Tiện ích

Kết quả xổ số

Giá vàng

Thời tiết

Phim chiếu rạp

Vé máy bay

Vé tàu

Thứ hai, 15/08/2022, 16:03 PM
  • Click để copy

'Mạnh tay' xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu: Giải pháp thanh lọc thị trường

Theo TS Lê Đăng Doanh, việc nhiều doanh nghiệp bị xử lý trong vi phạm kinh doanh xăng dầu cho thấy quyết tâm của cơ quan Nhà nước trong việc làm lành mạnh thị trường xăng dầu, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng

Bộ Công Thương vừa công khai danh sách 7 doanh nghiệp đầu mối xuất nhập khẩu xăng dầu bị tước giấy phép do thiếu một số điều kiện cho hoạt động kinh doanh xăng dầu theo quy định. Đối với các trường hợp vi phạm, bên cạnh hình thức xử phạt chính (phạt tiền) còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung (tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 1,5 - 2 tháng) và biện pháp khắc phục hậu quả (buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính) căn cứ theo quy định của pháp luật.

Các chuyên gia kinh tế đều đánh giá rất cao việc Bộ Công Thương công khai danh sách 7 doanh nghiệp đầu mối xuất nhập khẩu xăng dầu bị tước giấy phép do thiếu một số điều kiện kinh doanh xăng dầu theo quy định nhằm giúp cho thị trường xăng dầu ngày càng lành mạnh, minh bạch hơn.

13-1660548875-anh-xang-3

Kiên quyết xử lý các doanh nghiệp vi phạm

Theo TS Lê Đăng Doanh – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương nhận định, cả khi giá xăng dầu lên cao và đang có xu hướng giảm, liên Bộ đã có sự hợp tác khá hiệu quả và nhịp nhàng. Từ đó giúp giá xăng dầu được điều chỉnh khá tốt.

Sau nhiều lần giảm giá, giá xăng dầu trong nước hiện đang ở mức 23-24.000 đồng mỗi lít, tạo dư địa cho sản xuất kinh doanh trong nước phát triển và hồi phục kinh tế.

"Trong quá trình điều hành giá xăng dầu, liên bộ cũng có những biện pháp kiểm soát giá và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không để đứt gãy nguồn cung ứng. Việc công khai 7 doanh nghiệp đầu mối xuất nhập khẩu xăng dầu bị tước giấy phép của Bộ Công thương mới đây cho thấy quyết tâm của cơ quan Nhà nước trong việc làm lành mạnh thị trường xăng dầu, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng"- TS. Lê Đăng Doanh bày tỏ quan điểm.

Cũng đồng tình với sự kiên quyết của Bộ Công Thương trong hoạt động quản lý kinh doanh xăng dầu từ việc tước giấy phép 7 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu vừa qua, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng điều này đã cho thấy sự kiên quyết trong hoạt động quản lý kinh doanh xăng dầu của Bộ Công Thương.

“Điều này sẽ giúp tạo tiền đề tốt và gây sức ép, buộc các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm, hiệu quả hơn chủ trương, chính sách của Nhà nước xung quanh vấn đề kiểm soát lạm phát nói chung và giá xăng dầu nói riêng”, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh.

Cũng theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, việc Bộ Công Thương công khai, minh bạch hoạt động kinh doanh xăng dầu là rất đáng hoan nghênh, vì đây cũng là yêu cầu mà Chính phủ đã nêu ra, các đơn vị chức năng phải thực hiện và Bộ Công Thương cũng đã thực hiện.

Tuy vậy, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cũng cho rằng, việc công khai cần có sự phổ cập rộng hơn qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, truyền hình để lan tỏa hơn nữa khẳng định, quyết tâm có hiệu lực hiệu quả của ngành trong quản lý thị trường.

Ngoài ra, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cũng lưu ý, cần tăng cường các hoạt động về tiếp cận thông tin, tiếp nhận ý kiến của thị trường, của người dân, của hội tiêu dùng về xăng dầu nhằm giúp nhận diện nhanh hơn, đầy đủ, toàn diện hơn những sai phạm cần tháo gỡ trong quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Thị trường xăng dầu sẽ không bị ảnh hưởng

Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công thương cho biết, xử phạt các đơn vị vi phạm kinh doanh xăng dầu không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Theo Tổng cục QLTT thì đến nay, đơn vị đã xử phạt hành chính và tước quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu 7 công ty xăng dầu thời hạn từ 1 đến 3 tháng và 11 công ty bị xử phạt hành chính. Các hành vi vi phạm trong kinh doanh xăng dầu chủ yếu là duy trì mức dự trữ xăng dầu thấp hơn mức tối thiểu theo quy định, nhập khẩu xăng dầu thấp hơn hạn mức tối thiểu về số lượng, chủng loại được phân giao hàng năm, hay không gửi đăng ký hệ thống phân phối xăng dầu định kỳ với Bộ Công thương trước ngày 31/1 hàng năm và gửi đăng ký điều chỉnh khi có sự thay đổi hệ thống phân phối, không xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất mà vẫn đưa dự án vào hoạt động...

Với các lỗi vi phạm này, 11 công ty này bị xử phạt hành chính với tổng số tiền nộp vào ngân sách Nhà nước là hơn 1,7 tỷ đồng.

Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp đã thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thực hiện nộp tiền phạt vào ngân sách Nhà nước, giao Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu để người có thẩm quyền xử phạt làm thủ tục giữ theo thời hạn tương ứng được ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Ông Nguyễn Đức Quyện - Thư kí Đoàn Thanh tra, Bộ Công thương cho biết, theo quy định của Nghị định 99/2020/NĐ-CP của Chính phủ, việc tước giấy phép là quy định từ 1 - 3 tháng, căn cứ vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT đã ban hành quyết định xử phạt. Trong giấy phép kinh doanh có quy định là được quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, do vậy trong quyết định xử phạt hành chính nếu có hình thức tước giấy phép là tước quyền kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu. Còn theo quy định tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu, một trong những điều kiện để trở thành thương nhân xuất nhập khẩu xăng dầu là phải đảm bảo có 40 đại lý và 10 cửa hàng sở hữu, đồng sở hữu.

"Do đó, khi những thương nhân đầu mối này bị tước giấy phép kinh doanh, các cửa hàng, đại lý phải tìm nguồn cung thay thế nếu không sẽ phải đối diện với việc đóng cửa hàng, ngừng kinh doanh, gây ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp, phân phối"- ông Nguyễn Đức Quyện nói.

7 doanh nghiệp đầu mối (xuất nhập khẩu) bị tước giấy phép kinh doanh

Công ty TNHH sản xuất thương mại Hưng Phát (tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 2 tháng kể từ ngày 26/7/2022); Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Hòa Khánh (tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 1 tháng kể từ ngày 18/7/2022); Tổng công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV (tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 1 tháng kể từ ngày 13/7/2022); Công ty TNHH thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil (tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 1,5 tháng kể từ ngày 28/7/2022); Công ty cổ phần nhiên liệu Phúc Lâm (tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 1 tháng kể từ ngày 19/7/2022); Công ty cổ phần Phúc Lộc Ninh (tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 1,5 tháng kể từ ngày 7/7/2022); Công ty TNHH Xăng dầu Vĩnh Long Petro (tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 1,5 tháng kể từ ngày 12/7/2022).

Các công ty chứng khoán đang nắm giữ hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu

Các công ty chứng khoán đang nắm giữ hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu

16/03/2023 06:19

Năm 2022, nhiều công ty chứng khoán như SSI, VNDirect... đẩy mạnh nắm giữ trái phiếu, trong đó phần lớn các trái phiếu chưa niêm yết.

Hàng nghìn tỷ đồng được các ngân hàng thu ngoài tín dụng từ đâu?

Hàng nghìn tỷ đồng được các ngân hàng thu ngoài tín dụng từ đâu?

15/03/2023 06:37

Nguồn thu nhập của ngân hàng (NH) đến từ hai hoạt động cụ thể là nguồn thu từ lãi và nguồn thu ngoài lãi. Nguồn thu từ lãi gồm các khoản thu từ hoạt động cho vay của NH, đây là nguồn thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu của NH. Ngoài ra, việc bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng đang mang về nguồn thu ngoài tín dụng lên tới hàng nghìn tỷ đồng cho nhiều nhà băng.

Đề xuất xây dựng Luật đô thị đặc biệt cho TP.HCM

Đề xuất xây dựng Luật đô thị đặc biệt cho TP.HCM

14/03/2023 06:35

Bộ Xây dựng đề nghị cân nhắc đề xuất xây dựng luật đô thị đặc biệt cho TP.HCM, nhằm nâng cao năng lực quản lý đô thị và phát triển đô thị bền vững.

Chiều 13/3, giá xăng dầu đồng loạt tăng

Chiều 13/3, giá xăng dầu đồng loạt tăng

14/03/2023 06:26

Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, tại kỳ điều hành giá xăng dầu hôm nay 13/3, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định tăng trích lập quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với 02 loại xăng khiến giá các loại xăng dầu thông dụng tăng từ 241 đến 724 đồng.

Thanh tra 11 ngân hàng về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Thanh tra 11 ngân hàng về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

13/03/2023 06:42

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đã thanh tra đột xuất 11 ngân hàng và xử phạt những đơn vị vi phạm về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

Vì sao xăng dầu nhập khẩu tăng đột biến?

Vì sao xăng dầu nhập khẩu tăng đột biến?

11/03/2023 06:46

Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2023, các doanh nghiệp Việt Nam đã chi tổng cộng 2,8 tỷ USD để nhập khẩu 1,92 triệu tấn xăng dầu thành phẩm và 1,8 triệu tấn dầu thô.

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giảm mặt bằng lãi suất cho vay

10/03/2023 06:27

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước cần có các giải pháp tín dụng phù hợp, góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và các thị trường khác.

Bộ Tài chính nói gì về đề xuất đánh thuế nhà, đất thứ 2 ở TP.HCM?

Bộ Tài chính nói gì về đề xuất đánh thuế nhà, đất thứ 2 ở TP.HCM?

10/03/2023 06:25

Theo Bộ Tài chính, nếu đánh thuế đối với bất động sản thứ 2 sẽ có trường hợp nhà, đất có giá trị không lớn lại thuộc đối tượng chịu thuế và nhà, đất có giá trị lớn lại không thuộc đối tượng chịu thuế.

Kiên Giang: Nhiều doanh nghiệp bị đề nghị rà soát, kiểm tra kê khai thuế

Kiên Giang: Nhiều doanh nghiệp bị đề nghị rà soát, kiểm tra kê khai thuế

09/03/2023 06:50

Mới đây, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) kiến nghị UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo Cục Thuế tổ chức rà soát, kiểm tra kê khai quyết toán thuế đối với nhiều công ty. Trong đó, Công ty Bim Kiên Giang bị kiểm tra về thuế do không kê khai thuế GTGT, không xuất hoá đơn, xác định thuế phải nộp theo quy định.