiểu sử dụng các loại nhựa dùng một lần (SUP) phổ biến nhất. Ba loại nhựa hàng đầu là: túi nhựa không phân hủy, hộp đựng thực phẩm bằng nhựa polystyrene giãn nở (EPS) và ống hút nhựa. Các loại nhựa khác bao gồm nhựa được sử dụng trong các cửa hàng ăn uống và các cơ sở lưu trú.
Nghị định 08/2022 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường 2020, bắt đầu từ ngày 1/1/2026, Việt Nam sẽ ngừng sản xuất cũng như nhập khẩu túi nhựa không phân hủy sinh học có kích thước nhỏ hơn 50cm x 50cm và độ dày dưới 50 µm phục vụ tiêu dùng trong nước. Nghị định cũng yêu cầu giảm dần việc sản xuất và nhập khẩu các sản phẩm SUP khác, cho đến khi tất cả bị cấm vào năm 2031.
Tại Hội nghị Các giải pháp về nhựa khu vực các Biển Đông Á 2020 với Chủ đề "Giảm thiểu lãng phí nhựa và giữ sạch đại dương - Các hành động đến nay,” Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân nhận định việc sản xuất và tiêu dùng sản phẩm nhựa không bền vững đã trở thành một mối đe dọa to lớn đối với hệ sinh thái và môi trường trên đất liền, ven biển cũng như đại dương.
Để vượt qua thách thức này, điều quan trọng là phải làm sao để tất cả các bên, bao gồm cả những người hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các doanh nhân và người tiêu dùng phải cùng chung tay thay đổi một cách hệ thống cách thức sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nhựa.
TIN LIÊN QUAN
Cùng chủ đề
Các thương hiệu lớn thể hiện vai trò tiên phong trong việc hạn chế rác thải nhựa
Điểm danh các quốc gia cấm sử dụng nhựa dùng một lần
Rác thải nhựa 'xâm chiếm' Trái đất: 'Thảm họa' do chính con người tạo ra
Cần thêm hành lang pháp lý để giảm thiểu ô nhiễm nhựa
Khánh Hòa: Độc đáo mô hình biến rác thải nhựa thành ghế đá, gạch lát đường

Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu vượt 182.000 tỷ đồng
06/06/2025, 14:33
Lãi suất ngân hàng hôm nay 6/6: Nơi tăng, nơi giảm
06/06/2025, 14:32
Giá tiêu dùng tăng đều, xuất nhập khẩu và đầu tư khởi sắc
06/06/2025, 14:21
Ngân hàng đẩy mạnh ưu đãi vay mua nhà
05/06/2025, 12:09
Giá lúa gạo hôm nay 3/6: Thị trường ổn định, giao dịch chậm
03/06/2025, 11:16
Thaifex 2025: Thương hiệu sữa Việt khẳng định vị thể ở sân chơi châu lục
03/06/2025, 10:59
Vietjet khai trương các đường bay mới đến Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng
01/06/2025, 15:22THACO AUTO xuất khẩu xe bus cao cấp Mercedes-Benz sang Thái Lan
Vừa qua, tại Chu Lai (Quảng Nam), THACO AUTO phối hợp với DAIMLER BUS tổ chức chương trình giới thiệu sản phẩm xe bus cao cấp Mercedes-Benz RS 1936, đồng thời xuất khẩu dòng xe này sang thị trường Thái Lan.
Thiskyhall Sala: không gian giao lưu văn hóa đẳng cấp mừng Đại lễ Vesak 2025
Ngày 07/5, tại Thiskyhall Sala, TP.Thủ Đức, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức chương trình “Giao lưu Âm nhạc Nghệ thuật Phật giáo quốc tế” với chủ đề “Kết nối văn hóa - Lan tỏa tình hữu nghị”. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025.
Cơ hội săn vé bay Vietjet giảm 66%, sẵn sàng hoà mình cùng không khí đại nhạc hội K-star Spark
Hòa nhịp cùng không khí sôi động của Lễ hội âm nhạc quốc tế K-Star Spark in Vietnam 2025, Vietjet mang đến ưu đãi 66.666 vé siêu khuyến mãi giảm đến 66% (*) trên tất cả các đường bay nội địa và quốc tế.
Đại hội cổ đông Vietjet 2025: Mở rộng mạng bay là sứ mệnh
Ngày 30/5, Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2025, đặt mục tiêu tiếp tục phát triển dịch vụ trong nước và đầu tư đội tàu bay cho phát triển dài hạn.
Cập nhật lãi suất ngân hàng ngày 29/5: Xu hướng tăng nhẹ
Lãi suất ngân hàng ngày 29/5/2025: Kỳ hạn ngắn cao nhất 4,5%/năm, kỳ hạn 6 tháng đạt 5,65%/năm. Một số ngân hàng áp dụng lãi suất đặc biệt vượt 7%/năm.
Cổ phiếu ngân hàng “dậy sóng” trước kế hoạch chuyển sàn
Loạt cổ phiếu ngân hàng trên UPCoM bật tăng mạnh trong tháng 5 khi các nhà băng lần lượt công bố kế hoạch chuyển sàn, thu hút sự quan tâm từ nhà đầu tư.
THACO đề xuất đầu tư 61 tỷ USD cho Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO) vừa đề xuất đầu tư 61,35 tỷ USD cho Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Giá vàng hôm nay 27/5: Xu hướng giảm mạnh sau động thái 'siết' thị trường vàng
Trong phiên giao dịch sáng ngày 27/5/2025, giá vàng hôm nay trong nước và thế giới đồng loạt ghi nhận xu hướng giảm, đánh dấu sự điều chỉnh sau chuỗi ngày tăng nóng.
Việt Nam sẽ xuất khẩu điện sạch sang Malaysia, Singapore
Các bên sẽ cùng nghiên cứu tính khả thi của việc xuất khẩu điện sạch từ Việt Nam sang Malaysia và Singapore thông qua tuyến cáp ngầm.