Rác thải nhựa 'xâm chiếm' Trái đất: 'Thảm họa' do chính con người tạo ra
TS.Trần Khắc Tâm, Ủy viên Ban chấp hành VCCI, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Việt Nam khóa XIII cho rằng, rác thải nhựa đang dần xâm chiếm Trái đất từ những thói quen tưởng chừng như rất vô hại nhưng cực kỳ nguy hiểm.
Những con số đáng báo động
Ô nhiễm nhựa đang trở thành nỗi kinh hoàng của các nước trên thế giới. Đây là một trong những vấn đề môi trường toàn cầu mà chúng ta đang phải đối mặt để giải quyết. Nhiều biện pháp đã được đưa ra nhưng tình trạng này chưa thể giải quyết. Thậm chí, ở mặt nào đó, việc ô nhiễm nhựa ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Mới đây, một thông tin từ các nhà hoạt động môi trường đã khiến nhiều người sửng sốt. Theo đó, rác thải nhựa có thể nhiều hơn cá trên các đại dương vào năm 2050. Chỉ tính riêng năm 2018, các nhà sản xuất trên thế giới đã sản xuất ra 360 triệu tấn nhựa. Trong 50 năm qua, lượng nhựa được tiêu dùng đã tăng gấp 20 lần và dự kiến sẽ còn tăng gấp đôi con số hiện tại trong 20 năm tới.
Hiện nay, Trái đất đang gồng mình để “ôm” 9,1 tỷ tấn rác thải nhựa tích tụ. Chưa dừng lại ở đó, 13 triệu tấn rác thải nhựa đã được xả ra đại dương khiến hệ sinh thái biển hứng chịu những tác động vô cùng lớn. Theo thống kê, rất nhiều động vật biển đã chết vì ngộ độc chất thải nhựa mỗi năm.
Tại Việt Nam, những con số về rác thải nhựa cũng đang khiến giới chức đau đầu tìm các phương án xử lý. Theo một báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong 50 năm qua, lượng nhựa được tiêu dùng không ngừng tăng lên, hiện đã tăng gấp 20 lần và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới.
Đáng báo động thay, Việt Nam được đánh giá là 1 trong 5 quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất, với khoảng 1,8 triệu tấn ra môi trường mỗi năm. Chưa dừng lại ở đó, tính ở phạm vi nhỏ hơn, chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người cũng tăng nhanh chóng từ 3,8kg/năm/người vào năm 1990 lên 41kg/năm/người vào năm 2015. Ðáng nói, việc nhập khẩu phế liệu nhựa vẫn tăng theo cấp số nhân, cụ thể: năm 2016 nhập 18.548 tấn, năm 2017 là 90.839 tấn và 9 tháng năm 2018 là 175.000 tấn.
Thống kê của Bộ TN&MT cho thấy mỗi hộ gia đình tại Việt Nam sử dụng khoảng 1kg túi nilon mỗi tháng. Chỉ tính riêng Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đã thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon. Riêng Hà Nội, thải ra 4.000 – 5.000 tấn rác mỗi ngày, trong đó rác thải nilon chiếm 7 – 8%.
“Thảm họa” do chính con người tạo ra
Trả lời về vấn đề này, TS.Trần Khắc Tâm, Ủy viên Ban chấp hành VCCI, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Việt Nam khóa XIII khẳng định, rác thải nhựa, ô nhiễm nhựa là mối nguy toàn cầu chứ không riêng gì tại Việt Nam. “Theo số liệu từ Liên hợp quốc, mỗi năm con người xả ra 5.000 tỉ chiếc túi nhựa. Nếu đem xếp chúng cạnh nhau có thể bao trùm một khu vực rộng gấp đôi diện tích nước Pháp. Mỗi phút trôi qua, thế giới lại tiêu thụ 1 triệu chai nhựa. Những con số này thật đáng báo động”, TS.Trần Khắc Tâm nói.
Cũng theo ông Tâm, tại Việt Nam, Chính phủ, Bộ TN&MT cũng có rất nhiều chiến dịch tuyên truyền về việc giảm thiểu rác thải nhựa, hạn chế sử dụng nhựa dùng 1 lần, túi nilon. Tuy nhiên, việc sử dụng các sản phẩm này đã “ngấm vào máu” của người Việt.
“Tôi lấy ví dụ rất đơn giản. Ở bất cứ chợ nào, siêu thị nào trên toàn quốc, túi nilon được chủ hàng để ra rất nhiều. Có khi chỉ vài quả cà chua, vài cây hành… người ta cũng cho vào hai túi nilon khác nhau. Hay tại các thương hiệu trà sữa hiện nay trên toàn quốc, chúng ta có thể thống kê được có bao nhiêu cửa hàng không. Mỗi ngày, một cửa hàng bán ra bao nhiêu cốc trà sữa. Và, những chiếc cốc này lại được làm bằng nhựa. Đó là nhựa dùng 1 lần. Chỉ khoảng vài giây chúng ta có thể xả ra một chiếc túi nilon. Khoảng một vài phút chúng ta uống hết một cốc trà sữa. Tuy nhiên, để phân hủy những sản phẩm này phải mất đơn vị trăm năm”, TS.Trần Khắc Tâm bày tỏ.
Ông Tâm chia sẻ, những giải pháp để chống lại ô nhiễm rác thải nhựa đã có, nhưng cần sự chung tay quyết liệt hơn nữa của tất cả các quốc gia. Ðồ nhựa đem lại sự tiện lợi nhanh chóng nhưng con người và cả hành tinh phải đối mặt với thảm hoạ rác thải nhựa vô cùng nghiêm trọng.
Cùng chủ đề
Các thương hiệu lớn thể hiện vai trò tiên phong trong việc hạn chế rác thải nhựa
Điểm danh các quốc gia cấm sử dụng nhựa dùng một lần
Cần thêm hành lang pháp lý để giảm thiểu ô nhiễm nhựa
Khánh Hòa: Độc đáo mô hình biến rác thải nhựa thành ghế đá, gạch lát đường
Thế giới nỗ lực giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa
Tổng hội XDVN về với đồng bào bị lũ lụt ở Phú Thọ
17/09/2024, 07:10Biển Đông chuẩn bị đón áp thấp, khả năng mạnh lên thành bão
16/09/2024, 14:59Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở tại Quảng Ngãi
16/09/2024, 10:28Hà Nội khẩn trương khắc phục hậu quả bão, đảm bảo vệ sinh môi trường
14/09/2024, 17:36Hà Nội: Đấu giá sinh vật cảnh ủng hộ đồng bào bị bão lũ
13/09/2024, 17:10Nghệ An: Mưa lớn gây sạt lở, chia cắt nhiều tuyến đường miền núi
12/09/2024, 15:14Bão số 3 và mưa lũ đã khiến 325 người chết, mất tích
12/09/2024, 15:10Hưng Yên và Hải Dương phát lệnh báo động lũ lụt mức độ 3
Ngày 11/9, tỉnh Hưng Yên và Hải Dương liên tiếp phát lệnh báo động lũ lụt mức độ 3 trên nhiều hệ thống sông chảy qua địa bàn.
Phú Thọ: Tập trung chỉ đạo khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu và ứng phó với mưa lũ trên địa bàn
Ngày 9/9/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ có Văn bản số 3701/UBND-CNXD về việc tập trung chỉ đạo khắc phục sự cố sập, trôi nhịp cầu Phong Châu và ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh.
Lũ sông Cầu - Thái Nguyên đạt đỉnh lũ lịch sử
Mực nước lũ trên sông Cầu tại trạm thủy văn Gia Bẩy lũ đã đạt mức 2881 cm, cao hơn 181 cm so với báo động cấp 3.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bão số 3
Tạp chí Kinh tế Môi trường trân trọng giới thiệu nội dung Thư thăm hỏi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Thủ tướng: Khẩn trương cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 90/CĐ-TTg ngày 9/9/2024 về việc khẩn trương cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống của người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Ảnh hưởng bão số 3, nhiều địa phương đối diện mưa lớn và gió giật mạnh
Bão số 3 (siêu bão Yagi) đang tiến nhanh về vịnh Bắc Bộ và đổ bộ đất liền nước ta, Quảng Ninh, Hải Phòng cùng một số tỉnh miền Bắc trời âm u trước khi đón mưa lớn.
Bão số 3 (Yagi) có thể là cơn bão mạnh nhất trong lịch sử ở Biển Đông
Với cường độ siêu bão, bão số 3 (Yagi) hiện đang có khả năng trở thành cơn bão mạnh nhất trong lịch sử Biển Đông và cũng có thể là bão mạnh nhất trên thế giới năm 2024.
Tuyệt đối không tổ chức khai giảng tại những nơi mưa lớn có nguy cơ sạt lở, ngập úng
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục tổ chức Lễ khai giảng năm học mới gọn nhẹ, an toàn; tuyệt đối không tổ chức khai giảng tại những nơi mưa lớn có nguy cơ sạt lở, ngập úng.
Khách quốc tế dồn dập đến Nha Trang dịp lễ 2/9
Khánh Hòa dự báo lượng khách du lịch quốc tế sẽ tăng đột biến trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9 năm nay.